BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO TECHCOMBANK TỪ CHIẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 34 - 37)

CHIẾN LƢỢC THU HÚT NGUỒN LỰC NƢỚC NGOÀI CỦA CÁC NGÂN HÀNG BANK OF CHINA VÀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƢƠNG TÍN (SACOMBANK)

1.3.1 Kinh nghiệm tăng tốc phát triển của Bank of China nhờ thu hút nguồn lực nƣớc ngồi lực nƣớc ngồi

Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong khi hệ thống ngân hàng tại nhiều quốc gia đối mặt với việc mất thị phần, mất khách hàng, lợi nhuận sụt giảm,… Bank of China (BOC) vẫn tiếp tục phát triển ổn định và ngày càng lớn mạnh. Một trong những lý do của sự thành công của BOC là do họ đã có chiến lược kinh doanh rõ ràng, tầm nhìn dài hạn, suy nghĩ tích cực trước những thách thức của quá trình hội nhập. Chiến lược của BOC cũng như nhiều ngân hàng tại Trung Quốc áp dụng là

tăng nhanh vốn điều lệ thông qua việc bán cổ phiếu cho các cổ đơng nước ngồi để tăng tốc phát triển và nâng cao sức cạnh tranh.

BOC là ngân hàng tiên phong tại Trung Quốc trong việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngồi vào những năm 2001 khi Trung Quốc chính thức gia nhập tổ chức WTO. Hành động này đã thu về 11,2 tỷ USD cho lần phát hành cổ phiếu đầu tiên, đưa BOC vươn lên vị trí thứ 10 trong hệ thống ngân hàng thương mại thế giới với giá trị chuyển nhượng tương đương 92,4 tỷ USD, lợi nhuận dự kiến của năm 2006 là 4 tỷ USD. Tại Hongkong, giá cổ phiếu của BOC đã tăng 15% từ mức 2,95HKD/1 cổ phiếu lên 3,2 HKD/1 cổ phiếu. Nhu cầu mua cổ phiếu BOC đã gia tăng mức kỷ lục với trên 120 tỷ USD cho thấy kỳ vọng của các nhà đầu tư vào BOC đang ở mức cao. Sau khi bán cổ phiếu cho các cổ đơng nước ngồi, với việc tiếp cận trình độ quản lý và các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của BOC đã được kiểm soát tốt, các hoạt động kinh doanh tăng trưởng và trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Trung Quốc.

Giới đầu tư Trung Quốc đã và đang xem cổ phiếu của các ngân hàng có chiến lược liên kết mạnh với các đối tác nước ngồi trong q trình hội nhập như là kênh đầu tư hấp dẫn. Chính phủ Trung Quốc đang xem xét điều chỉnh theo hướng mở rộng hơn nữa tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi có thể nắm giữ trong một ngân hàng Trung Quốc; hiện nay tỷ lệ cổ phần của một nhà đầu tư nước ngồi có thể nắm giữ là 20%, và tổng số cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi khơng vượt quá 25% trong tổng số vốn điều lệ của ngân hàng.

1.3.2 Kinh nghiệm tăng trƣởng nhờ thu hút vốn và công nghệ quản lý của Ngân hàng TMCP Sài Gịn thƣơng tín (Sacombank) Ngân hàng TMCP Sài Gịn thƣơng tín (Sacombank)

Cũng trong bối cảnh tương tự như BOC, Sacombank đã từng xây dựng một chiến lược thúc đẩy tăng trưởng dựa vào nguồn lực nước ngoài từ những năm 2001 và là ngân hàng tiên phong tại Việt Nam có chiến lược tận dụng tối đa nguồn lực nước ngồi để đón đầu q trình hội nhập của hệ thống tài chính Việt Nam.

Vào thời điểm 2001, với tổng tài sản 3.100 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 2.326 tỷ đồng, vốn huy động 2.852 tỷ, vốn điều lệ 190 tỷ, thấp hơn nhiều so với ACB và

Eximbank, Sacombank được nhìn nhận như là ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, không được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, với chiến lược tiên phong bán cổ phiếu cho các ngân hàng, định chế tài chính nước ngồi để tăng vốn điều lệ, Sacombank đã có những bước phát triển rất ấn tượng trong nhiều năm qua. Hành động cụ thể của chiến lược thu hút nguồn lực nước ngoài của Sacombank bắt đầu từ việc tiếp nhận vốn từ Cơng ty tài chính quốc tế (IFC) để nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ vào năm 2002, đẩy mạnh việc tái cấu trúc mơ hình quản trị, mạnh dạn đưa các chuyên gia có kinh nghiệm của IFC cùng tham gia điều hành và đào tạo cán bộ cho Sacombank. Từ sự đột phá mang tính đón đầu, Sacombank đã đạt được kết quả khả quan vào cuối năm 2002 với tổng tài sản đạt 4.298 tỷ, dư nợ đạt 3.300 tỷ, huy động vốn đạt 3.856 tỷ, đuổi kịp ACB và Eximbank. Trên đà tăng trưởng, những năm tiếp theo 2003, 2004 Sacombank tiếp tục bán cổ phiếu cho ngân hàng ANZ để tăng vốn điều lệ và chia sẻ công nghệ (hệ thống ATM và hệ thống phát hành thẻ nội địa) từ ngân hàng này để rồi nhanh chóng vượt qua các ngân hàng Eximbank, ACB vào những năm 2005, 2006. Tính đến quí 3 năm 2012, tổng tài sản của Sacombank là 147.347 tỷ đồng, trên 400 mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch khắp cả nước, với vị thế là một trong các ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Việc nghiên cứu mơi trường là phân tích sự kết hợp bên trong và bên ngoài nhằm tận dụng điểm mạnh của ngân hàng để tiến hành khai thác cơ hội và nhận rõ điểm yếu của mình mục đích né tránh các mối đe dọa của môi trường. Đồng thời, phân tích và xác định được chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược cũng góp phần to lớn cho việc xác định hướng đi chính yếu của ngân hàng, xác định được các tác nhân ảnh hưởng đến chiến lược. Đây chính là các dữ liệu quan trọng làm cơ sở cho việc thực hiện các chức năng trong quản trị chiến lược, bắt đầu từ giai đoạn hoạch định đến khả năng tổ chức, kiểm sốt rồi tiếp tục q trình này.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 34 - 37)