Số liệu thống kê về Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 994 phân theo ngành công nghiệp của Bộ Công thương cho thấy mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp giai đoạn 2000 – 2009 là 5,24% (trong đó ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 40 - 44)

Cơng thương cho thấy mức tăng trưởng chung của tồn ngành công nghiệp giai đoạn 2000 – 2009 là 15,24% (trong đó ngành cơng nghiệp khai thác là 4,9%, ngành công nghiệp chế biến là 16,61%, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước là 13,98%). Như vậy ngành CNpPM có mức tăng trưởng cao hơn khoảng 2,4 lần so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành.

10 14 20 30 40 75 125 125 185 285 340 43 55 70 90 130 170 235 325 370 510 53 69 90 120 170 245 360 510 655 850 26% 30% 30% 33% 42% 44% 47% 42% 28% 30% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 M il li o n s

DT từ xuất khẩu DT từ thị trường nội địa Tổng DT của ngành CNPM (Việt Nam) % tăng trưởng (VN)

nước trong khu vực và trên thế giới cịn yếu... CNpPM tuy có phát triển nhanh, nhưng còn khá manh mún, thiếu tập trung nguồn lực, năng lực R&D trong lĩnh vực này chưa cao, đội ngũ nhân lực cho CNpPM còn thiếu về số lượng và yếu về các kỹ năng chuyên sâu cũng như ngoại ngữ. Ngồi ra cơ chế chính sách đối với đầu tư CNTT, hạ tầng cơ sở, phát triển nguồn nhân lực, phát triển ngành và thúc đẩy ứng dụng CNTT trong xã hội cũng còn nhiều hạn chế (Ban chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin (2010), trích trong Vinasa (2010)).

3.2 Phân tích hiện trạng ngành CNpPM Việt Nam theo khung phân tích dựa trên mơ hình Kim cương của Porter (1990) chuyển đổi dựa trên mơ hình Kim cương của Porter (1990) chuyển đổi

3.2.1 Nguồn nhân lực

Số lượng và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực:

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2010 tại Việt Nam là 50,51 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,21 triệu người, tăng 2,12% trên tổng dân số trung bình năm 2010 là 86,93 triệu người (GSO, truy cập 05/05/2011). Có thể nói nguồn lao động trẻ, dồi dào là lợi thế của Việt Nam nói chung và của ngành CNpPM Việt Nam nói riêng.

Bên cạnh đó giáo dục đào tạo cũng là lĩnh vực được nhà nước quan tâm và ưu tiên phát triển. Chương trình phổ cập giáo dục tiếp tục được triển khai mạnh tại các địa phương, đến nay cả nước đã có 52/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành phổ cập giáo dục. Số lượng các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể, năm học 2009- 2010, cả nước có 149 trường đại học, 227 trường cao đẳng, 282 trường trung cấp chuyên nghiệp. Tổng số sinh viên đại học, cao đẳng năm học 2009-2010 là 1,9 triệu sinh viên, tăng 12% so với năm học trước. Số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng năm 2010 là 257 nghìn sinh viên, tăng 15% so với năm trước (GSO, truy cập 05/05/2011).

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực CNTT cũng là một trong những nội dung được Nhà nước đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển CNTT ở Việt Nam. Tính đến hết năm 2009, cả nước có 271 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có đào tạo liên quan đến ngành CNTT với chỉ tiêu tuyển sinh trên 56.000 sinh viên (Bộ TT - TT, 2010: 56).

Tuy nhiên vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực CNTT nói chung và ngành CNpPM nói riêng đang có sự đi thụt lùi trong thời gian gần đây. Trước tiên là phải nói đến đầu vào của ngành CNTT, điểm chuẩn của các trường top trên khối Kỹ thuật - Công nghệ - Khoa học đều giảm khá nhiều so với chỉ 1-2 năm trước đây. Các trường lớn như ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Khoa học Tự

nhiên Hà Nội, ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội)… điểm chuẩn rất nhiều ngành đều giảm tới 2 điểm, thậm chí 3 - 4 điểm. Nhiều trường hàng đầu năm nay phải tuyển một số lượng lớn nguyện vọng 2 (Vnmedia, ngày truy cập 12/01/2011). Trong hai mùa tuyển sinh năm 2009 và 2010, khơng ít trường đại học có chuyên ngành đạo tạo về CNTT chỉ tuyển được 20 - 30 sinh viên, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu của trường. Thậm chí có trường đã khơng cịn tuyển sinh ngành CNTT, mặc dù vẫn có chỉ tiêu (Vneconomy, ngày truy cập 29/12/2010).

Trình độ nguồn nhân lực của ngành CNpPM Việt Nam: Hiện nay gần 60% lao

động trong các công ty phần mềm đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học và 10% có bằng trên đại học (Vinasa, 2010:3). Đây là một tỷ lệ cao hơn nhiều khi so sánh với tỷ lệ chỉ trên 15% lực lượng lao động nước ta có trình độ cao đẳng, đại học và 0,58% có trình độ trên đại học (GSO, ngày truy cập 05/05/2011). Tuy nhiên tại biểu đồ 3.2 cho thấy các kỹ năng cũng như mức độ sẵn sàng của nguồn nhân lực ngành CNpPM Việt Nam đáp ứng cho gia công phần mềm chỉ đứng thứ 27 trên thế giới và hàng thứ 8 ở khu vực Châu Á, sau các quốc gia như Ấn độ, Trung quốc, Singapore, Indonesia, Thái lan, Malaysia và Philipines.

Biểu đồ 3.2: Mức độ sẵn sàng của nguồn nhân lực CNpPM Việt Nam, năm 2010 (Nguồn: Kearney (2011))

Còn theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế như ITU, EIU – BSA, WEF theo các chỉ tiêu cụ thể tại bảng 3.2 thì chất lượng đào tạo của Việt Nam năm 2010 có cải thiện trong bảng xếp hạng. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực CNTT – TT của Việt Nam cũng như khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực CNTT – TT Việt Nam lại giảm trong bảng xếp hạng trong 2010 so với năm 2009.

Bảng 3.2: Tổng hợp đánh giá xếp hạng về giáo dục và nguồn nhân lực CNTT – TT Việt Nam (2009 – 2010) so với các nước trên thế giới.

Chỉ tiêu Tổ chức khảo sát Thời gian công bố Xếp hạng

2009

Xếp hạng

2010

Tăng/giảm thứ hạng

Chất lượng hệ thống giáo dục WEF 5/2010 120 85 Tăng Chất lượng các trường đào tạo

Quản lý WEF 5/2010 120 111 Tăng

Chất lượng đào tạo môn

Tốn và các mơn Khoa học WEF 5/2010 72 53 Tăng Hợp tác giữa nhà trường và DN WEF 5/2010 70 59 Tăng Tỷ lệ sinh viên học sau phổ

thông (tertiary enrollment) WEF 5/2010 91 107 Giảm ICT Skill Index ITU 2/2010 104 105 Giảm Human Capital (ICT

Competitiveness)

EIU-

BSA 9/2009 56 59 Giảm

Nguồn: Số liệu tổng hợp của HCA (2010)

Cũng qua nghiên cứu kết quả khảo sát toàn cảnh ngành CNpPM của Vinasa (2009 – 2010), khảo sát các DN CNTT của HCA năm 2009 cũng như qua đánh giá của các chuyên gia về CNTT hàng đầu tại Việt Nam trên các diễn đàn về CNTT cho thấy chất lượng và số lượng nguồn nhân lực ngành CNpPM đang có dấu hiệu giảm sút và ngày càng khơng cịn là lợi thế của ngành CNpPM Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về hiện trạng nguồn nhân lực ngành CNpPM Việt Nam, điều cần thiết là tìm hiểu đặc điểm của nguồn nhân lực ngành CNpPM Việt Nam hiện nay.

Đặc điểm của nguồn nhân lực ngành CNpPM Việt Nam:

Thứ nhất: Bị ảnh hưởng bởi sự chưa phù hợp của chương trình đào đào.

Chương trình đào tạo CNTT của Việt Nam hiện nay về cơ bản chưa theo kịp xu thế phát triển của ngành này, còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn như nhận xét minh chứng tại hộp 2 (phụ lục 1). Chương trình đào tạo CNTT hiện nay chưa xác định

được rõ là đào tạo “chuyên gia làm việc trong ngành công nghiệp” hay “nhà nghiên cứu trong lĩnh vực học thuật”. Vì thế, việc đào tạo sinh viên CNTT không xác định rõ được mục tiêu đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho việc CNH - HĐH đất nước hay để nghiên cứu phát triển khoa học.

Nếu xem xét chương trình đào tạo CNTT năm học 2009 của trường Đại học KHTN - Đại học quốc gia TP. HCM, là một trong những trường đại học hàng đầu trong đào tạo CNTT cho thấy thực tế này. Chương trình đào tạo CNTT của mà cụ thể là ngành phần mềm của trường chỉ có 4 năm với 186 tín chỉ thì có đến 91 tín chỉ là các kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể giáo dục thể chất và giáo dục quốc phịng), 49 tín chỉ là kiến thức cơ sở ngành (mang tính lý thuyết), chỉ có19 (hay 18) tín chỉ là kiến thức chuyên ngành và 17 (hay 18) tín chỉ là kiến thức tự chọn (nhưng cũng khơng bắt buộc)1

. Bên cạnh đó, giáo trình, tài liệu giảng dạy CNTT chủ yếu được biên soạn bằng tiếng Anh, trong khi trình độ tiếng Anh của sinh viên cịn hạn chế nên người học cũng khó có thể tiếp cận với các kiến thức mới của ngành.

Với hiện trạng này, đào tạo CNTT ở Việt Nam hiện nay thừa về số lượng nhưng lại rất thiếu đội ngũ kỹ sư và quản lý trình độ cao như nhận xét của ông Nguyễn Hữu Lệ - Chủ tịch DN Tư nhân Dịch vụ Tường Minh: "Việt Nam hiện đang thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng nhân viên có thể làm việc tại các vị trí quản lý" (Báo lao động, ngày truy cập 14/01/2011).

Thứ hai: Thiếu sự trau dồi kiến thức chuyên môn và niềm đam mê với nghề nghiệp của người lao động.

Ngành CNTT nói chung và ngành CNpPM nói riêng khơng phải là một ngành học có thể chạy theo “mốt” mà nó địi hỏi người học ngồi kiến thức chun mơn sâu cịn phải có niềm đam mê và khả năng tư duy tốt, nhưng thực tế cho thấy các lập trình viên phần mềm đang thiếu những điều kiện này. Theo khảo sát của Trần Thị Thảo (2010) đối với 50 lập trình viên ở một số DN phần mềm lớn như Vietsoftware, Tinh Vân, Fsoft, Vina Corp cho thấy 40% trong số này khơng có kế hoạch riêng để nâng cao trình độ cá nhân và đặc biệt là khi hỏi về dự định chuyển ngành nghề cơng tác thì cũng có đến 40% có ý định này. Cịn theo đánh giá của một Trưởng dự án của một công ty phần mềm đa quốc gia thì “các bạn trẻ mới ra trường phần lớn năng động, nắm bắt công việc, tiếp thu kỹ thuật mới nhanh, hoài bão lớn nhưng kỹ năng làm việc lại nặng về lý thuyết, mặt khác rất mau chán nản, thiếu kiên trì” (Báo Tuổi trẻ, ngày truy cập 14/01/2011). Điều này chứng minh thực tế là một bộ phận không nhỏ lao động trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)