khoán và xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động quyền chọn chứng khốn
3.2.1.1 Hồn thiện khung pháp lý, thể chế chính sách
Luật chứng khốn được Quốc hội thơng qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007. Qua hơn ba năm thực hiện, luật chứng khốn đã tạo ra khn khổ pháp lý cao nhất, từ đó loại bỏ nhiều mâu thuẫn, khác biệt với các văn bản pháp lý hiện hành, từng bước tạo ra hành lang pháp lý tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, sau
một thời gian phát triển, hoạt động về chứng khốn và TTCK có những bước phát
triển mới, đòi hỏi phải bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp. Trước tình hình
đó, Bộ Tài Chính đã chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành xây
dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng
được thực hiện chào bán cho số lượng NĐT hạn chế (dưới 100 NĐT), chủ yếu là
NĐT chuyên nghiệp; không tổ chức công bố thông tin công khai. Dự thảo luật quy
định hạn chế chuyển nhượng chứng khoán tối thiểu là một năm. Việc đưa ra quy định này là cần thiết nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng phát hành cổ phiếu cho số
lượng hạn chế rồi chào bán tiếp ra công chúng. Mặc khác, dự thảo luật cũng đưa ra quy định các đợt chào bán riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng. Quy định này nhằm ngăn ngừa việc lợi dụng chào bán riêng lẻ cho những đối tượng đặc thù dẫn đến pha loãng sở hữu của các cổ đông một cách quá mức; đồng thời, quy định này
còn để đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả và nâng cao trách nhiệm trong việc sử
dụng vốn, tính tốn xác định rõ thời gian, lượng vốn cần huy động và đối tượng huy
động vốn. Đây cũng là kinh nghiệm quốc tế mà Việt Nam có thể tiếp cận nhằm
hồn thiện khn khổ pháp luật đối với hoạt động về phát hành chứng khoán.
Thứ hai, về chào bán chứng khốn ra cơng chúng, dự thảo luật bổ sung quy
định về điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng theo hướng khi đăng ký chào
bán chứng khốn ra cơng chúng, các DN phải cam kết đưa chứng khoán chào bán ra công chúng niêm yết, đăng ký giao dịch tại TTCK có tổ chức trong thời hạn một
năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu
thông qua.
Thứ ba, về quản trị công ty đại chúng, dự thảo luật được sửa đổi theo hướng
giao Bộ Tài Chính hướng dẫn cụ thể về quản trị công ty đối với các công ty đại chúng (cả CTNY và công ty đại chúng chưa niêm yết).
Thứ tư, về chào mua công khai, dự thảo luật bổ sung quy định về chào mua
công khai theo hướng nếu tổ chức, cá nhân đã nắm giữ từ 25% trở lên số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng có ý định mua tiếp từ 10% trở lên hoặc mua từ hai đợt trở lên với tỷ lệ dưới 10% trong vòng 1 năm; quy định các trường hợp miễn trừ nghĩa vụ chào mua công khai như: việc mua hoặc nhận cổ phần dẫn đến sở hữu trên 25%
nhưng đã được đại hội đồng cổ đông thông qua, chuyển nhượng cổ phần trong cùng tập đoàn .
Thứ năm, công ty chứng khốn và cơng ty quản lý quỹ, cho phép CTQLQ
cung cấp thêm dịch vụ tư vấn đầu tư bên cạnh hai dịch vụ đã có là quản lý quỹ đầu tư chứng khốn và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và CTCK được nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch của NĐT cá nhân, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính; ngồi ra dự thảo luật cũng cấm các CTCK triển khai các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được UBCKNN cấp phép hoặc chấp thuận.
Thứ sáu, công bố thông tin trên TTCK, dự thảo luật quy định yêu cầu công bố
thông tin theo quy mô của công ty đại chúng (mức vốn điều lệ, số lượng cổ đông
của công ty) mà không phân biệt giữa công ty đại chúng và tổ chức niêm yết nhằm
đảm bảo tất cả các công ty quy mô vốn lớn đều phải thực hiện công bố thông tin đầy đủ và ở mức cao hơn so với cơng ty có quy mơ vốn nhỏ. Quy định này góp
phần khuyến khích các DN đưa chứng khoán vào niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do, đảm bảo công bố thông tin đầy đủ.
Trên tinh thần của dự thảo luật chứng khốn, hồn tồn có cơ sở nền tảng để
ngày càng hồn thiện khung pháp lý cho TTCK và triển khai các giao dịch chứng khoán phái sinh.
3.2.1.2 Xây dựng cơ sở pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh
Xây dựng hoàn thiện cơ sở pháp lý, trong đó Luật chứng khốn phái sinh là
điều kiện cần để quyền chọn chứng khoán được ứng dụng vào TTCK Việt Nam.
Ngồi ra, việc hình thành các hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, quy định về vốn và ký quỹ, quy định về sự rõ ràng trong đăng ký, báo cáo, minh bạch thông tin và đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các tổ chức tài chính trong khu vực và thế giới…là các
điều kiện đủ để chứng khoán phái sinh ứng dụng được vào TTCK Việt Nam.
Thêm vào đó, các nhà lập chính sách về phát triển thị trường tài chính Việt Nam cần phải sớm bày tỏ quan điểm đề xuất và xây dựng hệ thống chính sách
khuyến khích phát triển thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh. Do đó, để TTCK phái sinh phát triển bền vững, khi xây dựng khung pháp lý cần quan tâm các vấn đề:
Quy định các tiêu chuẩn về chứng khoán cơ sở, về giới hạn giá và số lượng hợp đồng mà một cá nhân được phép nắm giữ nhằm tránh tình trạng thao
túng thị trường, kiểu thực hiện quyền, ngày đáo hạn, cơ chế thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, sự bảo vệ của luật pháp Nhà nước đối với các bên…
Quy định tổ chức nào sẽ đóng vai trị như cơng ty thanh tốn bù trừ, với
nhiệm vụ làm trung gian giao dịch và thanh toán giữa các thành viên trên thị trường quyền chọn. Công ty này chịu các trách nhiệm như: chuẩn hóa, phát hành và bảo đảm việc thực hiện các hợp đồng quyền chọn; cung cấp cho
khách hàng thông tin tài liệu về rủi ro và lợi nhuận của việc đầu tư vào quyền chọn một cổ phiếu được niêm yết, giấy xác nhận giao dịch quyền chọn hay những thông tin mà khách hàng yêu cầu thông qua môi giới; điều chỉnh các hợp đồng quyền chọn nếu có tách, gộp, chia cổ tức cổ phiếu cơ sở; thay đổi vị thế quyền chọn của NĐT.
Quy định điều kiện thành lập và trách nhiệm của công ty môi giới, công ty
thanh toán thành viên đối với các NĐT trong việc thực hiện hợp đồng khi đáo hạn.
Quy định về mức ký quỹ tại cơng ty thanh tốn bù trừ cho các thành viên
tham gia giao dịch, quy định về quy trình thực hiện hợp đồng khi đáo hạn, thời gian nộp bổ sung tiền để đáp ứng mức ký quỹ duy trì đối với cơng ty
thanh toán thành viên và NĐT.
Quy định liên quan đến việc thành lập, quy chế tổ chức, và hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm, nhà tạo lập thị trường.
Quy định về hạch toán kế toán : Nhà nước nên điều chỉnh cũng như hoàn
thiện các vấn đề pháp lý về hạch toán, xác định rõ ràng nghiệp vụ giao dịch hợp đồng quyền chọn là một nghiệp vụ kinh doanh tài chính mang tính chất phịng ngừa rủi ro của các DN không thuộc các tổ chức tài chính tín dụng, bảo hiểm, kinh doanh. Trên cơ sở này, Bộ Tài Chính xác định phí quyền chọn là một khoản chi phí hợp lý được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế. Điều này góp phần khuyến khích các DN sử dụng quyền chọn
nhiều hơn, trong đó có quyền chọn ngoại tệ và quyền chọn chứng khoán.
Cần phải tạo lập được cơ sở pháp chế, chính sách về phát hành, chuyển
nhượng, chiết khấu công cụ tài chính nói chung và quyền chọn chứng khốn nói riêng bước đầu phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam.
Do tính chất phức tạp của hợp đồng quyền chọn, nên ngoài việc ban hành
khung pháp lý quy định nguyên tắc và tổ chức hoạt động của thị trường này, việc điều hành và giám sát hoạt động của thị trường với mục đích đảm bảo thị trường
hoạt động hiệu quả, ổn định, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của NĐT, dung hịa lợi ích của tất cả những chủ thể tham gia thị trường cũng cần được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục ban hành những quy chế, thông tư hướng dẫn… chi tiết hơn việc công bố thông tin ra thị trường ngoại hối và TTCK cũng như những chế tài nghiêm khắc đối với các vi phạm về công bố thông tin.