Nhóm chính sách về phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 80 - 81)

- Chủ tịch HC A Giám đốc Công viên phần mềm Quang Trung c Công ty Global Cyber Soft và ông Nguyễn Hữu Lệ Giám đốc Công ty TMA

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM

4.3.1 Nhóm chính sách về phát triển nguồn nhân lực:

- Chuẩn hóa chương trình đào tạo và nội dung đào tạo: Trước tiên cần phải tiến

hành phân tích, xác định khối kiến thức, kỹ năng, tương quan giữa lý thuyết và ứng dụng theo hướng không coi nhẹ yếu tố hàn lâm nhưng cũng không coi trọng yếu tố ứng dụng song song với tham khảo nhu cầu của DN để làm cơ sở xây dựng chương trình chuẩn quốc gia chung về đào tạo CNTT đối với các trình độ như đại học, cao đẳng, trung cấp để người sử dụng lao động, sinh viên và các cơ quan quản lý nhà nước có được tiếng nói chung về chất lượng nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó các trường đại học cần có những bước đột phá trong hợp tác với một số trường đại học có uy tín của các nước phát triển nhằm xây dựng chương trình đào tạo gắn với thực tế ngành theo quy trình chuẩn của các nước này, đồng thời nhập khẩu chương trình và nội dung đào tạo của các trường đại học tiến tiến hàng đầu thế giới. Đẩy mạnh sử dụng tiếng Anh trong đào tạo CNTT thông qua lồng ghép giảng dạy các chứng chỉ, các quy trình quốc tế vào chương trình giáo dục đại học cùng với tiếp tục đẩy mạnh đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ CNTT ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Đặc biệt cần xem xét thực hiện mơ hình đưa tiếng Anh vào làm một trong những môn thi tuyển sinh của ngành CNTT.

- Phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hóa: Xu thế phát triển của

ngành CNpPM hiện nay là hướng tới sự chuyên nghiệp hóa, trong đó khâu sản xuất sản phẩm và khai thác sử dụng sản phẩm là hai cơng đoạn hồn tồn khác nhau và đòi hỏi mức độ hiểu biết và các kỹ năng khác nhau. Vì vậy đội ngũ nhân lực phục vụ sản xuất sản phẩm cần được đào tạo chuyên sâu vào những lĩnh vực cụ thể để sản xuất ra sản phẩm chun nghiệp có trình độ cao song song với đội ngũ nhân lực có hiểu biết chung về CNTT nhằm đáp ứng được yêu cầu ứng dụng hiệu quả hơn sản phẩm CNTT trong thực tiễn. Trong đó đội ngũ nhân lực có hiểu biết chung về CNTT cần được đào tạo với số lượng lớn và rộng rãi vì đây cũng chính là yếu tố để thúc đẩy nhu cầu và thị trường của ngành CNpPM.

- Đổi mới phương pháp dạy và học: Các giảng viên cần thường xuyên cập nhật

cao vào giảng dạy. Có sự hướng dẫn, định hướng và đưa ra những yêu cầu học tập đối với sinh viên ngành phần mềm để đảm bảo khi sinh viên tốt nghiệp phải là những kỹ sư phần mềm am hiểu kỹ thuật và thực tế; có kiến thức xã hội và biết tổ chức thực hiện, quản lý dự án; có khả năng tự học hỏi nâng cao trình độ; có khả năng tự chủ và có thể điều chỉnh hành vi của mình theo sự thay đổi.

- Thu hút nguồn lực: Song song với việc đào tạo, duy trì được nguồn nhân lực

trong nước có trình độ cao thì cũng cần có chính sách ưu đãi và hút các trí thức, các chuyên gia Việt Nam giỏi trong ngành hiện đang làm việc tại nước ngoài về quê hương làm việc nhằm rút ngắn khoảng cách về kiến thức, công nghệ của ngành CNpPM trong nước với thế giới thông qua việc chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ mà họ tiếp nhận được từ các môi trường ở các quốc gia phát triển. Đồng thời qua đó có thể quảng bá hình ảnh về một mơi trường kinh doanh năng động của Việt Nam trong lĩnh vực phần mềm.

- Hỗ trợ về tài chính: Có chính sách ưu đãi tín dụng mở trường đào tạo CNTT

trong DN; hỗ trợ đầu tư để hình thành một số khu đào tạo CNTT-TT tập trung tại một số địa phương, trong đó tập trung vào Hà nội và TP. HCM; lập quỹ cho vay ưu đãi với dự án đào tạo nhân lực CNTT; hỗ trợ tín dụng cho sinh viên CNTT và hỗ trợ một phần học phí cho sinh viên CNTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)