1 Theo nhận định của ông Chu Tiến Dũng, chủ tịch HCA.
3.3 Ma trận SWOT ngành CNpPM Việt Nam:
Từ phân tích hiện trạng năng lực cạnh tranh của ngành CNpPM Việt Nam, có thể rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho ngành CNpPM Việt Nam như sau:
Điểm mạnh
S1: Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào.
S2: Có sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng viễn thơng, internet mà cụ thể là công nghệ kết nối băng thông rộng Internet và di động.
S3: Được Chính phủ quan tâm và định hướng xây dựng thành một ngành công nghiệp mũi nhọn.
S4: Đã được định vị là nước gia cơng phần mềm có thứ hạng trên thế giới.
Điểm yếu, điểm khó khăn
W1: Qui mơ của DN cịn nhỏ về cả nhân lực và vốn, phát triển không đồng đều. W2: Chưa có sự liên kết giữa các DN trong ngành.
W3: Nguồn nhân lực thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Khả năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm kém.
W4: Năng lực marketing và R&D cịn thấp.
W5: Trình độ cơng nghệ còn hạn chế và lệ thuộc khách hàng.
W6: Hiệu quả trong thực hiện các chính sách đặc biệt trong chính sách hỗ trợ phát triển ngành của Chính phủ cịn thấp.
W7: Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm vẫn còn cao.
Các cơ hội
O1: Nhu cầu của thị trường trong nước lớn do nhu cầu bức thiết về hội nhập kinh tế.
O2: Xu thế cắt giảm chi phí bằng cách chuyển các công việc sang những nước giá rẻ, trong đó có Việt Nam.
O3: Sự phát triển mạnh mẽ về giáo dục, nền chính trị ổn định cùng các định hướng phát triển ngành của Chính phủ trong thời gian vừa qua đã làm cho ngành có những thuận lợi nhất định.
Thách thức
T1: Cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt hơn.
T2: Thói quen dùng hàng ngoại của khách hàng và người dân.
T3: Sự phát triển mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
T4: Sự khác biệt về địa lý với các thị trường chủ yếu.
T5: Trình độ cơng nghệ trên thế giới liên tục thay đổi và phát triển ở mức độ cao hơn.