- Sáu là, trình độ cán bộ làm cơng tác kiểm tốn nội bộ, chưa theo kịp sự
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
3.3.3.3. Quản trị rủi ro
ACB cần thành lập một đơn vị chuyên trách về Quản lý rủi ro có quy mơ như một Khối; Thành lập Ủy ban quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị làm nhiệm vụ giám sát các hoạt động của Ban điều hành cấp cao trong quản trị rủi ro.
Bên cạnh đó, ngân hàng cần xây dựng Khung quản lý rủi ro, Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng, thiết lập các quy trình quản trị rủi ro và gắn kết, tích hợp các quy trình này vào hoạt động của tất cả các đơn vị kinh doanh, cụ thể:
- Đối với hoạt động trên thị trường liên ngân hàng và thị trường ngoại hối:
ACB cần xây dựng quy chế hoạt động trên các thị trường này, những giao dịch cần chuyển từ thủ cơng, khơng kiểm sốt hết quy trình và ln bị ảnh hưởng bởi con người sang tự động kiểm tra sự bất thường trong giá giao dịch, cảnh báo các trường hợp vượt hạn mức... kiểm sốt nhanh chóng và an tồn rủi ro nhằm tăng hạn mức hoạt động cho các giao dịch viên.
- Đối với hoạt động tín dụng: Cần chuẩn hóa các hạn mức và cơ cấu của Uỷ ban tín dụng; thực hiện cấp tín dụng, phê duyệt tín dụng dựa trên các thước đo rủi ro và định giá tín dụng theo rủi ro mà các thước đo có thể là: xác suất và tổn thất dự kiến trong trường hợp khơng trả được nợ; tính điểm theo hành vi…Theo dõi và kiểm sốt chất lượng tín dụng thơng qua các tiêu chí, chỉ số, dấu hiệu cảnh báo sớm đối với những trường hợp suy giảm chất lượng tín dụng; Tăng hiệu quả cơng tác quản lý danh mục tín dụng; đánh giá tổng thể danh mục tín dụng của ngân hàng hàng quý và xác định khoản lỗ ước tính cũng như kế hoạch đảm bảo an tồn vốn.
- Đối với hoạt động đầu tư: ACB cần xây dựng Quy chế đầu tư của Ngân hàng
và một cơ chế giám sát độc lập hoạt động của các cá nhân tham gia ra các quyết định đầu tư tại ngân hàng, kể cả các hoạt động với tư cách cá nhân…
Bên cạnh đó, ACB cần xây dựng phương pháp đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro (Stress test) đối với các rủi ro trọng yếu có thể phát sinh từ hoạt động của ngân hàng; Xem xét việc áp dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn kinh tế sau tất cả rủi ro (RAROC) đối với các mảng hoạt động chính của ngân hàng; Có kế hoạch dự phịng trong các tình huống như thiếu hụt thanh khoản, mất dữ liệu quan trọng, đối phó với
các thơng tin bất lợi, hệ thống công nghệ thông tin bị lỗi, biến động của nợ xấu; TCTD khác hoặc khách hàng lớn của ngân hàng mất khả năng thanh tốn … để đảm bảo ứng phó khi xảy ra trường hợp khẩn cấp và sau đó phục hồi hoạt động về trạng thái bình thường; Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quản lý và các phần mềm quản lý rủi ro; cải tiến hệ thống báo cáo rủi ro để dần bắt kịp các chuẩn mực quốc tế; Tăng cường năng lực kiểm soát rủi ro pháp lý trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng; tăng cường năng lực mô phỏng, dự báo đối với rủi ro thị trường, tăng cường chức năng quản trị rủi ro hoạt động để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát đầy đủ rủi ro, phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hang; đề nghị đối tác chiến lược SCB hỗ trợ tư vấn để quản lý tốt hơn rủi ro uy tín/danh tiếng.