Phân tích điểm yếu (Weaknesses): 61 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển thị trường cho mạng điện thoại di động mobifone tại tỉnh trà vinh (Trang 70 - 71)

4. Phương pháp nghiên cứu: 3 

2.5.2 Phân tích điểm yếu (Weaknesses): 61 

- Kém khả năng cạnh về giá cước: do là mạng chiếm thị phần khống chế nên cũng như Vinaphone thì MobiFone khơng được phép giảm giá cước để cạnh tranh. Vì vậy trong khoảng thời gian ngắn, sự xuất hiện của Viettel với chiến lược về giá và nhiều hình thức khuyến mãi đã nhanh chóng thay đổi thị phần các mạng di động. Giá cước tin nhắn còn khá cao so với các mạng khác (290 đồng/SMS nội mạng và 350 đồng/SMS ngoại mạng).

- Mạng phủ sóng chưa rộng khắp: Số trạm phát sóng cịn hạn chế, cả tỉnh hiện nay có 189 trạm phát sóng (đứng thứ 2 sau Viettel là 247 trạm). Tuy nhiên, các trạm

phát sóng chỉ đặt tại những vị trí có mật độ dân cư đông như: Trung tâm huyện,

Thành phố. Riêng đối với những khu vực nông thôn, vùng sâu chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

- Chậm chạp trong chiến lược cạnh tranh: trước khi Viettel gia nhập thị trường thông tin di động, thị trường này là bức tranh đơn sắc của 2 doanh nghiệp thuộc VNPT là Mobifone và Vinaphone chiếm 97% thị phần. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về viễn thơng, Viettel khó có thể trở thành một đối thủ thực sự của

Mobifone khi nhìn vào bài học đắt giá của S-Fone. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng

Viettel đi vào hoạt động thị trường thông tin di động đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Bằng chiến lược cạnh tranh về giá, các chương trình khuyến mãi thường xuyên và

hướng đến phục vụ nhiều tầng lớp khách hàng trên khắp mọi miền tổ quốc, kể cả

nông thôn, biên giới, hải đảo. Viettel đã trở thành mạng có tốc độ phát triển nhanh nhất chỉ trong một thời gian ngắn. Trong khi đó Mobifone chưa có động thái tích

cực, khơng đưa ra được giải pháp hiệu quả, dẫn đến mất thị phần đáng kể. Tại Trà

Vinh Mobifone là đơn vị đi sau Viettel trong công tác tiếp cận thị trường khu vực

- Chi nhánh mới thành lập, một số công việc chưa đi vào nề nếp. Chi nhánh hoạt động tại Trà Vinh được gần 3 năm, chính vì thế chưa được khách hàng biết đến nhiều cũng như chưa tạo được nhiều mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh.

- Không chủ động được nguồn vốn do chịu sự quản lý của Trung tâm IV - Đội ngũ nhân viên trẻ nên còn non kém về kinh nghiệm, khả năng va chạm thực tế còn thấp và còn mỏng về lực lượng: tuy chi nhánh đã tuyển dụng nhiều nhân viên nhưng vẫn chưa thể cung cấp đủ cho các bộ phận. Một số nhân viên cịn kiêm nhiều cơng việc dẫn đến hiệu quả chưa cao gây khó khăn trong cơng tác quản lý.- Đội ngũ nhân viên kĩ thuật là cịn yếu gây khó khăn, chậm trễ trong cơng tác sữa chữa, ứng cứu khi gặp những sự cố về kĩ thuật.

- Chiến lược phát triển thương hiệu thu hút khách hàng trong thời gian qua như: bán hàng lưu động, quảng cáo trên báo, đài phát thanh truyền hình, tiếp thị trực tiếp, tài trợ nhằm mục đích quảng bá hình ảnh, tài trợ an sinh xã hội, tham gia hội chợ triển lãm.....chưa mang tính nổi bậc và định hướng lâu dài.

- Nhân viên tại các cửa hàng, các đại lý… quan tâm nhiều đến doanh số mà chưa có cái nhìn tích cực về thương hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển thị trường cho mạng điện thoại di động mobifone tại tỉnh trà vinh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)