Văn hoá ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 66 - 71)

- Sáu là, trình độ cán bộ làm cơng tác kiểm tốn nội bộ, chưa theo kịp sự

d. Văn hoá ngân hàng.

ACB chưa xây dựng được văn hóa “Tập trung vào khách hàng”.

Văn hóa làm việc theo nhóm chưa được triển khai một cách chủ động. Các bộ phận chưa chủ động liên kết với nhau trong quá trình hoạt động; Thiếu kinh nghiệm tổ chức và thực hiện các sáng kiến liên bộ phận… mà tựu chung có thể gọi là tình trạng nhiều ngân hàng tồn tại trong một tổ chức.

Văn hóa đổi mới khơng mạnh, các cơng việc được triển khai chủ yếu dựa vào chế độ giao nhiệm vụ và kiểm tra trong khi vai trị trách nhiệm khơng rõ ràng, hệ thống đo lường hiệu suất (Key Performance Indicator) chưa phát huy hiệu quả.

ACB ít tập trung vào việc xây dựng năng lực cho cá nhân, việc kèm cặp hướng dẫn cũng không đầy đủ.

ACB đã xây dựng một môi trường tản quyền thông qua việc quy định hạn mức phán quyết tín dụng tại các chi nhánh, Hội sở; quy định hạn mức chi tiền đối với các giao dịch viên tại quầy khơng qua kiểm sốt viên... qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của chi nhánh và Hội sở trong việc quản lý rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, so với nhiều ngân hàng trong hệ thống, hạn mức phán quyết giao cho cấp dưới tại ACB còn rất thấp. Phê duyệt tập trung dẫn đến quá trình đưa ra quyết định chậm.

2.2.2. Các yếu tố bên ngoài Ngân hàng 2.2.2.1. Môi trƣờng Kinh tế 2.2.2.1. Môi trƣờng Kinh tế

Kinh tế thế giới

Từ năm 2007 đến năm 2012, kinh tế thế giới ở vào giai đoạn khủng hoảng và phải giải quyết hàng loạt khó khăn liên tiếp: Năm 2008, kinh tế thế giới bắt đầu rơi

vào khủng hoảng tài chính. NHTW các nước cắt giảm lãi suất với tốc độ kỷ lục và đưa ra nhiều công cụ tiền tệ mới để khôi phục thanh khoản và giảm bớt rủi ro trong hệ thống tài chính. Vai trị của Nhà nước trong việc điều tiết và quản lý kinh tế quay trở lại sau một giai đoạn dài thị trường tự do được đề cao, điển hình là các chương trình kích cầu khổng lồ. Năm 2009, kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng trong khi các nước đang phát triển tiếp tục vượt qua khủng hoảng thì kinh tế phương Tây tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao và kéo dài, đặc biệt, nợ công cao và thâm hụt ngân sách

trầm trọng tại châu Âu… Chính sách tiền tệ nới lỏng định lượng quá mức và lãi suất gần bằng không tại các nền kinh tế chủ chốt khiến dòng vốn rẻ tràn ngập, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi, dẫn đến tăng trưởng nóng và lạm phát quay trở lại… Năm 2010 đạo luật Dodd-Frank và bộ quy chuẩn Basel III ra đời nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao chuẩn mực về an toàn vốn của NHTM… Giai đoạn phục hồi tạm thời cuối năm 2010 và đầu năm 2011 chấm dứt, kinh tế thế giới bắt đầu một giai đoạn khó khăn mới trong năm 2012, dấu hiệu trì trệ xuất hiện ở hàng loạt các nền kinh tế chủ chốt. Tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi, được coi là động lực của kinh tế thế giới trong những năm trước, cũng trở nên thiếu bền vững…

Triển vọng kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn trở nên bấp bênh và bất định, ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong ngắn và dài hạn, chủ yếu thông qua kênh thương mại, đầu tư và những tác động đối với năng lực sản xuất, cơ cấu kinh tế và tỷ giá.

Kinh tế trong nƣớc

Việt Nam từng được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh tại Châu Á. Tuy nhiên, giai đoạn 2007-2012, suy thối kinh tế tồn cầu đẩy sâu q trình thu hẹp của nền kinh tế trong nước, năng suất sụt giảm và tình trạng bất ổn vĩ mơ kéo dài. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có xu hướng chậm lại, từ bình quân 7,9% giai đoạn 2002-2007 xuống còn 5,88% giai đoạn 2008-2012.

Những thay đổi về cấu trúc kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2012:

 Tăng trưởng GDP khu vực thành thị ở mức 12,6%, đóng góp 70% GDP cả nước, là cơ hội cho ACB nếu tập trung vào khu vực thành thị (ADB, 2012).

 Khu vực công nghiệp và dịch vụ đóng góp 80% đến 81% GDP, trong đó khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

 Trước năm 1990, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi gần như chưa có gì nhưng đến năm 2012 đã chiếm tỷ trọng lần lượt 11% và 18% GDP. Tỷ trọng kinh tế Nhà nước giảm từ 40% năm 1995 xuống cịn 33% theo chủ trương cổ phần hóa DNNN. Xu hướng này sẽ cịn tiếp tục trong thời gian tới do Việt Nam đẩy mạnh thực hiện tự do hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; quá trình đổi mới DNNN và năng lực của khu vực kinh tế tư nhân, ngoài quốc doanh gia tăng.

 Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chiếm 97% số lượng doanh nghiệp cả nước, là phân khúc quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mức đóng góp đến 40% tăng trưởng GDP hàng năm (Tổng cục Thống kê, 2012).

Đây chính là những yếu tố quan trọng mà ACB cần xem xét đến để định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

2.2.2.2. Môi trƣờng pháp lý

Trong giai đoạn năm 2007-2012, Chính phủ và NHNN đã nỗ lực để hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các TCTD: (i) Luật Các TCTD và Luật NHNN Việt Nam được sửa đổi theo hướng nâng cao tính tự chủ, an tồn và lành mạnh của các TCTD; (ii) Các quy định về an toàn hoạt động và quản lý rủi ro của các ngân hàng thắt chặt hơn; (iii) Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 quy định các TCTD, chi nhánh NHNNg chỉ được giao dịch lẫn nhau với thời hạn giao dịch dưới 1 năm nhằm quản lý hoạt động liên ngân hàng chặt chẽ hơn, phù hợp với bản chất giao dịch vốn ngắn hạn trên thị trường này; (iv) Ban hành và sửa đổi, bổ sung Quy chế nghiệp vụ thị trường mở; (v) Sửa đổi các quy định cho vay, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và khu vực ngoài quốc doanh hoạt động; (vi) Tham gia khu vực Mậu dịch Tự do Asean, Hiệp định thương mại Việt Mỹ và thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, tạo sân chơi bình đẳng cho các NH, tạo điều kiện cho ACB tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của đối tác nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh; (vii) Đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hướng đến xây dựng hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, phát triển an toàn và bền vững.

Tuy nhiên, công tác lập pháp, pháp điển hóa của Việt Nam đang trong quá trình hồn thiện, chưa đạt được mức độ ổn định và mang tính dự báo như tại các quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển. Đặc biệt, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, bổ sung và cụ thể hóa để có thể đi đến thành cơng như: (i) Các hình thức sở hữu minh bạch, quy định rõ ràng cơ cấu pháp lý và nghĩa vụ của người đi vay; (ii) Các cơ chế xử lý tranh chấp làm cơ sở cho việc thực thi các hợp đồng; (iii) Việc đăng ký quyền chủ sở hữu chính xác cho

tất cả các loại bất động sản được dùng làm thế chấp cho các khoản vay, bao gồm cả quyền được tiếp cận thông tin liên quan; (iv) Các cơ quan và các quy trình được thiết lập cho việc chuyển đổi tài sản thế chấp thành tiền mặt một cách kịp thời và hiệu quả; (v) Khuôn khổ pháp lý hoạt động M&A…

2.2.2.3. Mơi trƣờng văn hóa, xã hội

Việt Nam là quốc gia đông dân và có tốc độ đơ thị hóa nhanh: Dân số Việt Nam cuối năm 2012 là 88,77 triệu người, tăng 7,7% so với năm 2005, trong đó khu vực thành thị chiếm 31,9% tổng dân số cả nước, tăng 27% so với năm 2005; dân số nông thôn chiếm 68,1%, tăng 0,6%. Dân số thành thị dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên và đến năm 2020 sẽ đạt 35,5 triệu dân, tương đương 37% tổng dân số (ADB, 2012). Đến năm 2050, Việt Nam sẽ có hơn 65,8 triệu dân sống ở thành thị, với tỷ lệ đô thị hoá 58,4% (UN, 2010). Dân cư thành thị có thu nhập bình qn cao gấp 2,12 lần, chi tiêu nhiều gấp 2,03 lần, tích lũy lớn gấp 2,57 lần so với dân cư nông thôn. Đây là cơ hội cho ACB nếu định hướng tập trung vào khu vực thành thị. Mặt khác, một tỷ lệ lớn là dân cư nơng thơn chưa có quan hệ với ngân hàng cũng là một cơ hội cho ACB vì nếu thực hiện khai thác sẽ phù hợp với chủ trương chung của Nhà nước.

30,5%29,7% 29,7% 29,0% 28,2% 27,7% 27,1% 31,9% 31,6% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Đồ thị 2.18. Dân số thành thị trên tổng dân số Việt Nam giai đoạn 2005-2012

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2012 Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ: Dân số có độ tuổi 15-24 chiếm 17% tổng

dân số, nhanh nhạy, dễ thích nghi với các trào lưu mới; Độ tuổi 25-40 chiếm 24,2% dân số, là lực lượng lao động chính, có thâm niên, có thu nhập ổn định và có thể có

nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng (Tổng cục Thống kê, 2013).

Trình độ dân trí đang tăng đáng kể: số người có trình độ học vấn từ trung

học cơ sở trở lên chiếm 49,5% tổng dân số từ 5 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, số lượng 1.100.000 sinh viên đại học, cao đẳng và THCN trong nước và 15.000 học sinh/sinh viên ra nước ngoài du học mỗi năm là thị trường tiềm năng để phát triển sản phẩm ngân hàng. Nhận thức và hiểu biết của người dân về hoạt động ngân hàng tốt hơn và nhu cầu về sản phẩm ngân hàng ngày càng tinh tế. (Tổng cục Thống kê, 2013)

2.2.2.4. Môi trƣờng công nghệ

Thời gian qua, hệ thống NH Việt Nam đã nhanh chóng đổi mới cơng nghệ trên nhiều phương diện: Đã đầu tư xây dựng được hạ tầng kỹ thuật công nghệ hiện đại kết nối liên thơng trong tồn hệ thống; Đã ứng dụng CNTT để xử lý các bài toán nghiệp vụ ngân hàng theo hướng tập trung, trực tuyến, góp phần đổi mới, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tăng cường hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro của các NHTM; Nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích được triển khai rộng rãi; Hệ thống văn bản pháp lý phù hợp với hoạt động ngân hàng hiện đại từng bước được hoàn thiện như: Nghị định về giao dịch điện tử, chứng từ điện tử, an toàn bảo mật, thanh tốn khơng dùng tiền mặt…; Nhiều đề án, dự án hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng đã được triển khai.

Việt Nam dẫn đầu danh sách các quốc gia có tốc độ phát triển Internet nhanh trên thế giới và là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất Châu Á về công nghệ 3G và di động. Số lượng thuê bao điện thoại di động và số người sử dụng Internet không ngừng tăng nhanh với mức tăng trưởng bình qn trong vịng 5 năm trở lại đây lần lượt là 31,3%/năm và 14,64%/năm. Số lượng người dùng Internet vào tháng 9/2012 đã chiếm 35,58% dân số và theo quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020, mục tiêu của Việt Nam là đến hết năm 2015 sẽ có khoảng 40-45% dân số sử dụng internet. Số lượng người dùng dịch vụ 3G sau 3 năm (tính đến tháng 7/2012) đã đạt 16 triệu người (18% dân số). (Bộ Thông tin và truyền thông, 2012).

của người dân, 67% dân số sử dụng Internet hàng ngày và 75% người dùng cho rằng Internet giúp họ tìm được các sản phẩm mới (Joe Wheller, 2012). Đặc biệt, xu hướng truy cập Internet qua điện thoại di động đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, 56% người dùng truy cập Internet qua di động vào năm 2012, gấp hơn 2 lần năm 2011. Do đó, Internet banking và SMS Banking là mảng dịch vụ nhiều tiềm năng nếu ACB sớm nâng cao được năng lực công nghệ để khai thác. Bên cạnh đó, các cơng nghệ như điện tốn đám mây, điện tốn di động, mạng xã hội và phân tích dữ liệu lớn ... cho phép các ngân hàng tăng cường tính linh hoạt và khả năng mở rộng hệ thống CNTT để phục vụ các nhu cầu khác nhau trong q trình hoạt động.

Ơng Patrick Dixson, một trong những nhà quản trị tư duy chiến lược kinh tế vĩ mô hàng đầu thế giới, Chủ tịch Global Change, cho rằng mặc dù kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn và sẽ chứng kiến những điều chỉnh có tính chu kỳ nhưng với nhiều lợi thế về nhân lực, tốc độ đơ thị hóa nhanh, cơng nghệ phát triển,… trong 30 năm tới, Việt Nam sẽ chứng kiến sự thay đổi trong chu kỳ kinh tế, nhưng xu hướng dài hạn là rất đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng GDP tương tự như trong 20 năm qua (trung bình 7,1% 1991-2012).

2.2.2.5. Môi trƣờng Ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)