Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trườngcủa MobiFone tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển thị trường cho mạng điện thoại di động mobifone tại tỉnh trà vinh (Trang 64 - 68)

4. Phương pháp nghiên cứu: 3 

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trườngcủa MobiFone tại chi nhánh

chi nhánh tỉnh Trà Vinh:

2.4.1. Ảnh hưởng bởi môi trường vĩ mô:

Về kinh tế: Đa số người dân tại Trà vinh có thu nhập chính từ nơng nghiệp,

ngư nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, kinh tế Trà Vinh đã có những thay đổi đáng kể, thu nhập bình quân theo đầu người tăng. Đặc biệt là sự kiện quan trọng đánh dấu một bước ngoặc trong tiến trình phát triển của tỉnh Trà Vinh đó là việc Thị xã Trà Vinh chính thức trở thành Thành phố trực thuộc tỉnh năm 2010.

Bên cạnh đó là sự phê duyệt của Chính phủ trong việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện tại huyện Duyên Hải, xây dựng luồng tàu biển cho tàu có trọng tải lớn vào đồng bằng sông Cửu Long nối liền cửa biển Định An (Huyện Trà Cú) và Cần Thơ. Có thể nói đây chính là cơ hội vơ cùng lớn cho tỉnh Trà Vinh trong công cuộc hội nhập với nền kinh tế trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trên toàn quốc. Tạo nên cơ hội mới cho sự phát triển thị phần của mạng di động MobiFone.

Về công nghệ: Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet trở thành một yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động của ngành.

Mơi trường chính trị và pháp luật: chính sách khuyến khích phát triển dịch

vụ mà đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông – thông tin liên lạc trong những năm gần đây của chính phủ nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng là một lợi thế cho sự phát triển của các mạng di động trong thời gian tới.

Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng hồn hiện, giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng được rút ngắn, chính quyền địa phương rất quan tâm tháo gỡ các rào cản trong hoạt động kinh doanh nhằm thúc đẩy đầu tư, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.

Hoạt động khai thác mạng Mobifone tại tỉnh Trà Vinh chịu sự quản lý nhà

nước của sở Bưu chính, Viễn thơng của tỉnh. Đồng thời chi nhánh chịu sự quản lý

của Trung tâm VMS Mobifone khu vực IV gây bị động trong quá trình hoạt động.

Bên cạnh đó, chính sách quản lý của tỉnh cũng chưa rõ ràng, đều này tạo điều kiện dễ dàng trong kinh doanh hiện tại nhưng khó khăn trong việc định hướng lâu dài.

Về văn hoá xã hội: về sắc thái văn hố, nó vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống lại vừa chịu ảnh hưởng của môi trường, lãnh thổ và khu vực. Sắc thái văn hoá in đậm lên dấu ấn ứng xử của người tiêu dùng trong đó có vấn đề quan niệm và thái độ đối với hàng hoá, dịch vụ mà họ cần mua, sự gia tăng của tiêu dùng dẫn đến nhu cầu liên lạc, trao đổi thông tin ngày một gia tăng. Tại Trà Vinh, một bộ phận lớn khách hàng có điều kiện kinh tế cịn gặp khó khăn nên hầu hết trong số họ có hành vi

ứng xử khi mua hàng cũng khác, họ chỉ quan tâm đến giá sản phẩm như giá cước, chương trình khuyến mãi là chủ yếu mà ích quan tâm đến các yếu tố nâng cao giá trị sản phẩm như các chương trình chăm sóc khách hàng, các dịch vụ gia tăng, tên thương hiệu, cung cách phục vụ….

Về dân số, dân cư: Trà Vinh có cơ cấu dân số khá đơn giản, trong tỉnh chủ

yếu có 3 dân tộc chính là người Việt, Hoa và Khmer. Trong đó dân tộc Khơmer chiếm 30%. Trong đó một số khu vực trọng điểm như Trung tâm tỉnh, huyện, xã tập

trung đông dân cư, một bộ phận dân tộc Khơmer cịn sống trong các Phom, Sóc1

(những vùng tâp dân cư), gây khó khăn cho cơng tác tun truyền.

2.4.2. Ảnh hưởng bởi môi trường vi mô:

Hiện nay Chi nhánh VMS MobiFone Trà Vinh hoạt động chủ yếu dựa vào sự chỉ đạo của Trung tâm VMS khu vực IV, đây cũng vừa là lợi thế vừa là khó khăn trong hoạt động kinh doanh hiện tại, vì phần lớn các hoạt động lớn tại chi nhánh phải thông qua Trung tâm IV, điều này đã ảnh hưởng một phần trong việc phát triển các ý tưởng riêng tại Chi nhánh.

Khách hàng tiêu thụ và đại lý: Khách hàng tiêu dùng chủ yếu của chi nhánh

là mọi thành phần trong xã hội, phân bố rộng khắp toàn tỉnh ở 07 Huyện và 01

Thành phố. Tuy nhiên số lượng khách hàng sử dụng còn hạn chế, đặc biệt tỉnh Trà Vinh có khoảng 30% dân tộc Khơmer và đa số lao động nông thôn, nhưng tỷ lệ những người này sử dụng mạng Mobifone làm phương tiện liên lạc chưa nhiều.

Một khi có nhiều mạng viễn thơng để lựa chọn, thì khách hàng ngày càng nhận biết và đòi hỏi cao hơn sự nổ lực từ các đơn vị kinh doanh của các mạng này. Đối với mạng Mobifone cũng vậy, mặc dù trong hiện tại khách hàng quan tâm nhiều đến chất lượng cuộc gọi, giá cả và các chương trình khuyến mãi. Tuy nhiên, việc kinh doanh ln địi hỏi sự hoàn hảo từ chất lượng cuộc gọi, chất lượng mạng lưới,

thái độ phục vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng chu đáo, dịch vụ gia tăng nhiều,

tính giá cước hợp lý.... Vì thế Mobifone cần đầu tư nhiều hơn các yếu tố này để

không những thu hút khách hàng mà còn giữ chân khách hàng hiện tại.

                                                            

Trước sự xuất hiện một số mạng di động mới. Để thâm nhập thị trường, Các

mạng này đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho người tiêu dùng, đồng thời cũng có

nhiều chính sách “chiêu dụ” các đại lý bán hàng cho mình. Vì thế, các đại lý một khi có nhiều sự lựa chọn khi cộng tác với các mạng thì áp lực kênh phân phối xây dựng và giữ vững kênh phân phối cũng như ổn định, và phát triển doanh số của các đại lý vô cùng to lớn.

Đối thủ cạnh tranh: khi thị trường viễn thông hội tụ đến 07 nhà cung cấp

dịch vụ di động: Vinaphone, MobiFone, Viettel, HT mobile, EVN Telecom, S-fone, Beeline. Có được những thơng tin về đối thủ cạnh tranh sẽ đảm bảo việc Chi nhánh có một chiến lược phát triển phù hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bên cạnh đó, thị phần của Chi nhánh đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các

mạng viễn thông khác như Vinaphone, đặc biệt là Viettel, điều này đang là sự cản trở lớn trong công tác mở rộng thị phần của chi nhánh hiện nay. Theo đánh giá thì sự cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn và nguy cơ giảm thị phần của Mobifone trong thời gian tới.

Đối với mạng điện thoại di động Viettel:

Trong thời gian hiện nay và sắp tới Viettel chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gay gắt nhất đối với Mobifone. Với tiềm lực mạnh, cơ sở rộng khắp với cơ sở là các đơn vị quân đội điều đó cho phép cơng ty triển khai mạng lưới một cách nhanh

chóng và hiệu quả. Sản phẩm đa dạng, các chương trình quảng cáo, chính sách

khuyến mãi của họ tác động tốt đối với khách hàng đặc biệt là những khách hàng

khu vực nơng thơn. Mạng Viettel có mạng lưới các trạm phủ sóng rộng và chính

sách lắp đặt các trạm nhanh, hợp lý và hiệu quả thu hút nhiều khách hàng. Tuy

nhiên, nhược điểm của Viettel là chính sách và cung cách chăm sóc khách hàng, đại lý của mạng Viettel thiếu tính chuyên nghiệp, nhân viên thiếu kinh nghiệm.

Đối với mạng di động Vinaphone:

Vinaphone có ưu điểm lớn là dựa vào hệ thống các Bưu điện tỉnh, huyện và các Bưu cục ở các xã. Vì vây, kênh phân phối của Vinaphone được tổ chức khá chặt chẽ và gắn liền với hệ thống này, Vinaphone giao quyền cho các Bưu điện quản lý và

phân phối sản phẩm cho các đại lý tại khu vực mình quản lý. Chính sách bán hàng của Vinaphone thống nhất, không chia vùng và không khống chế số lượng để tính

hoa hồng. Tuy nhiên, điểm yếu của Vinaphone là chất lượng dịch vụ chưa tốt, đội

ngủ chăm sóc khách hàng chưa chuyên nghiệp, các dịch vụ gia tăng chưa đa dạng và phổ biến. Các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi chưa nhiều và hiệu quả cịn khơng cao.

Bên cạnh đó có thể có nguy cơ xâm nhập các mạng di động khác như:

Vietnam Mobile, Beeline….với những ưu điểm là giá rẻ từ sản phẩm đến cước sử

dụng, bên cạnh đó là các chương trình quảng cáo và khuyến mãi đang hấp dẫn. Tuy nhiên hạn chế của các mạng này là mới gia nhập thị trường, tỷ lệ khách hàng biết đến chưa cao, hệ thống phân phối, chất lượng mạng lưới còn thấp, sự tin tưởng của khách hàng vào các mạng này chưa cao.

Sản phẩm thay thế: ngành viễn thông rộng, đồng thời với sự phát triển của

cơng nghệ, người tiêu dùng có nhu cầu đa dạng khi sử dụng các phương tiện liên lạc. Điển hình phương tiện thay thế đầu tiên quen thuộc đối với mỗi gia đình là điện thoại cố định. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, trong tương lai có rất nhiều sản phẩm thay thế đóng vai trị khá quan trọng là máy tính, thơng qua các chức năng của máy tính để trao đổi thơng tin như: Mail, chat Voice, điện thoại internet,….hay

một công nghệ hiện đại khác thay thế điện thoại di động điều đó ảnh hưởng một

phần nào đó về thị trường mạng điện thoại di động.

2.5 Xây dựng Ma trận SWOT cho mạng điện thoại di động Mobifone tại tỉnh Trà Vinh:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển thị trường cho mạng điện thoại di động mobifone tại tỉnh trà vinh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)