Xem thêm kết quả khảo sát của Stanley Nollen, phụ lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 66 - 68)

Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ DN vừa và nhỏ đánh giá thách thức cho đầu tư cho R&D (Nguồn:Báo cáo khảo sát toàn cảnh ngành CNpPM Việt Nam (2010) của Vinasa)

Đánh giá sơ kết về hoạt động R&D: Với những thông tin ở trên cho thấy hoạt

động R&D của ngành CNpPM Việt Nam cịn hạn chế và giải thích lý do tại sao ngành CNpPM Việt Nam tuy đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong thời gian qua nhưng vẫn chỉ là đi gia công phần mềm là chủ yếu, hàm lượng R&D trên sản phẩm rất thấp, thậm chí có DN chưa biết làm R&D như thế nào như nhận định của Ông Henry Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám đốc Chất lượng của Tập đồn Schneider Electric Châu Á Thái Bình Dương“giá trị R&D của Việt Nam đang ở mức nguy hiểm nhất, chúng ta

khơng có những Viện R&D và khơng biết làm R&D như thế nào vì bản chất từ trước tới nay chúng ta chưa bao giờ làm R&D” (Theo Vnmedia, ngày truy cập 17/01/2011).

Sản phẩm, giải pháp:

Các sản phẩm phần mềm trong nhóm 5 loại phần mềm quan trọng nhất được sử dụng trong hoạt động của DN (phụ lục 6) cho thấy các phần mềm quan trọng chủ yếu là do nhà cung cấp khác sản xuất, ví dụ như phần mềm bảo mật chỉ có 13,2% DN có thể tự phát triển trong khi có đến 52,8 % DN phải đi mua của nhà cung cấp khác (ở đây là các nhà cung cấp nước ngồi). Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với một số phần mềm quan trọng khác như phần mềm cơ sở dữ liệu quan hệ, phần mềm quản lý hệ thống và mạng lưới, phần mềm quản lý hiệu quả hoạt động của DN. Phần tự làm của các DN còn khiêm tốn, chủ yếu mới tập trung ở các loại phần mềm về nội dung, tiền lương và kế toán, quản lý nguồn nhân lực và phát triển ứng dụng và thử nghiệm.

Về các giải pháp phần mềm các DN cung cấp, số liệu tại phụ lục 7 cho thấy phát các giải pháp về triển và thiết kế web, thương mại điện tử, ứng dụng trong lĩnh vực tài chính, giải pháp cho điện thọai di động là những giải pháp được nhiều DN cung cấp nhất. Những giải pháp này nói chung do DN tự xây dựng là chủ yếu. Tuy nhiên

9% 18% 18% 56.6% 60.6% 18% 24% 52% 52% 0% 20% 40% 60% 80% Thiếu chính sách, trình tự thủ tục thích hợp Hạ tầng chưa hồn chỉnh Thiếu nhân viên có kiến thức Khó khăn tài chính

20102009 2009

với dịch vụ BPO1

đang và sẽ trở thành xu thế tất yếu đối với các tổ chức, DN các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong tăng khả năng cạnh tranh và mở ra tiềm năng phát triển thị trường cho các DN phần mềm trong lĩnh vực này là rất lớn thì lại chưa được các DN phần mềm quan tâm phát triển. Điều này cho thấy năng lực công nghệ của các DN Việt Nam cịn hạn chế vì để có thể cung cấp dịch vụ BPO, DN phần mềm phải đạt trình độ cơng nghệ ổn định, sáng tạo, có khả năng cung cấp dịch vụ với quy mơ lớn, có thể chia sẻ rủi ro với khách hàng và có khả năng cung cấp các dịch vụ trọn gói.

Đánh giá sơ kết về sản phẩm, giải pháp: Qua đánh giá về sản phẩm, giải pháp

của DN phần mềm Việt Nam cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ việc sử dụng các phần mềm, giải pháp đa dạng trong các DN vừa và nhỏ báo hiệu sự phát triển về chất của các DN này. Tuy nhiên sản phẩm, giải pháp cung cấp còn dừng ở mức độ đơn giản, chủ yếu phục vụ các nhu cầu sẵn có của xã hội chứ chưa vươn tới mức độ sáng tạo ra nhu cầu mới trong xã hội. Các phần mềm quan trọng đang được các DN sử dụng phần nhiều là do nhà cung cấp khác sản xuất. Điều này cũng phản ánh trình độ và năng lực R&D của DN phần mềm Việt Nam còn hạn chế nhưng trên hết là cho thấy việc xây dựng thương hiệu và phát triển những giải pháp, sản phẩm phần mềm mang thương hiệu Việt Nam còn là chặng đường dài.

Năng suất lao động: Năng suất lao động của ngành CNpPM còn thấp, năng suất

lao động bình qn của lĩnh vực gia cơng xuất khẩu phần mềm năm 2008 là 12.000 USD/người/năm, đến năm 2009 mới chỉ đạt bình quân khoảng trên 13.000 USD/người/năm (Bộ TT – TT, 2010), mức này bằng khoảng 45% so với Ấn Độ, 65% so với Trung quốc (HCA, 2009). Nguyên nhân chính là do DN cịn đang nhận được các cơng việc gia cơng có độ yêu cầu kỹ thuật thấp và đơn giản, giá thấp trong chuỗi giá trị gia tăng của ngành CNpPM2

.

Đánh giá sơ kết về năng suất lao động: Nếu căn cứ vào mơ hình sản xuất của

ngành CNpPM (phụ lục 4) thì ta có thể nhận thấy cơng đoạn có giá trị gia tăng cao nằm ở hai vùng thượng nguồn và hạ nguồn với những hoạt động liên quan đến ý tưởng, phân tích và thiết kế, cũng như các hoạt động liên quan đến triển khai thực tế và dịch vụ cho người sử dụng sau cùng. Có thể nói đây là những hoạt động đòi hỏi DN phải đáp ứng được những yêu cầu cao nhất về chất lượng nguồn nhân lực (liên quan đến tri thức và tính sáng tạo) và về năng lực công nghệ (liên quan đến hoạt động R&D), nói cách khác đây là những hoạt động thâm dụng yếu tố sản xuất đầu vào là tri thức và vì vậy điều tất yếu là nó cũng tiềm ẩn giá trị gia tăng cao. Hiện nay các DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)