PHỤ LỤC 1: Các hộp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 90 - 92)

- Chủ tịch HC A Giám đốc Công viên phần mềm Quang Trung c Công ty Global Cyber Soft và ông Nguyễn Hữu Lệ Giám đốc Công ty TMA

PHỤ LỤC 1: Các hộp phân tích

PHỤ LỤC 1: Các hộp phân tích

Hộp 3: Nguồn nhân lực CNpPM Việt Nam còn nhiều hạn chế về kỹ năng mềm

“Ngoài hạn chế về ngoại ngữ, hiện nay sinh viên ngành CNTT còn nhiều hạn chế về kỹ năng mềm đó là: khả năng trình bày, làm việc theo nhóm, cập nhật cơng nghệ mới; đặc biệt sinh viên mới ra trường còn thiếu kiến thức, khả năng tư duy và làm việc độc lập kém”.

Đánh giá của Nguyễn Thanh Tuyên (2010) tại hội nghị quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực CNTT” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ TT – TT tổ chức tại Hà Nội sáng 21/04/2010

Hộp 2: Chương trình đào tạo CNTT của Việt Nam chưa phù hợp, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế

“Các chương trình đào tạo hiện nay cập nhật chậm so với sự thay đổi của công nghệ và chưa cân đối giữa lý thuyết và thực hành, thiếu các kiến thức xã hội bổ trợ, các chương trình thực tập nhiều khi chỉ làm cho có, đề tài khơng mang tính thực tiễn”. "Thiếu kỹ năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ, đào tạo chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế hay nhân viên chưa thích nghi được với áp lực kỹ năng chuyên nghiệp và nhất là áp lực về năng suất lao động".

Nhận xét của ơng Phí Anh Tuấn - giám đốc chi nhánh Tập đồn CMC phía Nam

(2007)

Nguồn: Báo Tuổi trẻ, Báo Lao động (ngày truy cập 14/01/2011)

Hộp 1: Sự phát triển của Ngành CNpPM Việt Nam cịn chưa có gì đáng nói so với Ấn độ, Trung quốc

“Q trình phát triển của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trong 10 năm qua có ý nghĩa vơ cùng quan trọng cho việc đặt nền móng ngành CNpPM. Tuy nhiên nếu so sánh với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp phần mềm Trung Quốc, Ấn Độ và vài nước khác thì sự phát triển của Việt Nam chưa có gì đáng nói. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng tựu trung nó phụ thuộc vào thị trường, nguồn lực phát triển (vốn, nhân lực, cơng nghệ), và những quyết sách của Chính phủ”.

Hộp 4: Nguồn nhân lực ngành CNpPM Việt Nam cần các yếu tố căn bản

“IBM mong muốn nguồn nhân lực có những yếu tố rất căn bản như: khả năng thích nghi, khả năng hướng tới khách hàng cũng như lấy khách hàng làm trung tâm, khả năng giao tiếp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, quyết tâm theo đuổi mục tiêu, đam mê công việc, khả năng tự chịu trách nhiệm, năng lực làm việc theo nhóm và tính trung thực....”

Phát biểu của Ơng Võ Tấn Long – Tổng giám đốc Cơng ty IBM Việt Nam tại hội nghị quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực CNTT” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ TT – TT tổ chức tại Hà Nội sáng 21/04/2010

Hộp 5: Thất bại của đề án 112

Đề án 112 là tên gọi tắt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án Tin học hóa hành chính nhà nước. Đây là 1 trong 7 chương trình hiện đại hóa hành chính nhà nước trong tổng thể 7 chương trình từ 2001 - 2010 về cải cách hành chính nhà nước. Mục tiêu chung của chương trình có 3 điểm lớn: Tiến hành tin học hóa quan hệ hành chính trong nội bộ cơ quan hành chính giữa Chính phủ với các bộ ngành, với các địa phương; Tin học hóa mối quan hệ giữa Chính phủ với nhân dân trong giải quyết các dịch vụ công, tạo thuận lợi hơn, hiện đại hơn cho quan hệ này; Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức nhà nước để thông qua tin học nâng cao chất lượng quản lý nhà nước. Tuy nhiên đề án này đã thất bại do Ban điều hành đề án thiếu năng lực, tiêu cực, tham nhũng và do bng lỏng trong quản lý của Chính phủ. Việc đề án thất bại đã gây lãng phí, thất thoát và đặc biệt là tạo ra sự ngưng trệ trong đầu tư cho ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước mà theo Thứ trưởng Bộ TT – TT Nguyễn Minh Hồng xác nhận “thất bại của Đề án 112 gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, gây tâm lý e ngại khi xem xét, giải quyết các việc liên quan đến các dự án ứng dụng CNTT”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 90 - 92)