Các chỉ tiêu về bảo đảm an tồn trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 46 - 53)

6. Kết cấu của luận văn:

2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam

2.3.2.1. Các chỉ tiêu về bảo đảm an tồn trong hoạt động tín dụng

Phân tích cụ thể tình hình chấp hành các quy định Nhà nước tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam như sau:

Bảng biểu 2.7: Bảng số liệu tương quan giữa huy động và cho vay:

Đơn vị tính: tỷ đồng, phần trăm

STT Cơ cấu Cách tính 2002 2003 2004 2005 2006 2007 30/6/2008

I Tiền gửi của khách hàng 82.629 114.452 148.390 181.388 225.481 269.944 276.592 1 Không kỳ hạn 29.732 34.216 44.096 50.600 56.714 61.377 78.086 2 Kỳ hạn dưới 12 tháng 24.958 38.804 50.434 56.721 62.882 66.490 84.593 3 Kỳ hạn trên 12 tháng 27.939 41.432 53.860 74.067 105.885 142.077 113.913 II Dư nợ 79.364 114.899 142.294 161.106 186.330 242.180 252.271 1 Ngắn hạn 44.526 66.096 79.516 90.847 106.274 145.995 151.422 2 Trung - dài hạn 79.364 114.899 142.294 161.106 186.330 242.180 252.271 III CL huy động và dư nợ vay trung dài hạn I.3 - II.2 (6.899) (7.371) (8.918) 3.808 5.829 45.892 13.064 IV Tỷ trọng CL trên vốn huy động ngắn hạn III/(I.1 + I.2) -13% -10% -9% 4% 22% 36% 8%

“Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Việt

Nam từ năm 2002 đến 30/06/2008” [13]

Chỉ xem xét cho vay nền kinh tế, khơng xem xét cho vay theo hình thức ủy thác và đầu tư vốn.

Qua bảng tổng hợp cho thấy vào các năm 2002, năm 2003 và năm 2004 thì dư nợ vay trung – dài hạn đã vượt mức huy động trung – dài hạn, điều này đồng

nghĩa với việc Ngân hàng sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho vay trung – dài hạn. Tỷ lệ giữa phần nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho trung dài hạn trên tổng nguồn vốn ngắn hạn lần lượt là 13%, 10% và 9%. Việc tài trợ này tiềm ẩn

nhiều rủi ro về tính thanh khoản cho Ngân hàng nếu việc sắp xếp nguồn vốn (đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn) khơng được trơn tru như kế hoạch, lập tức sẽ làm xấu khả năng thanh khoản của Ngân hàng vì Ngân hàng đã mất một khoản tiền ngắn hạn dùng cho thanh khoản, khoản này đã tài trợ cho trung – dài hạn nên khơng thể thu về ngay. Tuy nhiên, mức vượt này vẫn này trong khung được phép (tối đa 40%)

theo quy định pháp luật tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN5 ngày 19/04/2005

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”.

Giai đoạn từ năm 2005 đến nay tình hình này đã được khắc phục một cách

triệt để, nguồn vốn huy động trung – dài hạn luơn cao hơn phần tài trợ cho vay

trung – dài hạn.

Như vậy, theo khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2002 đến nay Ngân hàng luơn duy trì tỷ lệ cho vay trung dài hạn khơng quá 45%, đang cố gắng đưa về mức 40% và thực hiện việc tài trợ cho vay trung – dài hạn trong khuơn khổ nguồn vốn trung – dài hạn huy động hoặc khơng vượt quá tỷ lệ vốn ngắn hạn tài trợ trung – dài hạn theo quy định của pháp luật.

Bảng biểu 2.8: Tính tốn tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của Ngân hàng

No&PTNT Việt Nam trong năm 2006 và năm 2007:

Đơn vị tính: tỷ đồng, phần trăm

STT Chỉ tiêu Cách tính Năm 2007 Năm 2006

1 Vốn tự cĩ cấp 1 10.548 6.513 2 Bảo lãnh (hệ số 100%) 11.333 7.343 3 Bảo lãnh (hệ số 20%) 11.787 5.372

5 Các khoản cho vay (hệ số 50%) 247.092 186.348 6 Các tài sản cĩ khác (hệ số 100%) 33.650 20.340 7 Tổng tài sản cĩ quy theo hệ số rủi ro 2+3+4+5+6 173.314 124.65 8 Tỷ lệ an tồn vốn 1 : 7 6,09% 5,22%

“Nguồn: Báo cáo kết quả kinh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam năm 2006 và

2007” [13]

Các số liệu trình bày ở mục năm 2006 và 2007 là các số liệu đã điều chỉnh theo hệ số, cách tính = số liệu theo gốc x hệ số.

Ta cĩ bảng tổng hợp tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu như sau:

Bảng biểu 2.9: Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của Ngân hàng No&PTNT Việt

Nam:

Đơn vị tính: phần trăm

Cơ cấu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 KH 2008

Tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu < 4% < 4% < 4,5% 4,5% 5,2% 6,1% 8,0%

“Nguồn: Báo cáo kết quả kinh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam từ năm 2002

đến 30/06/2008 và theo tính tốn như Bảng biểu 2.10” [13]

Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN5 ngày 19/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” thì tỷ lệ an tồn vốn của Ngân hàng ở mức tối thiểu là 8%. Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của Ngân hàng hiện thấp hơn mức quy định. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay, tỷ lệ này dần được nâng cao, từ tỷ lệ thấp hơn 4% sau đĩ tăng dấn qua từng năm và đến cuối năm 2007 tỷ lệ này là 6,1% (theo tính tốn như trên). Kế hoạch cuối năm 2008 Ngân hàng sẽ đạt được mức tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu là 8% như quy định. Tuy nhiên để hồn thành được nhiệm vụ này là hết sức khĩ khăn, hy vọng đến năm 2010 thì tỷ lệ san tồn vốn tối thiểu của Ngân hàng sẽ đạt mức từ 8% trở lên.

Nguyên nhân của thực trạng này là xuất phát điểm quy mơ vốn điều lệ (vốn

điều lệ năm 2001 là 2.288 tỷ đồng) của Ngân hàng thấp, khơng được Chính Phủ cấp

bổ sung vốn đầy đủ, hoạt động thời gian qua của Ngân hàng đem lại hiệu quả thấp

Ngân hàng lại khá lớn dẫn đến các tài sản “Cĩ” được điều chỉnh theo mức độ rủi ro chiếm giá trị rất lớn làm cho tỷ lệ an tồn vốn của Ngân hàng luơn đạt mức thấp. Tuy nhiên, sau giai đoạn được Chính Phủ cấp thêm vốn và tích cực tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn, tỷ lệ này đã dần được cải thiện theo chiều hướng tốt.

2.3.2.2. Các chỉ tiêu tính hiệu quả hoạt động tín dụng

Bảng biểu 2.10: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

No&PTNT Việt Nam giai đoạn 2005 – 30/06/2008.

Đơn vị tính: tỷ đồng, phần trăm

STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 30/06/2008

1 Tổng dư nợ cho vay 161.106 186.330 242.180 252.271

2 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 17.114 22.182 29.031 16.567

3 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (9.285) (13.168) (17.138) (11.994)

4 Thu nhập lãi thuần 7.829 9.014 11.893 4.573

5 Lãi từ hoạt động kinh doanh khác 1.218 1.957 3.955 4.908

6 Tổng thu nhập hoạt động 9.047 10.971 15.848 9.481

7 Tổng chi phí hoạt động (4.677) (5.223) (6.769) (2.541)

Trong đĩ: lương và chi phí nhân viên khác (2.315) (3.676)

8 Lợi nhuận thuần HĐ trước CP DPRR TD 4.370 5.748 9.079 6.940

9 Chi phí dự phịng Rủi Ro Tín Dụng (CPDPRRTD) (3.827) (4.500) (6.782) (2.306)

10 Tổng lợi nhuận trước thuế 543 1.249 2.297 4.635

11 Chi phí thuế TNDN hiện hành (81) (347) (640) (114)

12 Lợi nhuận sau thuế 462 902 1.657 4.521

13 Vốn chủ sở hữu 9.608 10.380 15.343 20.729

14 Tổng tài sản 201.918 246.530 326.897 348.807

15 Lãi dự thu 1.741 2.590 3.626 2.315

16 Thu lãi / Dư nợ 10,62% 11,90% 11,99% 6,57%

17 Tỷ trọng thu lãi thuần / Tổng thu nhập hoạt

động 86,54% 82,16% 75,04% 48,23%

18 Lãi dự thu / Thu nhập lãi 10,17% 11,68% 12,49% 13,97%

19 Trích dự phịng thuần / Dư nợ 2,38% 2,41% 2,80% 0,91%

20 ROE 4,81% 8,69% 10,80% 21,81%

21 ROA 0,23% 0,37% 0,51% 1,30%

“Nguồn: Chỉ tiêu từ 1 – 15 lấy từ Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam 2006 - 2007 (được kiểm tốn bởi Cơng ty Kiểm tốn Ernst & Young),

Báo cáo tài chính của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam năm 2006, với số liệu năm 2005

được kiểm tốn bởi Cơng ty Price Water House Coopers, Báo cáo tài chính Quý II/2008

chưa kiểm tốn. Chỉ tiêu từ 16 – 21 là tính tốn của tác giả” [11, 13]

Thu nhập lãi thuần (Thu lãi – Chi trả lãi) luơn dương, tỷ lệ tăng của năm 2006 so với năm 2005 là 15,1% và năm 2007 so với năm 2006 là 31,9%. Nếu so sánh với tốc độ tăng tổng dư nợ trong cùng thời gian tính tốn tương ứng là 15,7% và 30%, thu nhập lãi thuần cĩ xu hướng tăng tương đồng với tổng dư nợ. Luận cứ

này cịn được minh họa bằng tỷ lệ Thu lãi/ Tổng dư nợ luơn ở mức xấp xỉ trên dưới 11%/năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2008 thu nhập lãi thuần là 4.573 tỷ đồng, bằng

38,5% so với năm 2007, đây khơng phải là khoản giảm trong thu nhập lãi thuần mà do tính chất hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cĩ những khoản thu lãi và các

khoản thu nhập tương tự tập trung vào cuối năm và cuối năm là giai đoạn nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng cao nên dư nợ tín dụng tăng nhanh hơn so với thời gian

đầu năm dẫn đến thu lãi thuần cũng tăng.

Tỷ trọng Thu lãi thuần trên tổng thu nhập hoạt động cĩ xu hướng giảm dần: nếu tỷ lệ này ở năm 2005 là 86,54%, sang năm 2006 là 82,16% thì ở năm 2007 tỷ lệ này chỉ cịn 75,04%. Điều này cho thấy Ngân hàng đã cĩ nỗ lực trong đa dạng hố các nguồn thu nhập, tuy nhiên tổng thu nhập hoạt động vẫn cịn lệ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động tín dụng. Thu nhập từ cho vay chiếm trên ¾ thu nhập hoạt động của Ngân hàng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng đĩng vai trị quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng. Đến tháng 6/2008 tỷ

lệ này là 48,23% nguyên nhân là do tính chất thời vụ trong hoạt động tín dụng như

đã trình bày ở trên.

Chính vì sự phụ thuộc lớn của hiệu quả hoạt động Ngân hàng vào hoạt động tín dụng, ta cĩ thể lấy các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận như ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) hoặc ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản) để đo lường

hiệu quả hoạt động tín dụng (bởi mức độ tương quan lên đến hơn 75%). Số liệu cho thấy, tốc độ tăng trưởng ROA tương đối bền vững, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 49,2%/năm trong giai đoạn 2005 – 2007, nếu tính cho cả Q II/2008 thì mức

tăng là 84,7%, cao hơn tốc độ tăng thu nhập lãi thuần và tốc độ tăng tổng dư nợ; cịn ROE tăng hơn gấp đơi trong cùng giai đoạn (từ 4,81% ở năm 2005 lên đến 10,80% trong năm 2007), nếu tính cả Q II/2008 thì mức tăng hơn 4,5 lần (từ 4,81% năm 2005 lên 21,81% tại Quý II/2008), đạt tốc độ tăng bình quân là 69,0%/năm. Nguyên nhân là do mức tăng lợi nhuận sau thuế nhanh hơn mức tăng Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu, điều này thể hiện hoạt động kinh doanh nĩi chung và hoạt động tín

dụng nĩi riêng ngày càng hiệu quả hơn.

Mặc dù ROE năm 2007 là 10,80%, thấp hơn nhiều so với số liệu tương ứng của các ngân hàng thương mại cổ phần lớn trong cùng kỳ (NHTM cổ phần Á Châu là 32%, NHTM CP Sài Gịn Thương Tín là 28%…), nhưng nếu xét về số lợi nhuận trước thuế tuyệt đối (vì các ngân hàng trên đang được hưởng thuế suất TNDN ưu đãi dành cho các cơng ty niêm yết) và hiệu quả tín dụng các khoản cho vay đối

tượng chính sách và cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ (cĩ tỷ suất lợi nhuận tương

đối thấp) thì thành tích trên là rất đáng trân trọng.

2.3.2.3. Rủi ro hoạt động tín dụng

Mặc dù hoạt động tín dụng đem lại một số hiệu quả nhất định nhưng nếu

phân tích kỹ hơn về mặt số liệu ở Bảng 2.10, ta thấy cĩ một số cảnh báo về chất

lượng tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Chẳng hạn, số liệu về tỷ lệ Lãi dự thu/ Tổng thu lãi cho thấy hiệu quả thu hồi lãi vay đang cĩ xu hướng sụt giảm: nếu năm 2005, tỷ lệ này ở mức 10,17%, thì năm 2006 và năm 2007 số liệu này lần lượt là 11,68% và 12,49%. Điều này địi hỏi Ngân hàng phải cĩ chính sách thu lãi tích cực hơn trong thời gian tới.

Tỷ lệ Trích dự phịng thuần/ Tổng dư nợ cho thấy chất lượng dư nợ của Ngân hàng ở mức khả quan: số liệu của năm 2005 là 2,38%, năm 2006 là 2,41% và năm 2007 là 2,80%. Điều này cho thấy chất lượng của dư nợ tín dụng ở mức cao, và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng với sự phụ thuộc cao của tổng dư nợ vào đối tượng khách hàng là hộ gia đình (55,5% tổng dư nợ) và doanh nghiệp vừa và nhỏ (36,3%), mà hoạt động kinh tế chính của hai nhĩm đối tượng này là sản xuất – kinh doanh nơng nghiệp – thuỷ sản – lâm nghiệp, vốn phụ thuộc nhiều vào

biến động của thời tiết – khí hậu và giá cả nơng sản thơ trên thị trường quốc tế, thì hiệu quả kinh doanh của khách hàng sẽ gây tác động rất mạnh đến khả năng thu hồi nợ gốc và lãi cho vay của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam

1.876 2,4% 1.679 1,5% 2.472 1,7% 3.690 2,3% 3.503 1,9% 4.589 1,9% 9.813 3,9% - 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 10.000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 30/06/2008 ĐVT: tỷ đồng, %

Nợ xấu của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam

Nợ xấu Tỷ trọng trên tổng dư nợ

“Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Ngân hàng No&PTNT

Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2007 cĩ kiểm tốn, Báo cáo kết quả kinh doanh Quý II/2008 chưa được kiểm tốn” [13]

Biểu đồ 2.7 cho thấy, bình quân trong giai đoạn 2002 – 2007, nợ xấu chiếm

tỷ trọng từ 1,5% - 2,4% tổng dư nợ cho vay. Đến cuối Quý II/2008 tỷ trọng nợ xấu tăng đột biến lên 3,9%, số tuyệt đối là 9.813 tỷ đồng, nguyên nhân là giai đoạn đầu năm 2008 do tình hình kinh tế suy thối, thị trường bất động sản đĩng băng, thị

trường chứng khốn liên tục giảm, lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khĩ khăn nên tình hình thanh tốn nợ vay của khách hàng khơng được tốt dẫn

đến nhiều khách hàng khơng thể trả nợ đúng hạn làm phát sinh nợ xấu. Kế hoạch

năm 2008 Ngân hàng kiểm sốt nợ xấu dưới 7% (theo Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh 6 tháng đầu năm 2008 của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam). Bảng

2.10 kết hợp với Biểu đồ 2.7 cĩ thể cho ta rút ra hai luận cứ quan trọng:

- Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam hồn tồn nằm trong mức hiện hành do Ngân hàng Nhà nước quy định (3%), tuy nhiên trong thời gian tới, tùy theo mức độ quản lý rủi ro tín dụng đối với nơng nghiệp – nơng thơn, và

thực tế kinh doanh nhĩm ngành nĩi trên của khác hàng vay vốn tại hệ thống Ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu này cĩ khả năng biến động lớn, và việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng;

- Mức trích dự phịng rủi ro tín dụng thuần cho 2 năm 2005 và 2006 (lần lượt là 4.981 và 4.500 tỷ đồng), năm 2007 tăng lên là 6.782 tỷ đồng hồn tồn cĩ thể

dùng để xố tồn bộ nợ xấu về mặt sổ sách (write – off) và các khoản nợ xấu được xố trước định kỳ báo cáo nên khơng cĩ trong sổ sách, khi số liệu về nợ xấu cho các năm tương ứng lần lượt là 3.690 tỷ đồng, 3.503 tỷ đồng và 4.589 tỷ đồng. Đây là

những khoản nợ xấu cho vay đầu tư phát triển các ngành kinh tế trọng điểm theo chỉ

đạo của Chính Phủ như: ngành mía đường, ngành sắt thép và cho vay phục vụ mục

tiêu kinh tế xã hội: cho vay khắc phục bảo lụt, cho vay khu vực miền núi…

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế Giới (WB), các tổ chức tín nhiệm nước

ngồi và của các chuyên gia kinh tế Việt Nam thì tỷ lệ nợ xấu báo cáo của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam khơng phản ánh hết thực trạng nợ khĩ địi, nợ cĩ khả năng mất vốn trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Nếu đánh giá đúng và đủ thì tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng phải cao hơn nhiều số liệu báo cáo, cĩ thể lên đến 10%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)