năm kinh nghiệm của người lao động, đối với đội ngũ nhân viên kỹ thuật thì gần 50% có dưới 3 năm kinh nghiệm và chỉ có khoảng gần 25% có trên 5 năm kinh nghiệm và nhiều DN thiếu nhân viên có tay nghề, có kinh nghiệm và có kỹ năng ngoại ngữ; trong khi sinh viên mới tốt nghiệp đại học thì lại cần phải được đào tạo bổ sung từ 3 đến 6 tháng mới có thể bắt đầu làm việc được do cịn thiếu các kỹ năng cần thiết để làm việc ngay.
Bảng 3.6: Biến động nguồn nhân lực theo các vị trí làm việc ở DN vừa và nhỏ năm 2010 (N=50, ĐVT: số người trung bình/DN)
2009 2010
(tính đến thời điểm phỏng vấn)
Sa thải Bỏ việc Tuyển mới Sa thải Bỏ việc Tuyển mới Lãnh đạo, quản lý
nhóm trở lên 0.1 1 1.3 0.1 0.8 1.5
Chuyên gia cao cấp
(không quản lý) 0.4 0.6 0.6 0.1 0.6 0.8
Nhân viên CNTT 1.1 7.9 11.1 1.1 8.7 15.2
Nhân viên khác (kế
toán, phục vụ...) 0.5 4.5 5.5 1.4 4.4 7.6
Nguồn:Báo cáo khảo sát toàn cảnh ngành CNpPM Việt Nam (2010) của Vinasa
Bảng 3.7: Biến động nguồn nhân lực theo các vị trí làm việc ở DN lớn năm 2010 (N=3; ĐVT: số người trung bình/DN)
2009 2010
(tính đến thời điểm phỏng vấn)
Sa thải Bỏ việc Tuyển mới Sa thải Bỏ việc Tuyển mới Lãnh đạo, quản lý
nhóm trở lên 0 9 6.7 0 13.3 16.7
Chuyên gia cao cấp
(không quản lý) 0 0 0 0 0.3 0.3
Nhân viên CNTT 1.3 126.3 187.7 0 158.7 543
Nhân viên khác (kế
toán, phục vụ...) 0 146 171.7 0 148 197.7
Nguồn:Báo cáo khảo sát toàn cảnh ngành CNpPM Việt Nam (2010) của Vinasa
Đánh giá sơ kết về kỹ năng quản lý: Kỹ năng quản lý của DN phần mềm và đặc
biệt là các DN vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế thể hiện ở tỷ lệ DN vừa và nhỏ có chứng chỉ sản xuất theo quy trình chất lượng vẫn là khá thấp so với yêu cầu chung của ngành CNpPM, tình trạng biến động nguồn nhân lực dẫn đến việc làm giảm số năm kinh nghiệm của người lao động, đặc biệt là đội ngũ kỹ thuật và điều này đã có ảnh hưởng khơng nhỏ đến năng lực cạnh tranh của ngành CNpPM Việt Nam.
3.4.2 Công nghệ:
Công nghệ sản xuất là yếu tố cũng rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành, của DN. Công nghệ phù hợp sẽ cho phép tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của một DN và nói rộng hơn là của một ngành công nghiệp. Công nghệ thể hiện ở các chỉ tiêu công nghệ đầu vào (hoạt động R&D), công nghệ đầu ra (sản phẩm, giải pháp) và năng suất lao động của người lao động.
Hoạt động R&D: Một trong những yếu tố then chốt giúp ngành CNpPM Việt
Nam bứt phá, từ chỗ đi làm thuê (gia công phần mềm) tới chỗ tạo ra giá trị Việt Nam trong sản phẩm (thiết kế được sản phẩm) qua đó có thể vươn ra thị trường quốc tế hay đưa Việt Nam sớm trở thành một nước mạnh về CNTT vào năm 2020 như mục tiêu của Chính phủ đặt ra đó chính là hoạt động R&D.
Đây là hoạt động địi hỏi thời gian dài, chi phí cao và có độ mạo hiểm cao trong khi chưa mang lại lợi nhuận ngay do đó DN cần rất nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ như bảo vệ bản quyền, chính sách ưu đãi thuế và vốn vay và hạ tầng. Tuy nhiên hiện nay Nhà nước chưa có những chính sách hỗ trợ hiệu quả cho những vấn đề này, các DN chưa được ưu tiên sử dụng trong các dự án dùng vốn ngân sách dành cho hoạt động R&D cũng như việc triển khai pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ chưa đầy đủ và hiệu lực chưa cao. Điều này làm cho các DN chưa quyết tâm cao trong đầu tư nghiên cứu công nghệ và coi đây là yếu tố then chốt để phát triển.
Trong nhóm các DN phần mềm vừa và nhỏ thì có đến 55% DN chỉ dành từ 0 – 5%, 27,5% DN dành 6-10% và chỉ có 17,5% DN dành trên 10% tổng doanh thu cho hoạt động R&D (Vinasa, 2010). Như vậy tỷ lệ chi cho hoạt động R&D của các DN phần mềm Việt Nam thấp hơn khá nhiều so với DN Trung quốc là 22,5%1. Nguồn ngân sách chi cho R&D chủ yếu là từ doanh thu bán sản phẩm của DN, khơng có DN nào kể cả DN lớn dùng nguồn đầu tư cho R&D từ ngân sách của Chính phủ.
Bên cạnh khó khăn tài chính thì việc thiếu nhân viên có kiến thức và năng lực thực hiện R&D cũng là thách thức lớn nhất đối với việc tăng cường triển khai R&D không chỉ ở các DN vừa và nhỏ mà cũng là những thách thức cho ngay cả với các DN lớn như số liệu tại biểu đồ 3.14 dưới đây.