Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình điểm số tín dụng doanh nghiệp của edward i altman để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 54 - 59)

Trình tự thực hiện xếp hạng tín dụng các khách hàng là doanh nghiệp tại BIDV được thực hiện bao gồm 6 bước:

Bước 1: Xác định ngành kinh tế

Việc xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực và khơng có ngành nào có doanh thu chiếm từ trên 50% tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp thì BIDV được quyền lựa chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động để thực hiện chấm điểm và xếp hạng.

BIDV xác định có tổng cộng 35 ngành kinh tế chính, được phân loại thành 7 nhóm ngành, phù hợp với các ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp hiện đang có quan hệ tín dụng tại BIDV. Danh mục 35 ngành kinh tế do BIDV xác định được trình bày tại Bảng 2.3 của Phụ lục 2 (đính kèm đề tài này).

Bước 2: Xác định quy mô

Quy mô hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động. Trong hệ thống chấm điểm của BIDV, tương ứng với 35 ngành kinh tế sẽ có 35 bộ chỉ tiêu để xác định quy mô. Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu sau: vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản.

Mỗi chỉ tiêu nêu trên sẽ có 8 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là thang điểm từ 1 đến 8 điểm. Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu sẽ được dùng để xác định quy mơ của doanh nghiệp theo ngun tắc: doanh nghiệp có điểm tổng hợp càng lớn thì quy mơ của doanh nghiệp càng lớn. Trong HTXHTDDN của BIDV, quy mô của doanh

nghiệp được chia làm 3 loại: doanh nghiệp quy mơ lớn (có tổng điểm từ 22 điểm đến 32 điểm), doanh nghiệp quy mơ vừa (có tổng điểm từ 12 điểm đến 21 điểm) và doanh nghiệp quy mơ nhỏ (có tổng điểm đạt dưới 12 điểm).

Bước 3: Xác định loại hình sở hữu của doanh nghiệp

Căn cứ vào đối tượng sở hữu, BIDV chia các hình thức sở hữu của doanh nghiệp thành 3 loại chính sau: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có từ 50% vốn nước ngoài trở lên và doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, HTXHTDDN của BIDV sẽ quy định cách chấm điểm riêng đối với trường hợp khách hàng đang có quan hệ tín dụng hoặc khách hàng mới chưa có quan hệ tín dụng tại BIDV.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Đây là một trong hai hệ thống chỉ tiêu đánh giá chính của bộ xếp hạng. Trong hệ thống chỉ tiêu này, BIDV sử dụng 14 chỉ tiêu tài chính, được chia thành 4 nhóm khác nhau để đánh giá uy tín của doanh nghiệp trên phương diện tài chính:

- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh tốn hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh tốn tức thời);

- Nhóm chỉ tiêu hoạt động (vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định);

- Nhóm chỉ tiêu cân nợ (tổng nợ phải trả/tổng tài sản, nợ dài hạn/nguồn vốn chủ sở hữu);

- Nhóm chỉ tiêu thu nhập (lợi nhuận gộp/doanh thu thuần, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân, lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay/chi phí lãi vay).

Cơ cấu điểm của các chỉ tiêu tài chính được quy định khác nhau cho các ngành kinh tế khác nhau nhằm đánh giá đúng bản chất và đặc thù riêng của mỗi ngành kinh tế. Điểm tài chính là tổng điểm của từng chỉ tiêu tài chính sau khi nhân với tỷ trọng của từng chỉ tiêu.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

- Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ: khả năng trả nợ trung dài hạn, nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của ngân hàng.

- Trình độ quản lý và môi trường nội bộ của doanh nghiệp: nhân thân của người đứng đầu doanh nghiệp; kinh nghiệm chuyên môn của người đứng đầu doanh nghiệp; học vấn của người đứng đầu doanh nghiệp; năng lực của người đứng đầu doanh nghiệp; quan hệ của ban lãnh đạo doanh nghiệp với cơ quan hữu quan; tính năng động và độ nhạy bén của ban lãnh đạo doanh nghiệp với sự thay đổi của thị trường; mơi trường kiểm sốt nội bộ; cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp từ 2 đến 5 năm tới.

- Quan hệ với ngân hàng: lịch trả nợ của khách hàng trong 12 tháng qua; số lần cơ cấu lại nợ trong 12 tháng qua; tỷ trọng nợ cơ cấu trên tổng dư nợ; tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại; lịch sử quan hệ các cam kết ngoại bảng; tình hình cung cấp thơng tin của khách hàng theo yêu cầu của BIDV trong 12 tháng qua; tỷ trọng doanh thu chuyển qua BIDV trong tổng doanh thu so với tỷ trọng tài trợ vốn của BIDV trong tổng vốn được tài trợ của doanh nghiệp; mức độ sử dụng các dịch vụ của BIDV; thời gian quan hệ tín dụng với BIDV; tình trạng nợ q hạn tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua; định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng.

- Các nhân tố bên ngoài: triển vọng ngành; khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới; khả năng sản phẩm của doanh nghiệp bị thay thế bởi các “sản phẩm thay thế”; tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào; các chính sách bảo hộ/ưu đãi của Nhà nước; ảnh hưởng của chính sách của các nước – thị trường xuất khẩu chính; mức độ phụ thuộc hoạt động kinh doanh vào các điều kiện tự nhiên.

- Các đặc điểm hoạt động của khách hàng: sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp; sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng; tốc độ tăng trưởng doanh thu trong 3 năm gần đây; tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế trong 3 năm gần đây; số năm hoạt động trong ngành; phạm vi hoạt động của doanh nghiệp; uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng; mức độ bảo hiểm tài sản; ảnh hưởng của sự biến động nhân sự đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; khả năng tiếp cận các nguồn vốn; triển vọng phát triển của doanh nghiệp theo đánh giá của ngân hàng.

Tuy nhiên, do đặc thù riêng của mỗi ngành nên số lượng, giá trị chuẩn và trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm các chỉ tiêu phi tài chính của các ngành kinh tế khác nhau là khác nhau. Trọng số của nhóm các chỉ tiêu phi tài chính được quy định như trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Trọng số các chỉ tiêu phi tài chính trong HTXHTDDN BIDV Các chỉ tiêu DNNN DN có vốn đầu

tư nước ngoài DN khác

Khả năng trả nợ từ LCTT 6% 7% 5%

Trình độ quản lý 28% 26% 28%

Quan hệ với ngân hàng 37% 37% 37%

Các nhân tố bên ngoài 10% 10% 11%

Các đặc điểm hoạt động khác 19% 20% 19%

(Nguồn: HTXHTDDN của BIDV)

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng

BIDV còn xác định doanh nghiệp được kiểm toán hay chưa được kiểm toán để ấn định tỷ trọng của chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính cho doanh nghiệp như trong Bảng 2.2. Trường hợp báo cáo tài chính của doanh nghiệp khơng được kiểm tốn thì tổng điểm xếp hạng của doanh nghiệp mất 5% điểm tài chính. Điểm của doanh nghiệp = (Điểm của phần tài chính x Tỷ trọng của phần tài chính) + (Điểm của phần phi tài chính x Tỷ trọng của phần phi tài chính).

Bảng 2.2. Tỷ trọng chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp trong HTXHTDDN của BIDV

Báo cáo tài chính được kiểm tốn

Báo cáo tài chính khơng được kiểm tốn

Các chỉ tiêu tài chính 35% 30%

Các chỉ tiêu phi tài chính 65% 65%

Căn cứ vào tổng điểm đạt được đã nhân trọng số như đã trình bày nêu trên, doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng theo 10 nhóm như trình bày trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thang xếp hạng doanh nghiệp trong HTXHTDDN của BIDV

Điểm Xếp hạng Ý nghĩa

90 – 100 AAA

Là khách hàng đặc biệt tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả rất cao và liên tục tăng trưởng mạnh; tiềm lực tài chính đặc biệt mạnh đáp ứng được tốt mọi nghĩa vụ trả nợ; cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

83 – 90 AA

Là khách hàng rất tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao và tăng trưởng vững chắc; tình hình tài chính tốt đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

77 – 83 A

Là khách hàng tốt, hoạt động kinh doanh tăng trưởng và có hiệu quả nhưng có thể nhạy cảm với thay đổi về điều kiện ngoại cảnh; tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo; cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

71 – 77 BBB

Là khách hàng tương đối tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng nhạy cảm với thay đổi về điều kiện ngoại cảnh; tình hình tài chính ổn định; cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

65 – 71 BB

Là khách hàng bình thường, hoạt động kinh doanh có hiệu quả tuy nhiên hiệu quả không cao và rất nhạy cảm với các điều kiện ngoại cảnh; khách hàng này có một số yếu điểm về tài chính, về khả năng quản lý; cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

59 – 65 B

Là khách hàng cần chú ý, hoạt động của doanh nghiệp hầu như khơng có hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lý cịn nhiều bất cập; dư nợ vay của khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

53 – 59 CCC

Là khách hàng yếu, hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng lực quản trị không tốt; tài chính mất cân đối và chịu tác động lớn khi có thay đổi về mơi trường kinh doanh; dư nợ vay của khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

44 – 53 CC

Là khách hàng yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết về trả nợ; dư nợ vay của khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

35 – 44 C

Là khách hàng rất yếu, kinh doanh thua lỗ và có rất ít khả năng phục hồi; dư nợ vay của khách hàng này có khả năng tổn thất rất cao.

Ít hơn 35 D

Là khách hàng đặc biệt yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài và khơng cịn khả năng phục hồi; dư nợ vay của khách hàng này khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.

(Nguồn: HTXHTDDN của BIDV)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình điểm số tín dụng doanh nghiệp của edward i altman để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)