Phát triển nhân sự

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần điện lực khánh hòa (Trang 31 - 39)

Phát triển nhân sự là sự định hướng lâu dài trong tương lai và thường quan tâm đến việc đào tạo kết hợp với giáo dục.

Đối tượng là những người có năng lực, có khả năng tiến bộ, có khả năng phân tích và cho tất cả các loại lao động ở mọi cấp để họ phát triển cao hơn.

Các phương pháp phát triển nhân sự:

- Phát triển trong công việc: Bao gồm luân chuyển công việc, thay đổi vị trí làm việc, thay đổi địa vị, đảm đương các chức vụ khác nhau.

- Phát triển ngoài công việc: Bao gồm việc sử dụng các bài giảng và hội thảo, các trò chơi kinh doanh các hoạt động ngoại khoá…

Đào tạo và phát triển nhân sự sẽ tạo ra các cơ hội thăng tiến. Việc đánh giá đúng đắn năng lực, thường xuyên tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động sẽ mất đi phần ý nghĩa nếu không thực hiện sự thăng tiến.

Thăng tiến hợp lý sẽ tạo động lực thúc đẩy sự nỗ lực hành động người lao động về tâm lý, sự nỗ lực của người lao động nhằm mục tiêu là được thăng tiến vào những vị trí thích hợp.

Lựa chọn những người có đủ năng lực phù hợp với việc thực hiện các chức năng quản trị, các công việc được giao.

Tạo dựng đội ngũ cán bộ quản lý và những người lao động có trình độ tay nghề giỏi.

Kích thích người lao động không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phát huy trí lực của người lao động trong doanh nghiệp.

Để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo, phát triển nhân sự trong doanh nghiệp cần tiến hành các bước sau:

Bước 1: Chọn người để bồi dưỡng đào tạo.

Bước 2: Phân tích thực trạng năng lực của đối tượng để xác định nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo.

Bước 3: Lập kế hoạch đào tạo. Bước 4: Thực hiện kế hoạch đào tạo. Bước 5: Đánh giá kết quả đào tạo.

Bước 6: Thăng cấp, nâng bậc (thực hiện sự thăng tiến). 1.2.6. Đãi ngộ nhân sự

1.2.6.1. Sự cần thiết

Công tác quản trị nhân sự chỉ có thể đạt hiệu quả khi mà thành viên trong đơn vị yên tâm trong công tác, hăng say với công việc. Nhà quản trị cần hiểu họ để có những đánh giá, chính sách, chế độ hợp lý đối với sự cống hiến của họ. Người lao động được kích thích nâng cao năng suất, chất lượng công tác khi sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần được đáp ứng. Thông qua việc đãi ngộ sẽ giúp cho doanh nghiệp duy trì, củng cố và phát triển đội ngũ lao động cả về vật chất và tinh thần, từ đó duy trì và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2.6.2. Các hình thức đãi ngộ nhân sự

Đãi ngộ nhân sự trong các doanh nghiệp hiện nay tồn tại trên hai hình thức cơ bản là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính.

1.2.6.2.1. Đãi ngộ tài chính:

Là việc đáp ứng nhu cầu vật chất của người lao động thông qua đãi ngộ tài chính trực tiếp và gián tiếp.

a. Đãi ngộ tài chính trực tiếp:

Gồm tiền lương và tiền thưởng.

 Tiền lương:

Là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động tương ứng với số lượng và chất lượng lao động của người lao động đã hao phí trong quá trình thực hiện những công việc mà người sử dụng lao động giao.

Bản chất của tiền lương cũng thay đổi tuỳ theo các điều kiện trình độ phát triển kinh tế, xã hội và nhận thức của con người. Trước đây, tiền lương được coi là giá cả sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Giờ đây, với việc áp dụng quản trị nhân sự vào trong các doanh nghiệp, tiền lương không chỉ đơn thuần là giá cả sức lao động nữa. Quan hệ giữa người chủ sử dụng sức lao động và người lao động đã có những thay đổi căn bản. Tiền lương được ấn định bằng sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc bằng pháp luật và quy định của Nhà nước.

Trong thực tiễn, các doanh nghiệp thường áp dụng một hoặc cả hai hình thức trả lương: theo thời gian và theo sản phẩm.

- Hình thức trả lương theo thời gian:

Tiền lương theo thời gian là tiền lương thanh toán cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc và trình độ chuyên môn của họ. Hình thức này thường được sử dụng rộng rãi đối với một số loại công việc của lao động không lành nghề hoặc những công việc không tiến hành định mức chính xác và chặt chẽ do

tính chất của công việc, nếu trả lương theo sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượng sản phẩm, không mang lại hiệu quả thiết thực. Tiền lương theo thời gian trả cho nhân viên thường được tính trên cơ sở số lượng thời gian làm việc và đơn giá tiền lương trong một đơn vị thời gian.

- Hình thức trả lương theo sản phẩm:

Là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà người lao động tạo ra và đơn giá tiền lương theo sản phẩm.

1 ( * ) sp i L Di Qi    Trong đó: Lsp: Lương tính theo sản phẩm

Di: Đơn giá lương cho một sản phẩm Qi: Số lượng sản phẩm sản xuất

Trong thực tế hiện nay, hình thức trả lương theo sản phẩm đã được đa dạng hoá thành nhiều hình thức cụ thể khác nhau như: Trả lương khoán sản phẩm, trả lương sản phẩm có thưởng, khoán có thưởng…

Tiền thưởng:

Là một loại kích thích vật chất đối với người lao động. Đó là một phần lợi nhuận mà doanh nghiệp trả cho người lao động bổ sung cho tiền lương để quán triệt nguyên tắc phân phối trong lao động.

Mục đích của tiền thưởng là nhằm khuyến khích người lao động, đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tập trung nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả lao động.

Bên cạnh tiền lương, tiền thưởng là một trong những đòn bẩy kinh tế mà doanh nghiệp sử dụng nhằm kích thích, thúc đẩy nhân viên làm việc nhiệt tình hơn, có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như sáng tạo trong công tác của mình. Qua đó tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà quản trị luôn luôn chú ý xây dựng lập quỹ khen thưởng để phân phối cho nhân viên một cách hợp lý.

b. Đãi ngộ tài chính gián tiếp:

Thông qua các chính sách phúc lợi trong doanh nghiệp. Phúc lợi mà người lao động được hưởng bao gồm nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo các yếu tố như quy định của Nhà nước, tập quán trong nhân dân, mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính và hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp. Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp dù ở cương vị nào. Phúc lợi của doanh nghiệp bao gồm: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, tiền hưu trí, tiền nhân dịp ngày lễ, đi nghỉ, điều dưỡng, các ngày nghỉ được trả lương, quà tặng của doanh nghiệp cho nhân viên vào những ngày đặc biệt.

1.2.6.2.2. Đãi ngộ phi tài chính

Lương và đãi ngộ tài chính là những khoản thu nhập cần thiết cho người lao động và các thành viên trong gia đình họ. Khi lĩnh lương, lĩnh thưởng hay nhận được những khoản trợ cấp, phúc lợi, người lao động sẽ cảm thấy được sự quan tâm, săn sóc của công ty đối với mình. Họ đã nhận được thành quả lao động của mình và họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm với những gì họ nhận được. Tuy nhiên, không chỉ có tiền bạc mới động viên nhân viên mà còn có những đãi ngộ kích thích phi tài chính, các yếu tố tâm lý chi phối thái độ của người lao động trong quá trình làm việc, tức là phải tạo ra những điều kiện thuận lợi làm giảm mức độ căng thẳng mệt mỏi, tạo ra không khí phấn khởi tại nơi làm việc, tại vì có những nhu cầu của con người không thể thoả mãn bằng vật chất nói chung hay tiền bạc nói riêng mà kiếm tiền chỉ là một trong những động cơ thúc đẩy con người làm việc. Vì vậy, trong cơ cấu đãi ngộ người lao động, các nhà quản trị phải quan tâm tới những đãi ngộ phi tài chính.

1.2.7. Kỷ luật lao động

Thi hành kỷ luật lao động gồm các hình phạt với nhân viên khi không đáp ứng

đúng tiêu chuẩn đã định.

Mục đích chủ yếu của thi hành kỷ luật là nhằm đảm bảo hành vi của nhân viên phù hợp với quy định của tổ chức doanh nghiệp. Do vậy, thi hành kỷ luật thường không phải là giải pháp tối ưu. Thi hành kỷ luật đúng lúc và đúng cách giúp cho nhân viên có ý thức kỷ luật hơn, có năng suất hơn và vì thê có lợi cho nhân viên trong tiến trình công tác.

Tiến hành thi hành kỷ luật một cách đúng đắn, khoa học có tác dụng to lớn nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác của nhân viên và qua sơ đồ này cũng cho thấy khi có những thay đổi về môi trường sẽ xuất hiện những quy định nào đó không phù hợp, giúp cho các cấp quản trị có sự điều chỉnh phù hợp.

Sơ đồ 1.3 : Tiến trình thi hành kỷ luật

Mục tiêu của doanh nghiệp

Quan sát thi hành

Truyền đạt quy chế cho nhân viên Đề ra quy chế quy định

Tiến hành kỷ luật phù hợp Đối chiếu việc thi hành với nội quy

1.2.8. Tổ chức phục vụ nơi làm việc.

1.2.8.1. Trang bị nơi làm việc

 Tổ chức phục vụ nơi làm việc

Nơi làm việc là một phần diện tích sản xuất được trang bị những phương tiện kỹ thuật hiện đại để thực hiện quá trình lao động. Nơi làm việc được trang bị những phương tiện vật chất để phục vụ cho các công việc hàng ngày để hoàn thành các kế hoạch đề ra. Việc bố trí nơi làm việc, vật dụng trong các phòng ban, tổ đội sản xuất một cách hợp lý có vai trò rất quan trong trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổ chức phục vụ nơi làm việc bao gồm các vấn đề như trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ và tổ chức, bố trí nơi làm việc phù hợp với những yêu cầu tâm sinh lý của nhân viên, vệ sinh an toàn lao động và thẩm mỹ trong sản xuất.

Việc tổ chức phục vụ bao gồm việc bố trí nơi làm việc, cải thiện điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

 Bố trí nơi làm việc là việc tính toán, sắp xếp những máy móc thiết bị một cách hợp lý nhằm tạo ra những nơi làm việc tối ưu, đảm bảo quy trình hoạt động với hiệu suất cao, đồng thời tiết kiệm sức lực và đảm bảo an toàn lao động. Mức độ hợp lý của nơi làm việc thường được xem xét trên các mặt: kinh tế, vệ sinh an toàn lao động và thẩm mỹ.

1.2.8.2. Điều kiện vệ sinh lao động

 Vệ sinh an toàn lao động: Bao gồm các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, bụi bẩn, chiếu sáng trong sản xuất.

 Thẩm mỹ: Việc chọn màu sắc sẽ làm tăng cường hưng tính của vỏ não, giảm sụ mệt mỏi. Càn sơn tường, trồng cây xanh, chọn màu cho các trang bị cũng như quần áo cho cán bộ công nhân viên họp lý, trồng cây xanh để gây ảnh hưởng tích cực đến con người.

1.2.8.3. Điều kiện tổ chức lao động và nghỉ ngơi

Chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý là lần lượt thay thế cho các chu kỳ lao động và nghỉ ngơi sao cho hoạt động lao động nặng, căng thẳng tức thời được dừng lại khi bắt đầu mệt nhọc, công nhân phục hồi lại khả năng làm việc.

1.2.8.4. An toàn lao động và bảo hộ lao động

Nó đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến tâm lý của con người lao động khi làm việc, Nếu tạo được môi trường an toàn cho người lao động họ sẽ an tâm làm việc, vì thế mà năng suất lao động được nâng cao.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần điện lực khánh hòa (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)