Chính sách quản lý nợ xấu (dƣới mức 2%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 87 - 88)

3.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA ĐỂ THỰC THI CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠ

3.3.5 Chính sách quản lý nợ xấu (dƣới mức 2%)

Tập trung vào chính sách tín dụng và quản trị rủi ro: Techcombanh ln tn

thủ chính sách tín dụng và quản trị rủi ro của hệ thống. Quản lý nợ xấu phải được tiến hành ngay từ giai đoạn thẩm định khách hàng. Chuyên viên khách hàng tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp phải có kỹ năng trong việc nhận diện và đánh giá khách hàng, kỹ năng thẩm định để từ đó gia tăng lượng khách hàng tốt, hạn chế khách hàng xấu. Chính sách tín dụng đã xây dựng mức giới hạn về tỷ lệ trả nợ so với thu nhập hàng tháng (payment - to - income) cho tất cả các sản phẩm do đó chuyên viên khách hàng phải tuyệt đối tuân thủ để hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu do áp lực trả nợ cao hơn so với thu nhập của khách hàng. Hàng tuần, hệ thống cảnh báo rủi ro của Hội sở ln thơng tin chi tiết về các khoản nợ có nguy cơ nhảy nhóm, các giám đốc mảng phải theo dõi sát sao và có kế hoạch thu nợ kịp thời.

Cải tiến công tác thu nợ và phục hồi nợ: hiện tại hệ thống Techcombank đã

triển khai bộ phận nhắc nợ và Phòng xử lý nợ trực thuộc Hội sở. Tuy nhiên, bộ phận nhắc nợ về mặt thực tế vẫn chưa tạo lên áp lực cho khách hàng nên các chi nhánh, phịng giao dịch vẫn phải tiến hành cơng tác nhắc nợ và đôn đốc thu hồi nợ.

Việc theo dõi sát sao các khoản nợ được ưu tiên lên hàng đầu. Bộ phận hỗ trợ tín dụng chịu trách nhiệm đổ phân loại nợ hàng ngày gửi cho Phòng tín dụng khách hàng cá nhân, Phịng tín dụng khách hàng doanh nghiệp và Ban giám đốc. Tiến

hành nhắc nợ đối với các khoản nợ quá hạn từ 2 ngày trở lên để hạn chế trường hợp khoản vay của khách hàng hiện lên trên trang cảnh báo của Trung tâm thơng tin tín dụng do có khoản vay quá hạn trên 10 ngày.

Các cán bộ bán hàng đồng thời cũng là cán bộ chịu trách nhiệm thu nợ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của từng cá nhân gắn liền với chỉ tiêu kinh doanh của từng chuyên viên để mọi người có trách nhiệm hơn trong cơng tác thu nợ. Bên cạnh đó, Techcombank cần tiến hành việc đào tạo kỹ năng nhắc nợ, kỹ năng thu hồi nợ một cách chuyên nghiệp thông qua việc cử nhân viên tham gia các khóa học về kỹ năng quản lý nợ xấu và thu hồi nợ.

Các chi nhánh và phòng giao dịch cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với bộ phận nhắc nợ và Phòng xử lý nợ để theo dõi quá trình thu hồi nợ, đảm bảo tối đa việc thu hồi nợ vay, và đưa ra ý kiến để xây dựng qui trình thu nợ phù hợp với thực tế hiện tại của Techcombank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 87 - 88)