Vai trị chính phủ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 57 - 58)

1 Theo nhận định của ông Chu Tiến Dũng, chủ tịch HCA.

3.2.6 Vai trị chính phủ:

Vai trị của Chính phủ có thể được xem như vai trò của “bà đỡ” đối với sự phát triển của bất kỳ một ngành cơng nghiệp nào. Vai trị này thể hiện rõ nhất khi xem xét ảnh hưởng của các chính sách đến sự phát triển của ngành. Đối với ngành CNpPM, từ đầu năm 2000, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định nhằm phát triển ngành với mục tiêu xây dựng ngành CNpPM thành một ngành cơng nghiệp mũi nhọn1

. Khơng chỉ có vậy Chính phủ cũng đang cố gắng hồn thiện dự án Chính phủ điện tử nhằm thực hiện quyết định số 48/2009/QD-TTg về "Ứng dụng CNTT- TT trong các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009-2010" và Đã ban hành Đề án sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT-TT giai đoạn 2015-2020 với các chương trình, dự án cụ thể

đang được dự thảo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành CNTT nói chung và CNpPM nói riêng. Đây là những yếu tố khá thuận lợi cho ngành CNpPM Việt Nam phát triển.

Tuy nhiên nhà nước vẫn chưa có chính sách hiệu quả để thị trường trong nước trở thành bàn đạp cho DN tiến ra nước ngồi cũng như chưa có chính sách cho DN trong nước được thực hiện các dự án lớn về CNTT của Nhà nước. Định hướng phát triển và chính sách quốc gia nhằm phát triển ngành CNpPM Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2010 là nhằm phát triển lĩnh vực gia công phần mềm (outsourcing) là chưa tồn diện, các chỉ tiêu về gia cơng xuất khẩu phần mềm, xây dựng các khu CNpPM tập trung, đào tạo hàng triệu lập trình viên để tham gia thị trường gia công, hỗ trợ lấy chứng chỉ CMMI cho DN phần mềm là các minh chứng cho chiến lược này.

Đầu tư của Nhà nước cho CNTT nói chung và cho CNpPM nói riêng chưa được như mong muốn: đầu tư của nhà nước chủ yếu gián tiếp qua chính sách thuế, trong khi vốn đầu tư của các DN cũng rất hạn chế. Bên cạnh đó nhiều chương trình, dự án ứng dụng CNTT bị dừng hoặc chậm triển khai và đầu tư cho phần mềm thấp hơn nhiều chi cho phần cứng (Vụ CNTT, Bộ TT – TT, 2009).

Ngoài ra các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh cho ngành CNpPM cả ở tầm DN và quốc gia đều chưa được chú trọng đúng mức. Việc thực thi luật pháp về bản quyền của Nhà nước còn chưa nghiêm dẫn đến tỷ lệ vi phạm bản quyền vẫn còn cao ở mức 85%, gây thiệt hại lên tới 353 triệu USD trong năm 2009 (so với 257 triệu USD của năm 2008), đứng thứ 24 trong số 30 quốc gia có giá trị vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất và là nước đứng thứ 13 về tỷ lệ vi phạm bản quyền ((BSA và IDC, 2010).

Vốn đầu tư tại các DN phần mềm và dịch vụ CNTT do tư nhân và các thành phần kinh tế ngoài nhà nước nắm giữ tuyệt đối. Điều này cho thấy mặc dù nhà nước rất quan tâm đưa CNpPM trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhưng mới chỉ dừng lại ở chủ trương chính sách. Nhà nước chưa đóng vai trị đầu tư xây dựng các đầu tầu và lực lượng nòng cốt, chủ lực để thực hiện mục tiêu đề ra, thả nổi các DN phát triển tự phát. Trong khi đó các ngành kinh tế quan trọng khác thì đều có vai trị của các tập đồn kinh tế nhà nước. Vì vậy trong thời gian qua tuy ngành CNpPM Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh nhưng vẫn chưa đạt như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)