KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ, NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VÀ BỘ NGÀNH LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 97 - 101)

- Sáu là, trình độ cán bộ làm cơng tác kiểm tốn nội bộ, chưa theo kịp sự

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

3.4. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ, NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VÀ BỘ NGÀNH LIÊN QUAN

NGÀNH LIÊN QUAN

Một là, Chính phủ cần mạnh mẽ hơn trong việc thực hiện tái cấu trúc kinh tế,

phải chọn khâu ưu tiên đột phá và lộ trình tái cơ cấu kinh tế trong điều kiện nguồn lực tài chính quốc gia hạn hẹp, phải tái cơ cấu chức năng phân bổ vốn của hệ thống tài chính hiện hành theo hướng kích thích vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh

doanh. Tạo mơi trường, động lực khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường và đổi mới hình thức chi đầu tư, nghiên cứu và phát triển để cải thiện khả năng hấp thụ những công nghệ mới và hiện đại cũng như xây dựng được năng lực cạnh tranh công nghiệp quốc gia.

Hai là, xem xét thành lập một cơ quan thực hiện chức năng phối hợp chính

sách tài khóa và chính sách tiền tệ độc lập với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Các chính sách tiền tệ và tài khóa phải chủ động phản ứng trung hòa với những biến động của tổng cầu, tức là kích thích tổng cầu trong thời kỳ suy giảm và kiềm chế tổng cầu trong thời kỳ tăng trưởng quá nóng. Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách cần duy trì một mơi trường kinh tế vĩ mơ ổn định với tỷ lệ lạm phát trung bình thấp, dưới 2 con số, tốt nhất khoảng 7-8%/năm, có thể kéo xuống 5-6% khi đã đẩy được tăng trưởng kinh tế lên cao hơn.

Ba là, cần xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ theo một qui tắc nhất

quán, minh bạch, độc lập, và có tính giao tiếp với thị trường hơn; Tôn trọng các qui luật thị trường và tạo ra các khuyến khích đúng cho người dân và nền kinh tế tự vận hành thay vì sử dụng các biện pháp hành chính giật cục. Ở một bước cao hơn, nền kinh tế sẽ có thể đạt được tính ổn định nếu các nhà hoạch định chính sách tiền tệ có những chiến lược lâu dài và cam kết thực hiện nó.

Bốn là, rà sốt lại tồn bộ hệ thống khung pháp lý điều tiết hệ thống ngân

hàng hiện tại. Trên cơ sở tham chiếu thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, cần có các điều chỉnh phù hợp, phát triển các thể chế còn đang khuyết, nhằm đảm bảo tính đồng bộ của khung pháp lý để các NHTM có thể chủ động, linh hoạt hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, song vẫn đảm bảo các yêu cầu thận trọng, an toàn đối với khu vực tài chính, với vấn đề ổn định vĩ mô và hỗ trợ phát triển kinh tế. Hoàn thiện các chế tài xử phạt khi có vi phạm, gắn kết được lợi ích với rủi ro ở mức nhất định trong khi vẫn duy trì sự ổn định của hệ thống ở mức cho phép.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, ACB đã có bước phát triển nhanh và mạnh mẽ, trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của ACB vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của nhà đầu tư do năng lực cạnh tranh còn thấp. Đặc biệt, trong giai đoạn kinh tế khó khăn dưới tác động của khủng hoảng tài chính 2008 và xu thế cạnh tranh gay gắt trong ngành ngân hàng, năng lực cạnh tranh của ACB đã giảm sút và bộc lộ một số hạn chế nhất định.

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của ACB, luận án đã sử dụng mơ hình SWOT kết hợp mơ hình CAMEL, mơ hình năm áp lực cạnh tranh và mơ hình PEST của Michael Porter. Hai công việc quan trọng được thực hiện gồm: đánh giá các yếu tố nội bộ cấu thành năng lực cạnh tranh của ngân hàng và nhận định các yếu tố mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ACB.

Kết quả phân tích cho thấy, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có một số điểm mạnh cần phát huy là: quy mô tài sản lớn; hệ thống kênh phân phối rộng khắp; uy tín, thương hiệu mạnh; khả năng thanh khoản cao và khả năng quản lý dòng tiền hiệu quả; hệ thống ngân hàng đa dịch vụ với chi phí vận hành khá thấp.

Mặt khác, ngân hàng có những điểm yếu cần khắc phục là: chưa thực sự tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của một ngân hàng thương mại, chất lượng tài sản giảm sút; mơ hình phục vụ khách hàng cịn yếu; chưa có chiến lược phát triển mạng lưới, marketing, xây dựng thương hiệu; sản phẩm và các hoạt động nghiên cứu và phát triển cịn hạn chế; trình độ cơng nghệ, năng lực quản trị rủi ro và quản trị nhân nguồn nhân lực chưa thực sự đảm bảo; văn hoá doanh nghiệp chưa rõ nét.

Khảo sát cũng chỉ ra rằng, một số yếu tố mơi trường bên ngồi có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng là: xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dân số; môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, an tồn và cạnh tranh cơng bằng hơn sau khi ngành thực hiện tái cấu trúc thành công; cơ hội từ hoạt động sáp nhập, liên minh, hợp tác…

Bên cạnh nhiều cơ hội lớn cho phát triển, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cũng gặp khơng ít thách thức, kinh tế thế giới và kinh tế trong nước khó khăn, bấp bênh và bất định; Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng; Sự thất thoát về nhân sự; các thách thức từ đối thủ cạnh tranh và trong chính nội tại ACB, đòi hỏi sự cải thiện.

Trong giai đoạn ngành ngân hàng đang tái cấu trúc và thực hiện những cải cách quan trọng, đồng thời thực hiện lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngồi, ACB cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc cơ cấu lại hoạt động trên nhiều phương diện để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Theo đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng; tập trung vào các hoạt động cốt lõi của ngân hàng thương mại và một loạt giải pháp nhằm hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh.

Các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan cũng được đề cập trong luận án nhằm giúp các ngân hàng thương mại nói chung và ACB nói riêng nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn tới.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này, học viên đã rất cố gắng, tuy vậy, sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Học viên rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của q thầy cơ và các nhà khoa học để luận văn được thêm hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)