Cho vay trung dài hạn theo lãi suất thả nổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 64 - 65)

6. Kết cấu của luận văn:

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng No&PTNT

3.2.2.2. Cho vay trung dài hạn theo lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là lãi suất được thiết kế theo một yếu tố biến động, cộng

thêm một phần bù cố định nào đĩ. Yếu tố biến động cĩ thể là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng bình quân, hoặc lãi suất liên ngân hàng LIBOR, SIBOR… Phần bù cố định tùy thuộc vào mức độ rủi ro của người đi vay (như đã đề cập ở phần 3.2.2.1 ở trên) và tỷ suất lợi nhuận mong đợi của Ngân hàng.

Với tình hình lãi suất biến động theo quan hệ cung – cầu về vốn trên thị

trường tiền tệ, nếu áp dụng lãi suất cho vay cố định, Ngân hàng dễ bị thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra: khi lãi suất tăng, người đi vay thường khơng đồng ý điều chỉnh lãi suất (do lãi suất cho vay đã chốt trong hợp đồng), nhưng người gửi tiền sẽ gây áp lực tăng lãi suất huy động, qua đĩ làm sụt giảm chênh lệch lãi suất; khi lãi suất giảm, tình hình xảy ra ngược lại, tức là lãi suất cho vay buộc phải điều chỉnh giảm

đối với người đi vay, nhưng khơng thể điều chỉnh được lãi suất huy động cho tiền

gửi hiện hữu, và tác động cuối cùng cũng là sụt giảm chênh lệch lãi suất. Mặc khác, do chênh lệch về thời gian đáo hạn bình quân (Duration) của tài sản và nguồn vốn (thời gian đáo hạn bình quân của nguồn vốn thường ngắn hơn so với tài sản, do tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng áp đảo), nên khi lãi suất biến động thì giá trị của tài sản sẽ biến động mạnh hơn giá trị của nguồn vốn, làm Ngân hàng dễ mất vốn tự cĩ.

Các phép tính tài chính cho thấy, các khoản vốn cĩ lãi suất thả nổi thường ít biến động về mặt giá trị khi lãi suất thay đổi. Do đĩ, để tránh rủi ro lãi suất, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cần thường xuyên áp dụng lãi suất thả nổi trong các khoản vay trung dài hạn, vốn chịu ảnh hưởng mạnh của biến động lãi suất. Trong

thời gian qua các hợp đồng cho vay trung – dài hạn của Ngân hàng thường được điều chỉnh mỗi năm 01 (một) lần như vậy là khá dài. Khi thị trường cĩ những biến động bất thường thì thời gian điều chỉnh mỗi năm 01 lần sẽ khơng theo kịp diễn

biến thị trường (giai đoạn từ đầu năm 2008 đến nay là một minh chứng rõ nét). Do vậy nên chăng với những hợp đồng cho vay trung – dài hạn Ngân hàng nên thoả thuận với khách hàng điều chỉnh lãi suất hàng quý, hàng 6 tháng thậm chí

cĩ thể hàng tháng, lãi suất điều chỉnh căn cứ theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước cơng bố hoặc theo lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả sau bình quân các ngân hàng (thường lấy hệ thống Ngân hàng Quốc doanh và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam) và cộng thêm phần lãi suất bù rủi ro, cịn đối với đơ la Mỹ cĩ thể áp

dụng lãi suất SIBOR, LIBOR cộng thêm phần lãi suất bù rủi ro kỳ hạn 3 tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)