Thiết lập cơ chế giá sàn đối với những nơng sản chủ yếu, cĩ ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 72 - 74)

6. Kết cấu của luận văn:

3.3. Các đề xuất về mặt vĩ mơ

3.3.2. Thiết lập cơ chế giá sàn đối với những nơng sản chủ yếu, cĩ ảnh

hưởng đến hoạt động kinh tế của đa số nơng dân

Quyết định 80/2002/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày

24/06/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hố thơng qua hợp

đã đi vào cuộc sống được hơn 6 năm và đạt được những thành quả bước đầu trong

sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm làm nản lịng doanh nghiệp và nhà sản xuất là tình trạng bội ước – hợp đồng tiêu thụ nơng sản bị phá vỡ khi giá cả thị trường cĩ biến động: khi giá lên thì nhà nơng bán sản phẩm cho đối tượng khác, doanh nghiệp thiếu nguyên liệu chế biến; khi giá xuống thì doanh nghiệp quay lưng, bỏ mặc nhà sản xuất xoay sở với nơng sản tồn kho.

Một thực tế rõ rệt là đối tượng hàng hố trong hợp đồng lại là nơng sản, vốn cĩ mức độ biến động giá cả rất mạnh, đặc biệt trong thập niên vừa qua, khi nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Một số mặt hàng nơng sản như cà phê, gạo, cao su, hồ tiêu… cĩ giá cả biến động hàng ngày, thậm chí hàng giờ theo nhịp biến động của giá cả quốc tế.

Như đã đề cập ở phần 3.3.1 ở trên, những nơng sản chủ yếu là đầu ra của

hoạt động kinh tế của hàng triệu nơng hộ; những giai đoạn giá thế giới sụt giảm

mạnh là hàng loạt nơng hộ lâm vào cảnh nợ nần, thậm chí mất khả năng chi trả. Đối với các nước đã phát triển, để định hướng sản lượng và đảm bảo an ninh lương lực, cũng như ổn định các điều kiện kinh tế - xã hội ở nơng thơn, Chính phủ thường

xuyên sử dụng các cơng cụ trợ nơng như hỗ trợ bỏ hoang đồng ruộng (khi sản lượng và tồn kho thành phẩm tăng cao, vượt quá khả năng tiêu thụ của thị trường), hoặc áp dụng cơ chế giá sàn thu mua nơng sản.

Ở Việt Nam, khi mà hoạt động sản xuất nơng nghiệp cịn là hoạt động kinh tế

chủ yếu của hơn 50% lực lượng lao động và khả năng hạn hẹp của Ngân sách Nhà nước, thì khơng thể áp dụng biện pháp bỏ hoang đồng ruộng. Thay vào đĩ, giải pháp giá sàn là một biện pháp mang tính khả thi.

Giải pháp này được áp dụng những khi giá cả biến động bất lợi, xuống thấp hơn giá thành sản xuất trong phạm vi tồn bộ nền kinh tế thì Nhà nước phải vào cuộc với tư cách là người ổn định giá cả, bằng cách đưa ra giá sàn và cam kết thu

mua tồn bộ nơng sản của nơng dân theo giá này. Giá sàn này nhằm đảm bảo lợi

nhuận bình quân cho nhà sản xuất, tức là đủ trang trải các chi phí nguyên vật liệu như giống vật nuơi, giống cây trồng, phân bĩn, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực

vật, thuốc thú y, chi phí các dịch vụ thuê ngồi khác và trả cơng lao động gia đình theo mức giá đảm bảo tái sản xuất sức lao động.

Người thực hiện cơ chế này cĩ thể là các cơ quan chức năng như quỹ bình ổn giá cả, quỹ dự trữ quốc gia hoặc Nhà nước cĩ thể ủy quyền cho một số doanh

nghiệp cĩ hệ thống kho chứa, cĩ thị trường tiêu thụ đứng ra thực hiện việc thu mua theo giá sàn, và được Nhà nước thanh tốn phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ và giá sàn, đảm bảo lợi nhuận bình qn.

Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước được ủy nhiệm sẽ thường xuyên cơng bố giá sàn cho các nơng sản chủ yếu theo từng niên vụ, trong đĩ giá sàn phải chứa

đựng chi phí các yếu tố sản xuất cĩ tính tốn biến động giá cả trong kỳ, đồng thời đảm bảo nhà sản xuất nơng nghiệp cĩ được lợi nhuận bình quân.

Bên cạnh đĩ, cần chọn lựa các doanh nghiệp đủ năng lực để thực hiện việc

thu mua tạm trữ theo cơ chế giá sàn, và cơng bố danh sách này một cách rộng rãi. Khi giá cả nơng sản chuyển biến tích cực, chính phủ sẽ thực hiện việc bán lại các nguồn dự trữ theo giá sàn; phần lợi nhuận (nếu cĩ) sẽ bù đắp vốn Ngân sách Nhà nước bỏ ra để mua theo giá sàn trước đĩ.

Việc thực hiện biện pháp này mặc dù là biện pháp bị cấm trong cam kết gia nhập WTO, nhưng nếu tính tốn khéo thì vẫn nằm trong mức hỗ trợ gộp dành cho các nước đang phát triển (Tổng AMS – Aggregate Measurement of Support –

khơng quá 10% sản lượng nơng nghiệp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)