Nhóm chính sách về hỗ trợ DN:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 82 - 83)

- Chủ tịch HC A Giám đốc Công viên phần mềm Quang Trung c Công ty Global Cyber Soft và ông Nguyễn Hữu Lệ Giám đốc Công ty TMA

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM

4.3.5 Nhóm chính sách về hỗ trợ DN:

- Có chính sách hỗ trợ cho các DN lớn của Việt Nam trở thành những DN có đủ sức cạnh tranh khơng chỉ trong thị trường trong nước mà cịn trên thị trường khu vực và thế giới và tạo thành thương hiệu quốc tế của ngành CNpPM Việt Nam khi bước ra nước ngồi.

- Khuyến khích các DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực CNpPM sát nhập, liên kết để tăng quy mô cạnh tranh và tạo sức cạnh tranh cho tồn ngành.

- Có chính sách hỗ trợ những sản phẩm đã có thương hiệu nhất định tại thị trường trong nước hoặc những sản phẩm đã vươn ra thế giới sớm trưởng thành và có vị trí quốc tế.

- Có chính sách hỗ trợ DN về đào tạo kỹ năng quản lý, xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất, quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế.

- Có chính sách ưu tiên cho các DN CNTT nói chung và CNpPM nói riêng của Việt Nam được tiếp cận các nguồn tài chính, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và nguồn trái phiếu Chính phủ huy động trên thị trường tài chính

quốc tế. Khuyến khích các Ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại nhà nước ưu tiên cho các DN Việt Nam vay vốn triển khai các dự án đầu tư phát triển CNTT, trong đó có các dự án thuộc lĩnh vực phần mềm.

- Hỗ trợ các DN trong việc nghiên cứu thị trường, xác định các lĩnh vực trọng điểm (gia công sản xuất phần mềm, gia cơng thực hiện quy trình kinh doanh và dịch vụ cho nước ngoài, sản xuất phần mềm nhúng), thị trường trọng điểm (Châu Âu, Mỹ, Nhật) để tập trung đầu tư, phát triển, tích lũy vốn và kỹ thuật làm nền mở rộng thị trường thế giới.

- Hỗ trợ DN quảng bá hình ảnh ngành CNpPM ra thế giới thơng qua các hoạt động ngoại giao, các hoạt động hợp tác quốc tế và kêu gọi thu hút đầu tư.

- Tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho DN phần mềm, trong đó chú trọng khâu quy hoạch và phát triển các khu CNpPM ở những thành phố lớn, tránh dàn trải phát triển ở những vùng sâu, vùng xa.

- Nâng cao hiệu quả ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ và phát triển từ Chính phủ, đặc biệt nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong công tác triển khai các chính sách của Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)