1.3 Kinh nghiệm về tổ chức sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tại một số nước
1.3.3.1 Nhận xét về sàn giao dịch quyền chọn Chicago và Tokyo
Sàn giao dịch quyền chọn Chicago
Sàn giao dịch quyền chọn Chicago khi mới thành lập năm 1973 và cho đến năm 1983 chỉ thực hiện giao dịch quyền chọn cổ phiếu, với 16 cổ phiếu cơ sở. Đồng thời, trong giai đoạn đầu để hạn chế rủi ro trong thanh toán và phù hợp với khả năng kiểm soát thanh toán bù trừ ban đầu của các tổ chức quản lý thì chỉ cho áp dụng quyền chọn mua, sau 4 năm hoạt động chính thức mới áp dụng quyền chọn bán, và sau 10 năm mới bắt đầu chính thức triển khai áp dụng quyền chọn chỉ số.
Mọi giao dịch, thanh toán đều được thực hiện qua cơng ty thanh tốn bù trừ - là một cơng ty độc lập giúp cho việc kiểm sốt dễ dàng và thuận lợi hơn. Do đó, cơ
chế giám sát và mơ hình quản lý của CBOE rất tự do, linh động, quy chế thành viên
được hình thành theo hình thức đăng ký dân chủ. Để cơng ty thanh tốn bù trừ có
thể liên kết được với các CTCK và với sàn giao dịch quyền chọn một cách nhịp
nhàng và hiệu quả như vậy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như công nghệ thông tin
đóng góp vai trị nhất định.
Vai trị của nhà tạo lập thị trường được xem là thành viên chính thức và hợp
pháp của sàn giao dịch. Nhà tạo lập thị trường thường là các tổ chức tài chính lớn hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ theo các quy định thành viên của Ủy ban chứng khoán và Cục dự trữ liên bang, giúp cho thị trường luôn đạt trạng thái cân bằng và
ổn định.
Sàn giao dịch quyền chọn Tokyo
Cơ cấu tổ chức, điều hành của sàn giao dịch quyền chọn được thiết lập chặt
chẽ đảm bảo mọi giao dịch được thực hiện nhanh chóng, an tồn và tn thủ theo
luật định.
Cách xác định giá giao dịch, một là xác định giá đóng cửa, giá mở cửa từ đó
tìm ra mức giá giao dịch hợp lý nhất, hai là theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian thực hiện.
Kiểu hợp đồng quyền chọn theo kiểu Châu Âu, nghĩa là mọi giao dịch chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn.
Áp dụng triển khai quyền chọn chỉ số trước khi giao dịch quyền chọn cổ phiếu các CTNY.
Tách bạch 03 sàn giao dịch :sàn hạng nhất dành cho cổ phiếu các công ty lớn,
sàn hạng hai dành cho các công ty nhỏ hơn, sàn hạng ba dành cho cổ phiếu tăng
trưởng và mới nổi của các công ty mới trong và ngồi nước.
Khơng có một cơng ty thanh tốn bù trừ riêng lẻ, TSE đóng vai trị là trung tâm thanh toán cả tiền và chứng khoán cho khách hàng.
1.3.3.2 Bài học kinh nghiệm cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Trên cơ sở tham khảo hoạt động tổ chức và cơ chế hoạt động của sàn giao
dịch quyền chọn Chicago và Tokyo, cho thấy mỗi sàn giao dịch có cơ cấu tổ chức và cách thức giao dịch khác nhau tùy theo tình hình phát triển kinh tế và thị trường của mỗi nước. Tuy nhiên, cách thức triển khai và quản lý thị trường cũng có những
điểm chung nhất định. Vì vậy, để triển khai hoạt động giao dịch quyền chọn chứng
khoán trên TTCK Việt Nam cần chú ý các vấn đề sau:
Hệ thống giám sát quản lý
Hoạt động giám sát được thực hiện theo mơ hình 2 cấp, bao gồm cấp giám sát do UBCKNN thực hiện và cấp giám sát do tổ chức tự quản thực hiện như SDGCK, TTLKCK. Thứ nhất, giám sát tuân thủ bao gồm: chế độ công bố thông tin, tuân thủ các quy định giao dịch và các quy định ký quỹ; thứ hai, giám sát thị trường bao
gồm: giám sát giao dịch mua bán trên thị trường để phát hiện những hành vi vi
phạm nhằm thao túng thị trường.
Ngoài ra, trong cơ chế giao dịch, vận hành thị trường thì mọi giao dịch bù trừ, thanh tốn nên được tập trung ở trung tâm thanh toán nhằm giúp cho việc kiểm soát thanh toán thuận lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam chưa đủ tiềm lực
để có thể thành lập riêng một cơng ty thanh tốn bù trừ như Mỹ, nên có thể áp dụng
theo mơ hình của Nhật là, sàn HOSE hoặc HNX đứng ra với vai trò là trung gian thanh toán tiền hoặc chứng khoán cho NĐT, hoạt động dưới sự giám sát của
UBCKNN.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin
Quyền chọn chứng khốn có phương thức giao dịch khá đặc biệt và phức tạp, với sự tham gia của nhiều bên như: người mua, người bán, nhà môi giới, CTCK, công ty thanh tốn, trung tâm lưu ký…Do đó, cần xây dựng hệ thống cơng nghệ thơng tin tương thích với sự phát triển hoạt động của Sàn giao dịch quyền chọn.
Cơ sở hạ tầng công nghệ phải nâng cấp và hồn thiện hơn nữa, khi đó mới có thể thực hiện các giao dịch tự động, kết nối giữa các CTCK, tổ chức tài chính với sàn giao dịch và với NĐT được nhanh chóng và kịp thời.
Nâng cao năng lực đội ngũ tư vấn
Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, nâng cấp hệ thống trang thiết bị, công
nghệ thông tin của các CTCK, để có thể vừa đảm nhận vai trị nhà mơi giới của
NĐT quyền chọn, vừa đóng vai trị là nhà tạo lập thị trường.
Trong giới hạn chức năng của mình, các CTCK có thể tự kinh doanh quyền chọn nhằm tạo ra nguồn cung cầu quyền chọn cho thị trường thêm phong phú đa dạng, tạo thêm thu nhập cho các CTCK, đây cũng là cách phòng ngừa rủi ro cho danh mục tự kinh doanh chứng khốn của các cơng ty này.
Chứng khoán cơ sở và chi tiết hợp đồng quyền chọn chứng khoán
Loại quyền chọn : TTCK Việt Nam mặc dù đã hình thành và phát triển được
10 năm, nhưng vẫn còn một số rủi ro nhất định, giá cả trên thị trường vẫn lên xuống thất thường chưa phản ánh đúng quan hệ cung cầu, do đó ứng dụng công cụ phái sinh mà cụ thể là quyền chọn trong việc quản trị rủi ro là cần thiết. Tuy nhiên, khi
ứng dụng quyền chọn vào TTCK chỉ nên bắt đầu với quyền chọn cổ phiếu.
Quy mô hợp đồng: TTCK Việt Nam đa phần là các NĐT cá nhân nhỏ lẻ, do
đó nếu chuẩn hóa một hợp đồng giao dịch quyền chọn là 100 cổ phiếu như Mỹ sẽ
gây khó khăn cho NĐT, do đó chỉ nên giới hạn ở 10 cổ phiếu cho một hợp đồng
quyền chọn.
Kiểu thực hiện quyền: nên áp dụng giống Sàn giao dịch Tokyo, đó là theo kiểu
Châu Âu, theo đó hợp đồng quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn, nhằm phòng tránh rủi ro cho tổ chức phát hành quyền chọn.
Giá thực hiện: dựa trên cơ sở thị giá cổ phiếu, biên độ dao động giá, đơn vị
giao dịch, các loại lệnh giao dịch sao cho phù hợp với tình hình thực tế TTCK Việt Nam.
Vị thế và số lượng hợp đồng được phát hành: phải quy định số lượng hợp
đồng quyền chọn tối đa mà một NĐT cá nhân hoặc một tổ chức trong nước cũng
như nước ngoài được phép nắm giữ, nhằm tránh tình trạng thao túng làm lũng đoạn cả thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thị trường chứng khoán phái sinh, mà cụ thể là quyền chọn chứng khốn, đã hình thành và phát triển ở các nước trên thế giới được một thời gian khá dài. Nhưng
ở Việt Nam, đến thời điểm hiện nay, thị trường quyền chọn chứng khốn vẫn chưa được hình thành, vẫn cịn là một khái niệm khá mới mẻ đối với các NĐT. Do đó,
việc nghiên cứu các sàn giao dịch quyền chọn trên thế giới – cụ thể là sàn giao dịch quyền chọn Chicago (Mỹ) và Tokyo (Nhật) – để học hỏi kinh nghiệm và vận dụng vào TTCK Việt Nam là điều kiện cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Đối với TTCK Việt Nam, việc vận dụng công cụ quyền chọn sẽ tạo ra nhiều lợi ích
thiết thực như : quản lý rủi ro biến động giá, tính thanh khoản được cải thiện, từ đó tạo tâm lý an tâm cho NĐT nhằm thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong bộ phận dân chúng, góp phần làm cho TTCK phát triển ngày càng bền vững, hội nhập với TTCK trong khu vực và trên thế giới.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT ỨNG DỤNG CƠNG CỤ QUYỀN CHỌN
VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
2.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam qua các giai đoạn phát triển 2.1.1 Giai đoạn năm 2000-2005 : giai đoạn khởi động của thị trường