Bối cảnh quốc tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 59 - 60)

1 Theo nhận định của ông Chu Tiến Dũng, chủ tịch HCA.

3.2.8 Bối cảnh quốc tế:

Dự báo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD, 2010) kinh tế thế giới trong năm 2011 và 2012 vẫn cịn nhiều khó khăn, OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 và dự báo kinh tế thế giới sẽ đi xuống nhẹ khi chính phủ các nước rút đi kế hoạch kích thích kinh tế và q trình phục hồi đầu tư diễn ra chậm. Trong đó thị trường gia cơng phần mềm chủ yếu của Việt Nam là Mỹ, Nhật và Châu Âu được dự báo là sẽ giảm tăng trưởng so với 2010, cụ thể tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2011 giảm 0,5% so với 2010; kinh tế Nhật sẽ vẫn trì trệ và tiếp tục giảm sút, năm 2010 được OECD dự báo tăng trưởng 3,7% thì năm 2011 chỉ là 1,7% và trong năm 2012 là 1,3%; kinh tế 16 nước khu vực đồng tiền chung châu Âu được dự báo không tăng trưởng trong năm 2011, vẫn giữ ở mức 1,7% và chỉ tăng nhẹ trong năm 2012 lên 2% (Theo Bloomberg, ngày truy cập 28/04/2011).

Như vậy khó khăn của nền kinh tế tồn cầu dẫn đến sự cắt giảm chi phí cho nhân cơng thường xun bằng cách chuyển các công việc đang thực hiện sang những nước có nhân cơng rẻ, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra trong kỷ nguyên mới của CNTT, khi việc sản xuất phần mềm khơng cịn bị giới hạn bởi mơi trường kỹ thuật thì các cơng ty phần mềm lớn luôn xác định việc thuê gia công phần mềm là hướng đi tối ưu nhằm tăng năng suất, tiết kiệm thời gian, đơn giản hóa mơ hình cơng ty nhằm tăng lợi thế cạnh tranh vì vậy nhu cầu về gia công phần mềm sẽ ngày càng tăng và tạo điều kiện phát triển bền vững cho những công ty chuyên thực hiện gia công phần mềm. Những điều kiện này đã mở ra cho ngành CNpPM Việt Nam cơ hội để có thể tiếp cận những đơn hàng ở trình độ cao và có giá trị gia tăng lớn hơn nhằm tích lũy vốn, kinh nghiệm và có thể phát triển trình độ và năng lực cơng nghệ ở tầm cao mới.

Tuy nhiên ngành CNpPM Việt Nam cũng đang phải đối mặt với thách thức là trình độ cơng nghệ và chất lượng nguồn nhân lực cịn hạn chế trong khi trình độ công nghệ trên thế giới liên tục thay đổi và phát triển ở mức độ cao hơn, cạnh tranh quốc tế

ngày càng khốc liệt hơn cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu như Ấn Độ, Trung quốc mà trong đó dịch vụ gia công phần mềm của Ấn độ đã được xem như là đứng đầu trên thế giới về chất lượng dịch vụ cao, chuyên nghiệp, chi phí thấp và độ bảo mật cao cùng đội ngũ lao động dồi dào, có kỹ năng và chuyên nghiệp. Hiện nay Ấn độ đã trở thành địa chỉ được ưa chuộng của bất cứ cơng ty phần mềm nào có nhu cầu thuê gia cơng phần mềm trên thế giới. Ngồi ra ngành CNpPM Việt Nam cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước trong khu vực như Malaysia, Thái lan, Indonesia, Philipines - những nước được xem là cũng có lợi thế cạnh tranh về giá nhân công thấp cũng như sự trỗi dậy mạnh mẽ của Mexico trong lĩnh vực gia công phần mềm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)