2.6.1 Khung pháp lý, thể chế chính sách
Kể từ khi Luật chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007. Qua hơn 3 năm thi hành, Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn đã đạt được những kết quả quan trọng, cụ thể như sau:
Tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của TTCK, về cơ bản đã loại bỏ những mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác có liên quan (về cơ bản thống nhất với Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư)
Các quy định pháp lý hiện hành nhìn chung phù hợp với luật pháp, thơng lệ quốc tế, tạo nền móng cho TTCK Việt Nam có khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực.
Tạo cơ sở pháp lý trong việc xây dựng hệ thống các tổ chức trung gian hoạt động trên TTCK và các NĐT chuyên nghiệp, bao gồm các CTCK,
CTQLQ, ngân hàng giám sát, quỹ đầu tư chứng khoán; nâng cao chất
lượng hoạt động của các tổ chức này. Đặc biệt, các thủ tục cấp phép thành lập và hoạt động CTCK, CTQLQ được rút gọn hơn so với trước đây.
Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn mở rộng hơn các quy định về bảo vệ lợi ích của NĐT, đặc biệt được áp dụng chung cho các tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư vào hoạt động trên TTCK Việt Nam, không phân biệt đối xử giữa NĐT trong nước và nước ngoài.
2.6.2 Sức cung và sức cầu của thị trường ngày càng cao
2.6.2.1 Sức cung của thị trường
Hoạt động phát hành huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ
năm 2006 trở lại đây nhưng đến hơm nay đã có những kết quả đáng kể. Trong năm
2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 NHTM được đăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ VND. Trong năm 2008, do sự suy giảm của TTCK, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng
khốn ra cơng chúng. Thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt
động phát hành qua TTCK, đặc biệt là phát hành cổ phiếu. Tổng số vốn huy động
qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng. Ngồi ra, cơng tác cổ phần hoá các DN Nhà nước đã được gắn kết với việc
huy động vốn từ cơng chúng đầu tư, góp phần thúc đẩy nhanh việc sắp xếp khu vực này theo tiến trình cải cách nền kinh tế của Chính phủ và huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Thực tế, việc gắn kết cơng tác cổ phần hóa DN Nhà nước với công tác tạo hàng cho TTCK là nhân tố chủ đạo quyết định thành công trong việc tạo ra một nguồn hàng phong phú, góp phần thúc đẩy tăng trưởng quy mô của thị trường.
Hoạt động phát hành trái phiếu qua SGDCK dần trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ. Dư nợ trái phiếu Chính phủ tính đến cuối 2009
vào khoảng 16,9% GDP.
2.6.2.2 Sức cầu của thị trường
Số lượng các NĐT tham gia TTCK ngày càng đông đảo. Số lượng NĐT cá
nhân và tổ chức, trong nước và nước ngoài đã gia tăng đáng kể. Từ khoảng gần
3.000 tài khoản NĐT tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, tính đến nay đã có trên 900.000 tài khoản giao dịch, trong đó số NĐT tổ chức trong nước
trên 2.000, số NĐT cá nhân trong nước trên 800.000, số NĐT nước ngoài là hơn 13.000.
Tuy số lượng NĐT tổ chức trên TTCK chưa nhiều, nhưng vẫn có nhiều tổ chức đang tìm hiểu, quan sát sự biến động của thị trường, và khi thật sự có cơ hội, họ sẵn sàng đầu tư lớn vào TTCK. Đây thực sự là nhân tố tác động đến lượng cầu đầu tư cho TTCK trong tương lai. Sự ra đời của Quỹ đầu tư chứng khốn VF1 của
Cơng ty quản lý quỹ Việt Nam sẽ tạo thêm một kênh huy động có hiệu quả, tạo
động lực thúc đẩy sự phát triển cả về mặt cung và cầu của hàng hóa cho TTCK.
2.6.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin
Trước đây, khi mới tham gia TTCK, NĐT muốn giao dịch phải trực tiếp đến sàn giao dịch, xếp hàng để đặt lệnh hoặc chờ lệnh được khớp tại các CTCK, khiến
các CTCK bị quá tải đến mức từ chối nhận lệnh của NĐT sau 9 giờ, thậm chí chỉ
cho phép NĐT sửa lệnh chứ không được hủy lệnh.
Việc ra đời giao dịch không sàn (trực tuyến), trên sàn giao dịch HOSE (ngày 12/1/2009) và HNX (ngày 8/2/2010) cho phép NĐT nhập lệnh trực tiếp vào hệ thống của sàn giao dịch. Thời gian nhập lệnh được rút ngắn từ 7-10 lần so với giao dịch thông thường, thời gian trả kết quả giao dịch cho CTCK cũng được rút ngắn
xuống chỉ cịn 1 giây/lệnh. Ngồi việc nhập lệnh, khớp lệnh và trả kết quả nhanh, giao dịch không sàn cịn đảm bảo tính ổn định, an tồn dữ liệu, tránh nhầm lẫn,
giảm thiểu sai sót trong q trình nhập lệnh, nhất là ở thời điểm thị trường giao dịch sôi động. Trong bối cảnh thị trường đang sụt giảm về thanh khoản, việc đưa thêm vào vận hành hệ thống giao dịch không sàn trên sàn HNX bên cạnh hệ thống trên sàn HOSE đã có từ trước là yếu tố tích cực hỗ trợ tâm lý NĐT. Điều này cũng cho thấy bước đi đột phá trong lộ trình hiện đại hóa cơng nghệ của TTCK Việt Nam
nhằm thu hút công chúng đầu tư.
Trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu phát triển của TTCK, sàn HOSE đã
lên kế hoạch nâng cấp hệ thống giao dịch hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế; đầu tư hệ thống công nghệ mới trong đó có hệ thống giao dịch và thanh tốn bù trừ chứng khoán phái sinh.