6. Kết cấu của luận văn:
3.3. Các đề xuất về mặt vĩ mơ
3.3.1. Lập quỹ bảo hiểm hoạt động sản xuất nơng nghiệp
Hoạt động sản xuất nơng nghiệp là quản lý các quá trình sinh học, diễn ra
trên diện rộng, do đĩ chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố khí hậu, thời tiết. Thiên tai xảy ra thường khĩ dự báo trước, nhưng lại gây tác hại rất lớn trên năng suất và sản lượng nơng sản. Ngồi ra, do tập quán sản xuất manh mún và ít tiếp thu các quy trình sản xuất sạch như quản lý dịch bệnh tổng hợp (IPM), quy trình sản xuất an tồn (GAP) của hộ nơng dân, tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp và cũng gây tác
động tiêu cực đến năng suất và sản lượng.
Ngồi tác động từ phía thiên tai, dịch bệnh, đầu ra của sản phẩm nơng nghiệp lại cĩ tương quan chặt chẽ với biến động giá thế giới, do Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Tuy nhiên, do đặc tính khĩ bảo quản, lưu giữ, nên khi cĩ biến động về sản lượng thì giá nơng sản cĩ biến động rất lớn. Điều này tạo ra điệp khúc “được mùa – mất giá, được giá – mất mùa”.
Ngồi tác động của thiên tai, dịch bệnh và biến động giá nơng sản, nền nơng nghiệp Việt Nam cịn tồn tại mâu thuẫn giữa quy mơ sản xuất manh mún của hộ gia
đình và yêu cầu nguyên liệu đồng đều về chất lượng với số lượng lớn của nhà chế
biến. Chính vì thế, thời gian qua bộ phận thương lái, là những trung gian thu gom nơng sản với chất lượng khác nhau từ hộ gia đình, phân loại và tập trung quy mơ để thoả mãn yêu cầu của nhà chế biến. Tuy nhiên, khĩ mà kiểm sốt được phần lợi nhuận của khâu trung gian này, nhiều lúc, lợi nhuận trung gian vượt quá lợi nhuận của hộ nơng dân. Điều này đẩy người nơng dân vào thế bị ép giá.
Những nguyên nhân trên cho thấy, hoạt động sản xuất nơng nghiệp ở Việt
Nam nhìn chung là cĩ rủi ro lớn về giá bán, về sản lượng và về chất lượng, nhưng lại cĩ lợi nhuận tuyệt đối thấp trên quy mơ diện tích canh tác nhỏ lẻ. Đĩ là lý do vì sao mà trong nhiều năm, Chính phủ đã thực hiện nhiều địn bẩy tài chính (thuế, tín dụng, đất đai…) để kích thích đầu tư vào ngành nơng nghiệp, nhưng chưa nhận được sự hưởng ứng tương xứng từ phía nhà đầu tư trong và ngồi nước.
Nhưng hoạt động sản xuất nơng nghiệp lại là hoạt động kinh tế chủ yếu của 55% lực lượng lao động tồn quốc và mang lại thu nhập cho hơn 12 triệu hộ nơng dân. Nếu khơng cải thiện thu nhập cho nơng dân thì khơng thể nĩi đến phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.
Để hoạt động tín dụng cĩ thể triển khai mạnh mẽ ở khu vực nơng nghiệp,
nơng thơn, cần thiết phải cĩ hỗ trợ từ phía Chính phủ trong việc thiết lập quỹ bảo hiểm sản xuất nơng nghiệp, nhằm chia sẻ bớt một phần rủi ro với các ngân hàng thương mại.
Quỹ bảo hiểm sản xuất nơng nghiệp là một tổ chức tài chính Nhà nước, khơng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, cung ứng dịch vụ bảo hiểm đối với các hoạt
động sản xuất nơng nghiệp cĩ ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân. Trước mắt
quỹ sẽ tập trung bảo hiểm cho sản xuất lúa, dần dần sẽ triển khai dịch vụ tương tự cho các ngành nơng nghiệp khác như trồng trọt cà phê, nuơi cá da trơn, nuơi tơm sú…
Nội dung bảo hiểm bao gồm các rủi ro về mặt mơi trường – khí hậu, như thiên tai, dịch bệnh. Quỹ khơng bảo hiểm cho rủi ro giá cả nơng sản, vì rủi ro giá phát sinh do cân bằng cung cầu trên phạm vi tồn cầu, và khơng thể sử dụng nguyên tắc bảo hiểm lấy số đơng bù số ít. Khi sự cố xảy ra, tùy theo mức độ thiệt hại của
nhà sản xuất, bảo hiểm sẽ chi trả theo các mức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Để đảm bảo hoạt động của Quỹ cĩ thể bù đắp chi phí, mọi hồ sơ vay vốn
ngân hàng cĩ liên quan đến sản xuất nơng nghiệp phải mua bảo hiểm của Quỹ.
Đồng thời, mức phí bảo hiểm của Quỹ phải được xây dựng linh hoạt theo vùng sinh
thái, theo trình độ sản xuất, quy mơ sản xuất của người mua bảo hiểm.