2.5 Sự cần thiết của việc ứng dụng công cụ quyền chọn vào TTCK Việt Nam
2.5.2 Nâng cao tính cạnh tranh cho thị trường chứng khoán trong xu thế hội nhập
hội nhập với khu vực và thế giới
Trên TTCK thế giới, các loại hình chứng khốn phái sinh đã được triển khai từ rất lâu và đến nay đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Do đó, đứng trước xu thế mở cửa và hội nhập của nền tài chính thế giới với sức ép cạnh tranh trong việc thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào mỗi quốc gia. Việc xây dựng và
triển khai thị trường quyền chọn ở Việt Nam là việc làm cần thiết nhằm nâng cao
tính cạnh tranh, đa dạng hóa các cơ hội đầu tư từ đó tăng lượng cung và kích cầu
cho thị trường, làm cho thị trường ngày càng sôi động hơn nhằm thu hút ngày càng nhiều các NĐT trong và ngoài nước đầu tư vào thị trường.
2.5.3 Tác động đến các công ty niêm yết
Với khoảng thời gian 10 năm hình thành và phát triển, TTCK đã có những bước tiến vượt bậc, số lượng các CTNY ngày càng nhiều và khối lượng cổ phiếu
đang niêm yết và phát hành mới sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Mặc dù Luật
chứng khoán đã ra đời, tuy nhiên vẫn khơng thể khơng có những kẻ hở, nhất là ở việc quản lý các CTNY phát hành mới, phát hành bổ sung ra cơng chúng. Vì vậy, hiện tượng cổ phiếu kém chất lượng, không phản ánh đúng giá trị thực, hoặc bị “làm giá” là không thể tránh khỏi. Do đó, khi thị trường quyền chọn ra đời sẽ khắc phục được tình trạng này vì yêu cầu chứng khoán cơ sở của thị trường quyền chọn phải có chất lượng, có tính thanh khoản cao; và để tồn tại và cạnh tranh được, các CTNY bắt buôc phải cải cách lại bộ máy, quy trình, nâng cao năng lực, trình độ của
đội ngũ nhân lực…sao cho các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, tất cả các
thông tin từ CTNY thật sự trong sạch và minh bạch. Khi đó, thị trường quyền chọn càng có cơ hội phát triển bền vững, thu hút ngày càng nhiều dòng vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngồi cũng như từ đại bộ phận cơng chúng đầu tư trong nước.