Năm 2008: Năm thị trường chứng khoán nhiều biến động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công cụ quyền chọn vào thị trường chướng khoán việt nam (Trang 54 - 63)

2.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam qua các giai đoạn phát triển

2.1.4 Năm 2008: Năm thị trường chứng khoán nhiều biến động

Năm 2008 là năm có nhiều sự kiện đối với nền kinh tế Việt Nam, có tác động lớn đến TTCK. Đầu tiên là nguy cơ khủng hoảng của Việt Nam vào đầu năm khi lạm phát gia tăng, bong bóng bất động sản, nhập siêu ngày càng cao. Khi nguy cơ này được kiểm sốt thì cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn của Mỹ bùng phát,

thổi bùng cơn khủng hoảng tài chính tồn cầu.

Tất cả các yếu tố này đã dẫn đến kết quả là chỉ số Index giảm liên tục trên cả 02 sàn; thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh, nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá; tính thanh khoản kém; sự thoái vốn của khối ngoại; sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT, và quan trọng nhất là tỷ lệ phần trăm vốn hóa thị trường giảm từ 40% năm 2007 xuống còn 19,76% năm 2008.

Bảng 2.4 : Quy mô thị trường đến 31/12/2008

Năm Tài khoản NĐT CTQLQ CTCK CTNY Giá trị giao dịch bình quân phiên (tỷ đồng) Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) %GDP 2008 531.428 43 102 342 1.615,79 225.935 19,76 (Nguồn: SGDCK TPHCM và SGDCK Hà Nội)

Diễn biến TTCK Việt Nam năm 2008 có thể tóm tắt qua các giai đoạn:

Giai đoạn 01/2008 đến cuối tháng 04/2008: thị trường tiếp tục trong xu hướng điều chỉnh giảm bắt đầu từ tháng 10/2007

Khởi đầu năm 2008, VN-Index đã đón nhiều thơng tin bất lợi từ chính sách

tiền tệ của Chính phủ nhằm khống chế lạm phát đang ở mức cao. Với các biện pháp mạnh nhằm kiềm chế lạm phát, NHNN đã rút tiền mặt khỏi lưu thông, khiến các

NHTM thiếu tiền mặt buộc phải đẩy lãi suất huy động vốn lên cao, khiến các NĐT rời bỏ thị trường, gửi tiền vào ngân hàng vừa có lợi nhuận cao vừa an tồn.

Do nền kinh tế vĩ mơ vẫn cịn dấu hiệu bất ổn, nên sau khi VN-Index tăng liên tục 11 phiên đạt 552 điểm, đã sớm chất dứt vào ngày 9/4/2008. Thị trường quay trở lại xu hướng giảm giá dài hạn.

Giai đoạn tháng 05/2008 đến giữa tháng 06/2008: áp lực từ nguồn cung giải chấp các hợp đồng Repo

Ngoài các tin xấu đến dồn dập, thị trường cổ phiếu cịn đón nhận một lượng hàng bán ra bất chấp mọi mức giá trong thời điểm này, đó là lượng hàng giải chấp từ các hợp đồng Repo của các CTCK và NHTM, chủ yếu là nhóm các cổ phiếu blue chip vì tính thanh khoản cao, mức vốn hóa thị trường lớn nên thường được đa số

các CTCK ký hợp đồng Repo với khách hàng của họ.

Các yếu tố trên đã kéo VN-Index tụt dốc mạnh xuống dưới mốc 400 điểm và chạm đáy 367 điểm vào ngày 11/06/2008. Trong giai đoạn 15/05 đến 15/06 sức cầu toàn thị trường trên cả 2 sàn HOSE và HNX chỉ đạt trung bình 140 tỷ đồng/ngày,

mức thấp nhất từ năm 2006 đến nay.

Giai đoạn giữa tháng 06/2008 đến cuối tháng 08/2008: niềm tin

của NĐT được khôi phục từ dấu hiệu kinh tế vĩ mô

Với những biện pháp kích thích vĩ mơ của Chính phủ đã bắt đầu có tác dụng

từ giữa tháng 6, thâm hụt thương mại giảm đáng kể, tăng trưởng tín dụng chậm lại, thị trường đã rớt về đáy 367 điểm và tiêu hóa hết các thơng tin xấu, nên giới đầu cơ quay lại thị trường để mua lại cổ phiếu với tâm lý cổ phiếu giá rẻ.

Giai đoạn đầu tháng 09/2008 đến cuối tháng 12/2008: VN-Index bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.

Bước sang đầu tháng 9, thị trường lại tiếp tục chu kỳ giảm giá dài hạn, đặc biệt chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. HaSTC-Index lần đầu tiên

giảm dưới mốc 100 điểm sau hơn 3 năm thành lập, đạt 97,6 điểm vào ngày 27/11, và VN-Index đạt 303,54 điểm.

Nhằm ngăn chặn đà đi xuống của TTCK, NHNN đã liên tục 5 lần cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm còn 8.5%/năm vào ngày 22/12/2008 và dự kiến lãi suất cơ bản có thể sẽ tiếp tục giảm cịn 7%/năm. Ngồi ra, Chính phủ cịn tung ra gói kích cầu trị giá 1 tỷ USD vào giữa tháng 12/2008 nhằm giữ vững tốc độ tăng trưởng cho năm 2009 sau khi xuất hiện những yếu tố cho thấy có nguy cơ suy giảm kinh tế, liền sau đó khoảng 1 tuần gói kích cầu này đã tăng lên 6 tỷ USD (102.000 tỷ đồng,

tương đương 6.8% GDP năm 2008).

Tuy nhiên, các chính sách kinh tế ln có độ trễ trong việc tác động tới các thực thể trong nền kinh tế, do đó kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2008 VN- Index vẫn còn rất thấp, đạt 315,62 điểm.

Chỉ số VN-Index năm 2008

Chỉ số HaSTC-Index năm 2008

(Nguồn : www.cophieu68.com)

Hình 2.3: Biểu đồ chỉ số sàn giao dịch HOSE và HNX năm 2008 2.1.5 Năm 2009 : thị trường chứng khoán tăng trưởng bất ngờ và ấn tượng 2.1.5 Năm 2009 : thị trường chứng khoán tăng trưởng bất ngờ và ấn tượng

Năm 2009, dù kinh tế gặp nhiều khó khăn do vẫn chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nhưng nhìn chung với một chu kỳ tăng

điểm kéo dài hơn 8 tháng trong những tháng giữa năm thì cả năm 2009 TTCK Việt

Nam có một năm tăng trưởng rất ấn tượng.

Tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì VN-Index đã tăng thêm 179,15

điểm từ 315,62 điểm vào ngày 31/12/2008 lên đến 494,77 điểm vào ngày

31/12/2009 tương đương với mức tăng là 57%. Nếu tính từ đáy thấp nhất trong năm khi VN-Index ở mốc 234,66 điểm vào ngày 24/02/2009 và đỉnh cao nhất là 633,21

điểm vào ngày 23/10/2009 thì VN-Index đã tăng 2,69 lần. Tương tự ở sàn HNX,

mức tăng trưởng trong năm 2009 là 60,9%, nếu so từ đáy thấp nhất 78,06 điểm lên

Tính đến cuối năm 2009 cả nước đã có 457 CTNY, 105 CTCK vốn điều lệ

trung bình 175 tỷ đồng, trong đó có những cơng ty vốn lớn trên 1.000 tỷ đồng như CTCP chứng khốn Sài Gịn (SSI) 1.533 tỷ đồng, CTCK Ngân hàng Á Châu

(ACBS) 1.500 tỷ đồng… , mức vốn hóa tồn thị trường đạt 620.551 tỷ đồng, tương

đương 37,71% GDP.

Bảng 2.5 : Quy mô thị trường đến 31/12/2009

Năm Tài khoản NĐT CTQLQ CTCK CTNY Giá trị giao dịch bình quân phiên (tỷ đồng) Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) %GDP 2009 822.914 46 105 457 2.872,75 620.551 37,71 (Nguồn: SGDCK TPHCM và SGDCK Hà Nội)

Sự thăng trầm của TTCK trong năm 2009 có quan hệ khá chặt chẽ với những chính sách tiền tệ và dòng tiền đổ vào thị trường. Kể từ lúc phục hồi từ mức thấp nhất vào tháng 2, thị trường đã trải qua 2 lần điều chỉnh mạnh.

Lần thứ nhất, sự phục hồi của thị trường từ mức 235,5 lên 512 điểm vào tháng 6 gắn liền với cung tiền trong nền kinh tế tăng nhanh nguyên nhân là do Chính phủ Việt Nam bắt đầu thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng thơng qua gói kích cầu, đặc biệt là hỗ trợ lãi suất 4%; cũng như chính sách giảm, giãn thuế đối với DN. Dư nợ từ gói hỗ trợ lãi suất tăng lên nhanh chóng, người tiêu dùng được khuyến khích vay tiền. Sau đó, từ mức đỉnh 512 điểm vào tháng 6, VN-Index giảm xuống còn 412,88 điểm vào 20/7. Sự sụt giảm của đợt này trùng khớp với sự kiện NHNN đưa ra những

tuyên bố mạnh mẽ trong việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức 25-27%.

Lần thứ hai, sự phục hồi của thị trường khi VN-Index từ mức 412,88 điểm

vị trên sàn HOSE và 63,7 triệu đơn vị trên sàn HNX, cũng xuất phát từ việc tăng trưởng tín dụng quá mức. Vào cuối quý 3 mức tăng trưởng tín dụng đã lên tới trên

32%. Thêm vào đó, các ngân hàng và CTCK cũng khuyến khích NĐT thực hiện các nghiệp vụ repo và thế chấp chứng khốn. Địn bẩy tài chính được tận dụng một cách tối đa đã đẩy thị trường lên cao. Thanh khoản của thị trường cũng tăng lên mạnh

mẽ.

Chỉ số VN-Index năm 2009

Chỉ số HaSTC-Index năm 2009

(Nguồn : www.cophieu68.com)

Hình 2.4: Biểu đồ chỉ số sàn giao dịch HOSE và HNX năm 2009 2.1.6 Năm 2010: thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng cùng với sự 2.1.6 Năm 2010: thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng cùng với sự phục hồi của nền kinh tế

Tháng 01/2010 đến tháng 04/2010

TTCK trong nước chủ yếu có diễn biến đi ngang, chỉ số VN-Index đạt 535,3

điểm vào ngày 07/01 và đến ngày 29/04 VN-Index vẫn dao động quanh mức 500 điểm, đạt 541,9 điểm. Điều này có thể lý giải do vào thời điểm này, kinh tế trong

nước bộc lộ khá nhiều mối lo về lạm phát cũng như lãi suất của hệ thống ngân hàng

ở mức quá cao, gây cản trở cho hoạt động của DN.

Tháng 05/2010 đến 09/2010

Sự kiện đáng chú ý trong giai đoạn này là sự ra đời của Thông tư 13/2010/TT- NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn của các NHTM (CAR) tăng từ 8% lên 9%; tỷ lệ cho vay của các NHTM không vượt quá 80% vốn huy động; quy định hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay chứng khoán, kinh doanh bất động sản là

250% đã gây tác động cộng hưởng tới tâm lý vốn đang rất yếu ớt của thị trường.

Các NHTM lên kế hoạch thu xếp lại nguồn vốn tự có qua việc thối bớt vốn hay quyết định rút lui khơng rót thêm vốn cho các đợt phát hành cổ phiếu tăng thêm tại các tổ chức tín dụng khác trong năm nay. Và với thực tế như thế, các NHTM sẽ không thể hạ mặt bằng lãi suất cho vay trong thời điểm hiện nay.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định số 141 ngày 22/11/2006 của Chính phủ “Về ban hành danh mục vốn pháp định của tổ chức tín dụng” thì đến hết năm 2007 vốn điều lệ của các NHTM phải đạt 1000 tỉ đồng và đến năm 2010 phải đạt

3000 tỉ đồng. Để thực hiện được việc này, các NHTM phải tìm mọi cách để tăng

vốn, trong đó bao gồm cả việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng (phát hành mới, phát hành thêm, thưởng cuối năm bằng cổ phiếu). Điều này cũng đồng nghĩa

với việc TTCK phải đón nhận một lượng cung cổ phiếu ngành tài chính tương đối lớn.

Chỉ số VN-Index tháng 01/2010 đến 09/2010

Chỉ số HaSTC-Index tháng 01/2010 đến 09/2010

(Nguồn : www.cophieu68.com)

Hình 2.5: Biểu đồ chỉ số sàn giao dịch HOSE và HNX đến 30/ 9/2010 2.1.7 Nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam sau 10 năm hình thành 2.1.7 Nhận định thị trường chứng khốn Việt Nam sau 10 năm hình thành và phát triển

Sau 10 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã đạt được những

thành quả nhất định như từ chỗ chỉ có 2 cổ phiếu niêm yết ban đầu nay đã lên đến hơn 550 cổ phiếu, vốn hóa trên thị trường chứng khốn từ dưới 1% GDP đến nay

ước đạt trên 40% GDP. Đây thực sự là kết quả ngoài mong đợi so với mục tiêu đề

ra. Bên cạnh đó, TTCK vẫn là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế nước ta.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích có được, trong 10 năm qua, nhiều vấn

đề mới đã và đang phát sinh, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến tính minh bạch và

Thứ nhất, trong bối cảnh tăng nóng của thị trường và trong bối cảnh chất

lượng kiểm sốt báo cáo tài chính của nhiều cơng ty kiểm tốn khơng được bảo

đảm, việc nhiều CTNY tranh thủ phát hành đã làm cho chất lượng cổ phiếu niêm

yết có chiều hướng giảm sút.

Thứ hai, điều hết sức nghịch lý là trong khi nguồn cung chứng khốn có tốc độ phát triển mạnh, đơi khi đẩy thị trường đến tình trạng bội thực, số lượng các

CTCK được cấp phép hoạt động cũng gia tăng nhanh quá mức cần thiết thì số lượng NĐT, đối tượng cần phát triển thì lại tăng quá chậm, không tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và quy mô dân số của Việt Nam.

Thứ ba, tình trạng làm giá, thao túng giá với các kỹ thuật tinh vi bởi các“đội

lái” chuyên nghiệp đang làm xói mịn nghiêm trọng lịng tin của NĐT.

Thứ tư, tình trạng tùy tiện trong cơng bố thơng tin, cơng bố thơng tin chậm,

thiếu chính xác, khơng trung thực đang gây bức xúc cho cộng đồng đầu tư và ngày

càng đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công cụ quyền chọn vào thị trường chướng khoán việt nam (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)