- Tỷ lệ sử dụng vốn huy động thị trường 1 để gửi và cho vay trên thị trường liên ngân hàng của một ngân hàng cao cũng phần nào phản ánh rủi ro của ngân hàng
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
(Chi tiết tại Phụ lục 01-Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu)
2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTMCP Á CHÂU. 2.2.1. Các yếu tố nội bộ Ngân hàng 2.2.1. Các yếu tố nội bộ Ngân hàng
2.2.1.1. Các yếu tố theo mơ hình CAMEL a. VỐN (C- Capital Adequacy) a. VỐN (C- Capital Adequacy)
Vốn tự có của các NHTM tăng nhanh chóng nhờ sự thuận lợi của môi trường kinh doanh và sự bùng nổ của thị trường chứng khoán thời kỳ 2006-2008.
Đồ thị 2.1. Quy mô vốn chủ sở hữu của ACB và một số NHTM lớn
Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng
Trong nhóm các NHTM quốc doanh và cổ phần được xem xét, STB, DAB và ACB có tốc độ tăng vốn chủ sở hữu khá khiêm tốn trong khi EIB, TCB và MB dẫn đầu với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu bình quân giai đoạn 2007-2012 đạt trên 30%.
Vốn điều lệ tăng thêm của 3 NHTMQD (BIDV, VietinBank, Vietcombank) trong giai đoạn 2007-2012 là 52.666 tỷ đồng, trong đó, có phần đóng góp rất lớn của các cổ đông nước ngoài: Mizuho đầu tư vào 15% cổ phần trị giá 567,3 triệu USD của VCB; Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ đầu tư vào 20% cổ phần của CTG. Vốn điều lệ tăng thêm trong giai đoạn 2007-2012 của 6 NHTMCP trên là 40.320 tỷ. Trong đó, đáng lưu ý là EIB liên tục dẫn đầu về vốn điều lệ và ACB liên tục lùi bậc.
Với sự gia tăng của vốn tự có, CAR của các NHTM được xem xét đều trên mức tối thiểu 8% theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN năm 2005 và 9% theo yêu cầu của Thông tư 13/2010/TT-NHNN năm 2010. Tuy nhiên, năm 2009, dưới tác động của chính sách kích cầu và chính sách tiền tệ nới lỏng, tài sản rủi ro của các NHTM tăng lên và kết quả là CAR của các NHTM trong nhóm trên đều có xu hướng sụt giảm, trong đó, VCB và CTG đã xuống gần mức tối thiểu 8,11% trong năm 2009, 2010, sau đó, CTG vẫn không thể đạt được mức an toàn vốn tối thiểu 9% theo Thông tư 13. Tốc độ tăng vốn tự có của nhóm NHTMCP cũng khơng theo kịp tốc độ tăng tài sản, dẫn đến an tồn vốn của các NH này có xu thế giảm.
Bảng 2.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ACB và một số NHTM lớn CAR Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
VCB 9,20% 8,90% 8,11% 9,00% 11,14% 14,83% CTG 11,62% 12,02% 8,06% 8,02% 10,57% 10,33% BIDV 6,70% 8,94% 9,53% 9,32% 11,07% 9,00% ACB 16,20% 12,40% 9,70% 10,30% 9,24% 13,52% EIB 27,00% 45,89% 26,87% 17,79% 12,94% 16,38% TCB 14,30% 13,99% 9,60% 13,11% 11,40% 12,60% MB 14,21% 12,35% 12,00% 12,90% 9,59% 11,15% STB 11,07% 12,16% 11,41% 9,97% 11,66% 9,53% DAB 14,36% 11,30% 10,64% 10,84% 10,01% 10,85% -
Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng
Đối với ACB, năm 2009, ACB tăng vốn điều lệ thêm 1.458 tỷ từ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng từ các quỹ nhưng CAR giảm 2,7% so cuối năm 2008 do tài sản có rủi ro tăng. Năm 2010, ACB tăng vốn điều lệ thêm 1.563 tỷ đồng bằng cách phát hành cổ phiếu phổ thông nên CAR được cải thiện. Tuy nhiên, do tài sản có rủi ro tiếp tục duy trì ở mức cao cộng thêm việc phát
hành 3.000 tỷ trái phiếu đạt chuẩn vốn cấp 2 không thực hiện được như dự kiến nên CAR của ACB giảm dần và đạt khoảng 9,24% vào cuối năm 2011. Năm 2012, sự cố rút tiền hàng loạt khiến công tác tăng vốn bị ngừng lại. Đầu năm 2013, ACB dùng khoảng 663 tỷ đồng lợi nhuận để mua cổ phiếu quỹ, kết hợp với kế hoạch về tổng tài sản, dự kiến CAR năm 2013 của ACB khoảng 12%, cao hơn mức quy định 9% của NHNN. CAR quá cao không hẳn là tốt vì ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cổ đông. Mặt khác, giai đoạn hiện nay, NHNN đang hạn chế TCTD mở rộng mạng lưới chi nhánh nên ACB cũng chưa cần tăng vốn để đầu tư thêm về cơ sở vật chất. Trước mắt, ACB mua cổ phiếu quỹ, đến khi muốn tăng vốn và cải thiện CAR, ACB có thể bán cổ phiếu quỹ hoặc cổ phiếu các NH khác để thực hiện.
Đồ thị 2.2. Tỷ lệ đòn bẩy của ACB và một số NHTM lớn
Nguồn: Tính tốn của tác giả trên cơ sở số liệu Báo cáo thường niên các NH
Tỷ lệ địn bẩy có dấu hiệu giảm từ năm 2008 trở lại đây do tài sản các ngân
hàng đã gia tăng nhanh chóng so với tốc độ tăng của vốn tự có. Tỷ trọng vốn tự có trên tổng tài sản của nhóm NHTMQD tăng lên tương đối… So với các NHTM cận kề, tỷ lệ đòn bẩy của ACB khá thấp. Tỷ lệ này tăng lên trong năm 2012 khi tổng tài sản của ACB giảm mạnh.
Tóm lại, vốn khơng phải là điểm mạnh của ACB. Tuy nhiên, nhu cầu tăng vốn chưa thực sự cấp thiết, an toàn vốn của ACB vẫn được đảm bảo.
3,0%4,0% 4,0% 5,0% 6,0% 7,0% 8,0% 9,0% 10,0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 VCB CTG BIDV ACB 3,0% 4,0% 5,0% 6,0% 7,0% 8,0% 9,0% 10,0% 11,0% 12,0% 13,0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ACB TCB MB STB DAB