Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ tiền gửi và sự hài lòng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 42 - 46)

6. Kết cấu luận văn

2.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn

2.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009- 2011

Trong giai đoạn 2009-2011, SCB chƣa hợp nhất với các ngân hàng, tình hình hoạt động kinh doanh của SCB đã gặp khơng ít khó khăn và diễn biến theo các chiều hƣớng phức tạp. Một mặt SCB vừa phải tập trung khắc phục các hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mặt khác phải ứng phó các tác động tiêu cực của các yếu tố thị trƣờng và rủi ro mang tính hệ thống.

Đến cuối năm 2011 mặc dù đã có những thành quả nhất định, hoạt động kinh doanh của SCB vẫn chƣa vƣợt qua đƣợc giai đoạn khó khăn thể hiện qua chất lƣợng tín dụng chƣa đƣợc cải thiện, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, nguồn vốn tăng trƣởng nhƣng cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn chƣa cân đối về mặt kỳ hạn và loại tiền nên đã tạo ra rủi ro thiếu hụt thanh khoản trong hoạt động kinh doanh và khó khăn trong cơng tác quản trị nguồn vốn.

Bảng 2.1: Quy mô hoạt động kinh doanh SCB giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Đầu năm 2009 2009 2010 2011

Tổng tài sản 38.596 54.492 60.212 80.724 Dƣ nợ 23.278 31.311 33.178 43.734 Huy động 34.606 48.902 54.474 74.786 Huy động thị trƣờng 1 26.830 33.944 44.205 38.960 Huy động thị trƣờng 2+Vay NHNN nhNNHNN 7.776 14.958 10.269 35.826 Lợi nhận thực tế lũy kế 646 423 442 224

(Nguồn: Báo cáo tài chính SCB)

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng quy mô và hiệu quả hoạt động SCB giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng tài sản 41,19% 10,50% 34,07% Dƣ nợ tín dụng 34,51% 5,96% 31,82% Huy động 41,31% 11,39% 37,29% Huy động thị trƣờng 1 26,52% 30,23% -11,87% Huy động thị trƣờng 2+Vay NHNN 92,36% -31,35% 248,88 %

Lợi nhuận thực tế lũy kế -34,52% 4,49% -49,32%

(Nguồn: Báo cáo tài chính SCB)

Tổng tài sản

Mặc dù gặp khơng ít khó khăn trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011 nhƣng tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản của SCB vẫn tƣơng đối cao. Tổng tài sản SCB liên tục tăng từ 38.596 tỷ đầu năm 2009 lên 80.724 tỷ năm 2011 nhƣng hiệu quả hoạt động không đi đôi với tăng trƣởng quy mô tổng tài sản. Từ năm 2009 đến 2011 tuy xu hƣớng tăng trƣởng là chủ yếu nhƣng tốc độ tăng của tổng tài sản qua các tháng có sự khác biệt. Tổng tài sản tăng nhanh từ tháng 1/2009 đến tháng 11/2009 và giai đoạn từ tháng 11 năm 2010 đến cuối năm 2011 với mức tăng trƣởng trên 40% nhƣng trong khoản thời gian từ tháng 12/2009 đến tháng 10/2010 tổng tài sản tăng rất thấp chỉ tăng 0.69% từ 54.335 tỷ lên 54.710 tỷ đồng.

Từ năm 2009 đến 2011 SCB luôn là một trong năm ngân hàng ACB, EIB, STB, PNB, EAB có tổng tài sản lớn nhất trong số các ngân hàng cổ phần có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chi Minh.

Biểu đồ 2.1: Quy mô tổng tài sản SCB giai đoạn 2009-2011

Nguồn vốn huy động

Biểu đồ 2.2: Tăng trƣởng nguồn vốn huy động SCB giai đoạn 2009-2011

Nguồn vốn huy động của SCB tăng rất cao từ 34.606 tỷ đồng đầu năm 2009 lên 74.786 tỷ vào cuối năm 2011. Đóng góp trong mức tăng đáng kể của nguồn vốn huy động là sự gia tăng rất lớn từ nguồn vốn huy động trên thị trƣờng liên ngân hàng và vay tái cấp vốn từ NHNN, đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2011. Huy động từ dân cƣ và tổ chức kinh tế tăng trƣởng tƣơng đối tốt trong các năm 2009 và 2010 nhƣng lại giảm đáng kể trong năm 2011. Kết thúc hoạt động năm 2011, huy động vốn từ thị trƣờng 1 của SCB đạt 38.960 tỷ đồng, tăng 12.130 tỷ và nguồn vốn huy động từ thị trƣờng 2 và vay NHNN đạt 35.826 tỷ đồng, tăng 28.050 tỷ so với đầu năm 2009.

Xét trên tổng nguồn vốn huy động, SCB ln là ngân hàng có mức tăng trƣởng cao và là một trong những ngân hàng cổ phần có số dƣ huy động lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ sau ACB, STB, EIB.

Dƣ nợ tín dụng

Biểu đồ 2.3: Tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng SCB giai đoạn 2009-2011

Tổng dƣ nợ tín dụng của SCB tính đến cuối năm 2011 đạt mức 43.734 tỷ đồng tăng 20.456 tỷ đồng so với đầu năm 2009. Sự tăng trƣởng tín dụng của SCB gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế chƣa thật sự hồi phục sau khủng hoảng và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chƣa khả quan.

Trong năm 2009 hoạt động tín dụng của SCB đạt mức tăng trƣởng khá tốt đặc biệt là giai đoạn quý 2 và quý 3 do triển khai cho vay theo chƣơng trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Kết thúc năm 2009, dƣ nợ tín dụng của SCB đạt 31.311 tỷ đồng tăng 8.033 tỷ đồng so với cuối năm 2008, trong đó dƣ nợ cho vay ngắn hạn là 20.366 tỷ đồng và dƣ nợ cho vay trung dài hạn là 10.944 tỷ đồng, chất lƣợng tín dụng vẫn đƣợc đảm bảo trong năm 2009 khi tổng nợ xấu là 401 tỷ đồng, chiếm 1,28% trong tổng dƣ nợ.

Sự tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng của SCB trong năm 2010 có nhiều biến động tƣơng đối phức tạp đến cuối năm mới đƣợc cải thiện khi tín dụng dần tăng trƣởng do chính sách tín dụng mở rộng và điều kiện cho vay đƣợc nới lỏng hơn. Năm 2010, tổng dƣ nợ cho vay của SCB đạt 33.178 tỷ đồng chỉ tăng 1.867 tỷ đồng so với năm 2009 xấp xỉ 6%. Chất lƣợng tín dụng sụt giảm đáng kể khi tổng nợ xấu tăng nhanh ở mức 3.783 tỷ đồng chiếm 11,4% trong tổng dƣ nợ. Nợ xấu và nợ quá hạn tăng đã tạo ra áp lực lớn lên chỉ tiêu lợi nhuận của SCB năm 2010.

Hoạt động tín dụng của SCB năm 2011 chủ yếu tập trung vào công tác xử lý và thu hồi nợ, hạn chế cho vay đặc biệt ở những tháng cuối năm, tuy nhiên tính chung cả năm 2011 dƣ nợ cho vay của SCB đã tăng trên 10.556 tỷ đồng so với đầu năm ở mức 43.734 tỷ. Chất lƣợng tín dụng cuối năm chƣa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt khi nợ quá hạn và nợ xấu vẫn chiếm tỷ lệ hơn 8% trong tổng dƣ nợ và có xu hƣớng tăng lên.

Lợi nhuận

Biểu đồ 2.4: So sánh lợi nhuận SCB giai đoạn 2009-2011

Lợi nhuận của SCB giảm qua các năm 2009, 2010 và 2011 mặc dù tổng tài sản và dƣ nợ cho vay hay nguồn vốn huy động đều tăng. Trong năm 2009, SCB tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ để cải thiện thu nhập nhƣng cấu thành chủ yếu của lợi nhuận năm 2009 vẫn là thu nhập từ lãi vay. Tình hình chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp do ảnh hƣởng của cạnh tranh giữa các ngân hàng trong công tác huy động đã ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của SCB, tổng lợi nhuận trƣớc thuế năm 2009 chỉ đạt 423 tỷ đồng giảm 223 tỷ đồng so với năm 2008.

Bƣớc sang năm 2010, SCB phải đối mặt với sức ép từ nhiều phía, vừa phải tăng trƣởng trong điều kiện thị trƣờng vẫn cịn nhiều khó khăn, vừa phải nâng cao năng lực

cạnh tranh, do đó kết quả hoạt động của SCB đạt 442 tỷ đồng vào cuối năm 2010 là một thành quả đáng ghi nhận của toàn hệ thống. Nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhanh vào cuối năm cũng là một nguyên nhân đã làm giảm đáng kể thu nhập.

Năm 2011 là năm tình hình hoạt động kinh doanh của SCB gặp rất nhiều khó khăn trong suốt quý 1 và quý 2, sang quý 3 tình hình hoạt động mới dần đƣợc cải thiện. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của SCB chuyển biến phức tạp và cuối năm 2011, ngân hàng tăng huy động vốn từ thị trƣờng liên ngân hàng và vay tái cấp vốn từ NHNN với chi phí khá cao. Đồng thời nợ q hạn lớn đẩy khoản chí phí dự phịng tăng cao trong tháng 12 là những nguyên nhân chính làm kết quả kinh doanh của SCB vào cuối năm chỉ còn khoản 224 tỷ đồng giảm 218 tỷ đồng so với năm 2010.

Hoạt động của SCB từ năm 2009 đến 2011 trải qua một giai đoạn rất khó khăn, hiệu quả hoạt động chƣa tƣơng xứng với quy mô hoạt động và bộc lộ nhiều vấn đề về chất lƣợng cũng nhƣ mức độ chắc chắn của lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ tiền gửi và sự hài lòng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)