Sự phát triển IPO trong thời gian sắp tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tại việt nam (Trang 65 - 67)

HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU RA CƠNG CHÚNG LẦN ĐẦU

3.1 Sự phát triển IPO trong thời gian sắp tớ

Sự phát triển của hoạt động IPO gắn với sự phát triển của thị trường chứng khốn, mà thị trường chứng khốn lại chịu tác động của thị trường tài chính, do đĩ, các biến động của thị trường tài chính trong thời gian qua cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động IPO của các doanh nghiệp. Trong thời gian từ cuối năm 2008 đến đầu 2009, IPO trầm lắng và hầu như khơng cĩ doanh nghiệp nào muốn IPO trong thời điểm này. Xuất phát từ cuộc khủng khoảng tài chính tồn cầu khởi nguồn từ Mỹ, mặc dù mức độ hội nhập cịn thấp nhưng thị trường tài chính Việt Nam cũng khơng tránh khỏi bị ảnh hưởng đáng kể từ các tác động của thị trường tài chính thế giới. Để giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tồn cầu với hệ thống tài chính Việt Nam và đảm bảo cho thị trường phát triển ổn định và bền vững thì Chính phủ Việt Nam đang tiến hành thực hiện đồng bộ các giải pháp trên nhiều mặt của thị trường tài chính. Trong đĩ, giải pháp trước mắt đối với thị trường chứng khốn Việt Nam cần phải thực hiện là chất lượng hĩa các hàng hĩa trên thị trường chứng khốn, bằng cách xử lý các cơng ty, doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp nhà nước kể cả doanh nghiệp đã niêm yết thua lỗ như hợp nhất, giải thể, phá sản để tránh tác động xấu đến thị trường, lành mạnh hĩa các tổ chức kinh doanh chứng khốn và tăng cường cơng tác giám sát, thanh tra, xử phạt để bảo vệ nhà đầu tư. Theo đĩ, tiếp tục đẩy mạnh chương trình cổ phần hĩa các doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp lại các khu vực kinh tế nhà nước như thực hiện việc bán tiếp phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước khơng cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc khơng cần nắm giữ cổ phần. Đồng thời khuyến khích

các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi chuyển sang hình thức cơng ty cổ phần và niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Thực hiện các giải pháp này, thị trường chứng khốn Việt Nam cĩ thể đạt được các mục tiêu như sau:

Thứ nhất là việc sắp xếp lại cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước sẽ giúp Nhà

nước cĩ quyết định ngay từ ban đầu cĩ cần nắm giữ cổ phần hay khơng, sẽ giúp chủ trương cổ phần hĩa doanh nghiệp nhà nước được tiến hành nhanh chĩng và kịp tiến độ.

Thứ hai là khi xử lý các doanh nghiệp thua lỗ sẽ tránh được khi IPO sẽ cung

cấp những hàng hĩa kém chất lượng cho thị trường chứng khốn.

Thứ ba là khi khuyến khích các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi tham

gia giao dịch trên thị trường chứng khốn Việt Nam sẽ tạo được mơi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.

Thứ tư là việc thực hiện các biện pháp xử phạt đối với doanh nghiệp, tổ chức

chứng khốn cơng bố thơng tin khơng chính xác sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Đảm bảo được các mục tiêu trên thì thị trường chứng khốn Việt Nam sẽ sơi động trở lại và hoạt động IPO từ năm 2009 sẽ khởi sắc và phát triển ổn định, giúp Nhà nước thực hiện tốt lộ trình như đã cam kết khi gia nhập WTO. Hơn nữa, khi xem xét trong thời điểm năm 2008, cĩ thể nhận thấy lãi suất ngân hàng cho vay rất cao nên dù nhà đầu tư cĩ muốn tham gia cũng khơng cĩ đủ năng lực tài chính. Trong thời gian tới, khi lãi suất ngân hàng mềm hơn, dịng vốn chảy vào thị trường chứng khốn nhiều hơn, đấu giá cổ phần sẽ được hỗ trợ. Ngồi ra, thực tế các đợt IPO diễn ra trong thời gian đầu năm 2009 gặp thất bại, một phần là do thiếu vắng các doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh để thu hút nhà đầu tư. Sắp tới cịn các “đại gia” chưa tiến hành IPO như tập đồn bưu chính viễn thơng, tập đồn dệt may,… sẽ hứa hẹn một sự IPO phát triển hơn cĩ thể tác động tích cực đến thị trường chứng khốn Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tại việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)