2.2.1 Rủi ro từ việc làm giá chứng khoán
Để có thể thao túng giá của một cổ phiếu thì phải là các NĐT lớn. Đó có thể là
tổ chức tài chính có năng lực tài chính hùng mạnh, các quỹ đầu tư, các CTCK, các tổ chức tín dụng tư nhân, các đại gia hoặc nhóm đại gia liên kết với nhau.
Thông thường đối tượng được nhắm tới là các cổ phiếu có tổng số cổ phiếu
lưu hành thấp, khối lượng giao dịch bình qn khơng q lớn, có các chỉ số P/E và P/B thấp, EPS khá cao, có thơng tin nội gián về tăng trưởng lợi nhuận đột biến, chia cổ phiếu thưởng và cổ tức cao,… hoặc các cổ phiếu có thơng tin ngành hỗ trợ.
Hiện tượng làm giá chứng khoán thể hiện qua việc một số mã chứng khoán bỗng tăng giá bất thường, thậm chí tăng trần liên tục nhiều phiên trong khi cả thị trường đi xuống, lượng dư mua dư bán rất bất thường, dư mua rất cao và dư bán rất
thấp, rất dễ cuốn hút, hấp dẫn các NĐT nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nếu các NĐT nhỏ muốn
đặt lệnh để mua được cổ phiếu đó khơng dễ dàng , bởi lượng dư bán rất ít, nhiều lúc
bằng không. Trong liên tiếp nhiều phiên, các mã chứng khoán đều tăng trần và càng trở nên hấp dẫn trong mắt các NĐT khiến họ luôn mong muốn tìm cách mua bằng
được. Việc che giá sẽ được thực hiện theo kiểu NĐT bán ra tới tấp ở mức giá thấp
ngay từ khi thị trường mở cửa nhằm tạo tâm lý bất an cho những NĐT khác để họ bán ra với giá thấp hơn. Trong khi đó cũng chính NĐT này sẽ âm thầm đặt lệnh
mua gom lại ở giá thấp. Thủ thuật che giá ở trên khá cổ điển nhưng nếu được thực hiện vào những phút cuối cùng của đợt khớp lệnh định kỳ trên sàn HOSE sẽ mang
lại hiệu quả cao. Khi giá đã được đẩy tới mức cao nhất định thì các thế lực làm giá mới nhất loạt bán ra. Nhiều người lao vào mua, và ai mua cổ phiếu bị làm giá vào thời điểm đó coi như bị thua lỗ nặng, trong khi các đại gia thu lời lớn bằng việc gom hàng từ trước với giá thấp, và bán ra với giá rất cao (sau khi đã được làm giá).
2.2.2 Rủi ro từ việc công bố thông tin
TTCK trong những năm gần đây bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các tin đồn như tin đồn về chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ, về chia cổ tức, chia cổ phiếu thưởng và vấn đề tỷ lệ phát hành thêm cổ phiếu. Trong khi đó tâm lý NĐT là một yếu tố cơ bản của TTCK, do đó khi tin đồn được tung ra lại có tác dụng thực đến thị trường. Điều đó cho thấy sự cơng khai và minh bạch hóa thơng tin trên TTCK là
một vấn đề không thể bỏ qua được trong điều kiện hiện nay của một thị trường tâm lý như ở Việt Nam.
Minh bạch hóa thơng tin trên TTCK hiện vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở niềm tin, và niềm tin đó lại dựa trên thơng tin. Vì vậy, quan điểm minh bạch, công bằng cho tất cả mọi NĐT thực tế vẫn chưa được các thành viên tham gia thị trường, bao gồm cả CTNY, CTCK tuân thủ triệt để. Chúng ta đã có khung pháp lý nhưng cách thức vận dụng xử lý chưa hiệu quả. Có nhiều giao dịch nội gián sau khi xác minh, được áp dụng khung hình phạt quá thấp so với mức lợi nhuận đối tượng thu được từ vi phạm. Mức xử phạt khơng có tác dụng răn đe sẽ khiến nhiều đối tượng vẫn tận
dụng thông tin không minh bạch rõ ràng. Cộng với tâm lý của NĐT, hễ có nhiều người chạy theo tin đồn thì sẽ có người sử dụng tin đồn như một cơng cụ để tìm
kiếm lợi nhuận. Việc minh bạch thơng tin khơng chỉ giúp tối đa hóa giá trị khi
CTNY thực hiện phát hành cổ phiếu ra cơng chúng, mà cịn là đòn bẫy hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
Trên TTCK hiện nay, khơng ít trường hợp các DN cơng bố thơng tin chỉ mang tính đối phó với quy định của pháp luật. Việc công bố thơng tin mang tính chiếu lệ, khơng chun nghiệp khiến DN trở nên mờ nhạt, tự làm mất đi lợi thế của mình.
Thậm chí, khơng ít DN cịn tự làm khó mình khi cơng bố thơng tin ở những kênh truyền thông không phổ biến như đánh đố NĐT.
Những thông tin liên quan tới các CTNY như tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, hoạt đông mua hay bán của cổ đông lớn, có tác động rất
mạnh đến tâm lý NĐT, giúp các NĐT phân tích, biết được hiệu quả hoạt động của DN, hoạt động tài chính có lành mạnh hay không. Do vậy, cơ chế minh bạch thông tin từ phía CTNY sẽ làm cho thị trường lành mạnh hóa và giảm thiểu giao dịch nội gián. Việc bảo mật thông tin khi gửi tài liệu lên SGDCK cũng như nghĩa vụ công bố thông tin đúng hạn vẫn là vấn đề của các CTNY. Thực tế đã chứng minh, rất nhiều CTNY cố tình trì hỗn việc nộp báo cáo tài chính (cho dù kết quả kinh doanh tốt hay xấu) hay chậm công bố các thông tin quan trọng (dự án, yếu tố đột biến) để có
đủ thời gian cho cổ đông nội bộ “chạy nước rút” trước khi thông tin được công bố.
Sự chậm trễ có chủ đích đã phát sinh nhiều tiêu cực nhằm kiếm lời cho những cá
nhân có liên quan. Nếu khơng có những chế tài xử phạt nghiêm khắc, NĐT nhỏ lẻ sẽ vẫn cịn nhiều bức xúc vì sự thiếu minh bạch của các CTNY trong việc chậm trễ cơng bố thơng tin
2.2.3 Rủi ro từ tính thanh khoản thấp của chứng khoán đầu tư
Chứng khốn có tính thanh khoản là những chứng khốn có sẵn thị trường cho việc bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian. Khi lựa chọn chứng
vốn đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người mua
hoặc phải bán mất giá, NĐT phải gánh chịu những tổn thất tài chính lớn do chứng khốn mất đi tính thanh khoản vốn có. Tính thanh khoản cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, thị trường hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính
thanh khoản của chứng khốn giao dịch càng cao.
Bên cạnh đó, các NĐT ngắn hạn có độ ngại rủi ro cao nên tiếp tục đứng ngoài thị trường hoặc xem xét tiếp tục giảm tỷ trọng cổ phiếu ở các mã có tính thanh
khoản thấp và mua lại khi có tín hiệu tích cực hơn. Tính thanh khỏan kém còn làm cho cổ phiếu cực kỳ khó bán khi có nhiều cổ đơng muốn rút lãi hoặc giảm lỗ trong một thời gian ngắn. Do vậy, đây khơng phải là cổ phiếu dùng cho mục đích đầu cơ.
Trong những phiên giao dịch gần đây, tính thanh khoản của TTCK rất thấp,
thể hiện ở khối lượng và giá trị giao dịch trên cả hai sàn , đơn cử là phiên giao dịch ngày 14/9/2010 khối lượng giao dịch trên sàn HOSE giảm xuống mức thấp nhất trong gần 10 phiên trở lại đây chỉ còn 37,5 triệu chứng khoán, tương đương 944,5 tỷ
đồng; diễn biến tương tự trên sàn HNX, khối lượng giao dịch đạt 32,27 triệu chứng
khoán, tương đương 801,47 tỷ đồng. Việc chứng khốn mất tính thanh khoản là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất do bản thân các CTNY, việc phát hành ồ ạt cổ phiếu trong thời gian
gần đây nhằm huy động vốn dẫn đến chất lượng cổ phiếu khơng được kiểm sốt
chặt chẽ. Các DN này đưa ra những phương án kinh doanh rất ấn tượng nhưng trên thực tế lại không mang lại kết quả tốt, hoạt động kinh doanh thua lỗ khiến giá cổ
phiểu giảm đáng kể. Kết quả là, dư bán rất nhiều nhưng dư mua lại rất ít hoặc khơng có, làm ảnh hưởng đến dịng tiền của NĐT và ảnh hưởng đến tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường.
Thứ hai do các tổ chức làm giá, thao túng thị trường, ngoài những mã cổ
phiếu có thanh khoản kém bởi sự thất vọng của NĐT, thị trường cịn có những mã cổ phiếu bị mất thanh khoản do sự xuất hiện của các tổ chức làm giá; đơn cử là trường hợp mã HTV của CTCP Vận tải Hà Tiên, với những thủ thuật các tổ chức
này sử dụng nhiều tài khoản để mua khối lượng lớn của mã cổ phiếu này đã đẩy giá cổ phiếu HTV tăng trần 5 phiên liên tục từ 3x lên 45 ngàn đồng/CP trong tháng 9 trong bối cảnh thị trường chung ảm đạm. Sau đó, cổ phiếu này liên tục giảm sàn,
thanh khoản cũng suy giảm mạnh.
2.2.4 Rủi ro từ vấn đề bảo mật thơng tin của cơng ty chứng khốn
Các CTCK chưa chú trọng tới việc bảo mật thông tin, làm cho các cơ quan quản lý và các NĐT vẫn không khỏi lo lắng trước các sự cố. Đầu tháng 4/2010,
thông tin về việc bảng báo cáo kết quả kinh doanh của một CTCK bị rò rỉ đã khiến nhiều NĐT hoang mang. Việc dẫn đến nguy cơ mất an ninh thơng tin này có thể do hệ thống phần mềm giao dịch trực tuyến được các CTCK mua khơng có sự thẩm định chặt chẽ về bảo mật. Do trong thời gian đầu các CTCK gấp rút triển khai hạ
tầng công nghệ cho phép NĐT đặt lệnh để được cấp phép hoạt động, và sau một
thời gian phát triển, khi lượng khách hàng lớn hơn, lượng giao dịch nhiều hơn nhưng các CTCK lại không nâng cấp hệ thống.
Theo kết quả rà soát an ninh thông tin của cơng ty an tồn thơng tin VSEC, các chuyên gia khẳng định rằng các CTCK có nguy cơ bị hacker kiểm soát, các lệnh
đặt mua và bán của NĐT có thể bị hacker sửa đổi về giá và số lượng. Thêm vào đó,
chính sách an ninh đối với nhân sự của các CTCK chưa được chặt chẽ, từ khâu thiết kế, triển khai rồi đến vận hành giao dịch, bảo hành, bảo trì…, đều có nhân viên
tham gia, rất có thể xảy ra vấn đề rị rỉ thơng tin trong q trình thực hiện.
2.2.5 Rủi ro từ hoạt động phát hành cổ phiếu ra công chúng
Hoạt động phát hành của các cơng ty đại chúng vẫn cịn mang tính tự phát,
khơng hồn tồn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của DN, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Khơng ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại vào
chứng khốn mà khơng phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên
bong bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm. Hoạt động chào bán riêng lẻ khơng có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK.
Bên cạnh đó, việc tuân thủ chào bán ra cơng chúng phải đăng ký với UBCKNN cịn hạn chế (đặc biệt vào thời kỳ ngay sau khi Luật chứng khoán mới ban hành) đã tạo nên những rủi ro tiềm ẩn cho TTCK.
Hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ cịn nhiều bất cập, cơng tác kế
hoạch hóa phát hành trái phiếu chưa tốt, chưa có các tổ chức tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ đúng nghĩa để đảm bảo thành cơng cho các đợt phát hành cũng
như tạo tính thanh khoản cho thị trường thứ cấp. Thiếu các tổ chức định mức xếp hạng tín nhiệm, để đảm bảo rằng các CTNY khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải có dự án kinh doanh khả thi, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lợi
nhuận đạt được phải liên tục trong 3 năm trở lên.