- Sáu là, trình độ cán bộ làm cơng tác kiểm tốn nội bộ, chưa theo kịp sự
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
3.3.3. Các giải pháp về quản lý 1 Cơ cấu tổ chức
3.3.3.1. Cơ cấu tổ chức
ACB nên điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo mơ hình hướng về khách hàng. Đối với Hội sở:
- Triển khai chức danh Giám đốc quản trị rủi ro và đưa Ban chính sách và quản lý tín dụng và Phịng Quản lý rủi ro thị trường, bộ phận Rủi ro vận hành (hiện ở khối Vận hành) về dưới Giám đốc quản trị rủi ro nhằm tập trung chức năng quản trị rủi ro với trách nhiệm giải trình rõ ràng, tách chức năng quản trị rủi ro khỏi chức năng kinh doanh nhằm giảm thiểu xung đột lợi ích.
- Thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển của Ngân hàng.
- Tách SME ra khỏi khối Khách hàng doanh nghiệp thành Khối khách hàng SME nhằm đảm bảo sự tập trung đầy đủ cho mảng nghiệp vụ SME.
- Xem xét việc thành lập Khối Bán hàng nhằm đảm bảo sự tập trung đầy đủ cho việc tăng cường công tác bán hàng và phát triển mạng lưới, tạo điều kiện bán chéo giữa các phân khúc khách hàng và nắm bắt tổng hợp các chi phí kinh doanh.
- Thành lập bộ phận Ngân hàng giao dịch nhằm tập trung đầy đủ cho mảng nghiệp vụ này, đảm bảo hỗ trợ sản phẩm cho cả bộ phận doanh nghiệp lớn và SME.
Đối với kênh phân phối:
- Thành lập các Trung tâm vùng và phân bổ các CN/PGD về trực thuộc các Trung tâm vùng. Mỗi Trung tâm vùng sẽ quản lý một khu vực đi ̣a lý có đă ̣c điểm kinh tế, khách hàng và chiến lược kinh doanh tương đồng.
- Giám đốc vùng tr ực thuộc Giám đốc Khối Bán hàng (Hô ̣i sở) và Giám đốc vùng lại giám sát , chỉ đạo nghiệp vụ và kinh doanh cho Giám đốc các đơn vị kênh phân phối trực thuô ̣c . Giám đốc vùng sẽ tiếp quản một số trách nhiệm hiện tại của Giám đốc chi nhánh, trong đó có trách nhiệm quản lý cả các chi nhánh lẫn phòng giao dịch, đồng thời phụ trách các mối quan hệ với các cơ quan bên ngồi, nhờ đó tránh tình trạng thiếu tập trung cho các phòng giao dịch.
Nâng cao chất lƣợng công tác quản trị điều hành
ACB cần Phân định rõ vai trò trách nhiệm, cơ chế ra quyết định của các cơ quan lãnh đạo của ACB; Trong đó: (i) Xác định rõ nhiệm vụ của HĐQT là tập trung xây dựng chiến lược và giám sát mục tiêu chiến lược của ngân hàng; Tăng cường vai trò độc lập của Ban Kiểm soát, nâng cao năng lực của Ban Kiểm toán nội bộ; Tăng cường trách nhiệm và thẩm quyền điều hành hoạt động kinh doanh của Tổng Giám đốc. (ii) Hoàn thiện các quy chế, quy trình hoạt động của các bộ máy quản trị (HĐQT, BĐH, các Ủy ban, các Hội đồng…), đảm bảo sự phối hợp, tương tác, chia sẻ thông tin, nhằm phát huy vai trò và hiệu quả của bộ máy quản trị.