PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG MƠI TRƢỜNG BÊN NGỒI ĐẾN CHIẾN LƢỢC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 45)

LƢỢC KINH DOANH CỦA TECHCOMBANK

2.3.1 Tác động của môi trƣờng kinh tế vĩ mô 2.3.1.1 Tác động của nền kinh tế 2.3.1.1 Tác động của nền kinh tế

Quốc tế:

Diễn biến kinh tế tồn cầu vẫn trong tình trạng phức tạp, mức độ khủng hoảng đã lan rộng khắp thế giới. Khủng hoảng nợ tại Hy Lạp có nguy cơ lan rộng, khó khăn ở khu vực đồng Euro, sự phục hồi khó khăn của nền kinh tế Mỹ,… đều có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, hội nhập Quốc tế của kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng sâu rộng, các hạn chế thuế quan được hạn chế tối thiểu, mức độ mở cửa các ngành trọng yếu của Việt Nam ngày càng cao. Do đó, hệ thống ngân hàng bắt buộc phải có những sự thay đổi mạnh mẽ trong chiến lược phát triển của mình để gia tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi. Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO làm giảm đi sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Việt Nam, chủ yếu là các mặt hàng như nhiên liệu, phân bón, sắt thép,… Đây lại chính là các khách hàng lớn của ngân hàng Việt Nam, nếu hiệu quả sản xuất kinh doanh xấu đi do không cạnh tranh được với hàng hóa nước ngồi thì rủi ro sẽ tập trung cho các ngân hàng thương mại.

Trong nước

Tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam năm 2010 đạt

6,78%, cao hơn năm 2009 (5,32%), năm 2011 đạt 5.89%. Các khu vực của nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi rõ nét, khu vực tiền tệ ngân hàng đã tương đối ổn định sau thời kỳ bất ổn (như tình trạng kém thanh khoản, chạy đua lãi suất vào năm 2008). Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn chứa đựng nhiều yếu kém, kinh tế tăng trưởng thấp, thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách,… Nền kinh tế trong nước vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi khủng hoảng toàn cầu, các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt đều

rớt giá mạnh như dầu thô, nông sản, thủy sản, gỗ chế biến,… Điều này làm gia tăng các khoản nợ quá hạn của ngân hàng, gia tăng tỷ lệ nợ xấu và thị trường bán lẻ có khả năng suy giảm nghiêm trọng.

Tăng trưởng kinh tế năm 2012 của Việt Nam đạt mức 5,03%, theo công bố của Tổng cục Thống kê. Mức này thấp hơn đáng kể so với dự báo gần nhất là 5,2-5,3%. Cụ thể, GDP quý I tăng 4,64%, quý II tăng 4,80%, quý III tăng 5,05% và quý IV tăng 5,44%. So với năm 2011, GDP năm nay giảm 0,86%. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ thì mức tăng như vậy là hợp lý. Năm 2013, GDP dự báo khoảng 5,5%; tuy vẫn ở mức thấp nhưng so sánh với mức tăng trưởng dự kiến của cả thế giới năm 2013 là 3,6%, thì nền kinh tế Việt Nam vẫn cao gấp 1,53 lần. Mặt khác, trong năm 2012, tổng số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam khoảng 13,013 tỷ USD, trong đó có 10,46 tỷ USD đã giải ngân, cho thấy đầu tư nước ngồi vẫn cịn tin tưởng triển vọng dài hạn của Việt Nam.

Lạm phát: Việt Nam từ nhiều năm qua đã liên tục phải đối mặt với lạm phát

mức 2 con số và lên tới đỉnh điểm hồi tháng 8 năm 2011 khi chỉ số CPI kỷ lục ở mức 23%. Đối với hệ thống ngân hàng, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua của đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Chính phủ đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc kiềm chế lạm phát, thơng qua việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thận trọng, giữ mặt bằng lãi suất hợp lý, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, kiểm soát chặt cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán, kiểm soát nợ xấu,… Lạm phát của Việt Nam năm 2012 ở mức 6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính phủ đặt mục tiêu. Lạm phát năm nay chỉ “nhỉnh” hơn mức tăng 6,52% của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh và thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011. Những lĩnh vực mà giá cả được quản lý một cách hành chính – dịch vụ y tế và sức khoẻ, năng lượng, giáo dục và giao thơng – có

mức lạm phát cao hơn và biến động lớn hơn so với những ngành có giá cả chủ yếu do thị trường quyết định.

2.3.1.2 Tác động của yếu tố qui chế - chính sách – pháp luật

Mức độ ổn định của chính phủ: Tình hình chính trị, pháp luật ở Việt Nam tiếp

tục ổn định và bền vững. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền cao nhất với sự ủng hộ nhất trí của người dân. Việt Nam bắt đầu đóng vai trị lớn hơn trong các hoạt động quốc tế, phản ánh trong vị trí là thành viên khơng thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc kể từ ngày 1/1/2008. Nhìn chung, yếu tố chính trị có tính ổn định cao.

Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ: Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 tình

hình lạm phát tại Việt Nam gia tăng. Vì vậy Chính phủ đã quyết liệt áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, vì vậy đến quý 3/2008 lạm phát đã được kiềm chế, Việt Nam tránh được khủng hoảng vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách thắt chặt tiền tệ cũng tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, gây khó khăn cho doanh nghiệp như lãi suất cao, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Đến quý 4/2008 chính phủ đã điều chỉnh chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm sốt để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ổn định, với các chính sách “Hỗ trợ lãi suất”. Gói hỗ trợ lãi suất được thực hiện dưới hình thức hỗ trợ lãi suất 4% đối với mục đích bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2009 và hỗ trợ lãi suất 4% trong hai năm đối với mục đích đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất được xác định trong các ngành tạo công ăn việc làm, hỗ trợ xuất khẩu, nông nghiệp,… nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hạn chế suy thoái kinh tế.

Từ cuối năm 2009 đến 2011, tình hình kinh tế biến động, hạn chế tăng trưởng nóng tín dụng, chính sách thắt chặt tiền tệ được sử dụng. Tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ, tăng ở mức thấp, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất. Tín dụng phi sản xuất giảm 20%, chủ yếu tập trung ở mảng bất động sản và tiêu dùng.

Các qui định về cho vay: Đầu tiên phải kể đến là chính sách hạn chế cho vay

hàng gặp khó khăn trong việc chào bán sản phẩm, doanh thu công ty giảm sút, gây ảnh hưởng lên khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Với chính sách bỏ trần lãi suất 150% lãi suất cơ bản đối với các khoản vay cá nhân, chấp nhận mức lãi suất thoả thuận, giúp dễ dàng hơn đối với ngân hàng trong việc quyết định chính sách giá đối với từng sản phẩm riêng biệt áp dụng cho khách hàng cá nhân.

Nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn, năm 2012, Ngân hàng nhà nước qui định trần lãi suất cho vay 15%/năm dành cho bốn lĩnh vực ưu tiên có hiệu lực (phát triển nông nghiệp và nông thôn, tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, phục vụ cho công nghiệp phụ trợ, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Tuy nhiên, các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay 15%/năm do số vốn quá ít so với nhu cầu vay, chính sách trần lãi suất gây khó khăn cho ngân hàng trong xác định giá các khoản tài trợ cho doanh nghiệp vì với mức trần hiện tại các ngân hàng khơng thể triển khai cho vay vì khơng đủ bù đắp rủi ro.

Thông tư 22/TT-NHNN về quản lý huy động và cho vay bằng vàng đối với tổ chức tín dụng, theo hướng thu hẹp đối tượng và hoạt động kinh doanh. Theo đó, để khẩn trương chấm dứt huy động vốn bằng vàng theo đúng quy định và bảo đảm an tồn thanh khoản vàng cho các tổ chức tín dụng, NHNN cho phép các tổ chức tín dụng đang huy động và cịn số dư cho vay vốn bằng vàng được tiếp tục phát hành chứng chỉ huy động ngắn hạn bằng vàng từ nay đến hết ngày 24/11/2012 theo nguyên tắc thời gian đáo hạn của các chứng chỉ không vượt quá ngày 30/6/2013.

Yếu tố pháp luật: từ năm 2009, chính phủ qui định các khoản thanh tốn hóa

đơn giá trị gia tăng trên 20 triệu đồng phải thực hiện qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế đầu vào. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, luật thuế thu nhập cá nhân được thực hiện từ 01/01/09 sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của tồn bộ hộ gia đình, ảnh hưởng lớn đến quyết định chi tiêu của người dân. Chi tiêu giảm đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn trong việc giải quyết sản phẩm đầu ra, doanh thu lợi nhuận giảm, gây áp lực lớn lên khả năng trả nợ ngân hàng. Luật giao dịch bất động sản thể hiện qua thông tư 16 đã ảnh

hưởng rất lớn đến thị trường bất động sản trong nước, nhà đã được chủ đầu tư bàn giao nhưng chưa cấp chủ quyền thì khơng được mua bán, chuyển nhượng, thế chấp vay vốn. Điều này cũng tác động một phần lớn trong việc gia tăng dư nợ của Techcombank.

2.3.1.3 Tác động mơi trƣờng văn hóa xã hội

Đặc điểm tiêu dùng: Văn hóa tiêu dùng của Việt Nam chia làm hai khu vực rõ

rệt: khu vực miền Bắc, miền Trung với xu hướng tiết kiệm cao do hạn chế về điều kiện tự nhiên. Khu vực miền Nam điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với sự ảnh hưởng văn hóa tiêu dùng của Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 nên điều kiện phát triển sản phẩm tín dụng thuận lợi.

Bên cạnh đó tập quán sử dụng tiền mặt còn rất phổ biến trong xã hội mặc dù trong ba năm gần đây nhiều dịch vụ ngân hàng cá nhân như trả lương qua tài khoản, thẻ ATM, thẻ tín dụng,… được giới thiệu. Điều này vừa cho thấy khó khăn trong việc thuyết phục người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng, vừa cho thấy thị trường còn rất nhiều tiềm năng chưa khai thác. Bên cạnh đó tỷ lệ biết chữ trên 95% dân số cũng tạo thuận lợi cho việc bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Xã hội: Việt Nam là quốc gia với tỷ lệ nông nghiệp chiếm trên 80% dân số, khu

vực nông thôn gần như còn lạ lẫm với các dịch vụ ngân hàng. Tuy vậy tốc độ đơ thị hóa khá nhanh, vì vậy một bộ phận thị dân dễ làm quen với các sản phẩm ngân hàng có tác phong cơng nghiệp, đặc biệt là giới trẻ từ 20 – 45 tuổi.

2.3.1.4 Tác động cơng nghệ

Cơng nghệ có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Các sản phẩm dịch vụ trong ngành ngân hàng ngày càng ứng dụng công nghệ cao, tạo sự cạnh tranh rất lớn về công nghệ của các sản phẩm và dịch vụ tài chính cung cấp. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin dẫn đến giao dịch từ xa như: phone – banking, internet – banking. Ứng dụng công nghệ thông tin làm giao dịch ngân hàng được thực hiện khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Giao dịch tự động đang là xu hướng của ngân hàng bán lẻ như: máy rút tiền tự động ATM, máy gửi tiền tự động ADM,…

Cơng nghệ cịn được ứng dụng trong quản trị điều hành ngân hàng nhằm gia tăng độ chính xác và tăng năng suất lao động như: phần mềm lõi (core banking) dễ dàng nâng cấp và gắn thêm các ứng dụng mới phù hợp nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng các sản phẩm mới. Các phần mềm chấm điểm, xếp hạng tín dụng nâng cao năng suất lao động và gia tăng tính chính xác trên cơ sở thống kê khoa học cho việc xét duyệt cho vay.

Xuất phát điểm công nghệ thấp hơn so với các nước trong khu vực và chuẩn mực quốc tế, đòi hỏi ngân hàng Việt Nam đầu tư cao hơn để có thể cạnh tranh về cơng nghệ đối với các ngân hàng nước ngồi ở Việt Nam, thị trường khu vực.

2.3.1.5 Tác động của yếu tố tự nhiên

Khu vực thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện khí hậu ơn hịa quanh năm. Một năm có hai mùa mưa – nắng, khơng xảy ra các thiên tai như: lũ lụt, bão, động đất,… tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và cho ngành ngân hàng nói riêng.

2.3.2 Môi trƣờng ngành và cạnh tranh trực tiếp 2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh 2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Trong năm 2009, thị trường tài chính ngân hàng tại Việt Nam có nhiều biến động lớn. Việt Nam chính thức mở cửa đón hai ngân hàng 100% vốn nước ngồi đầu tiên là ngân hàng HSBC và Standard Chartered Bank. Đây là hai tên tuổi lớn trên thế giới về ngân hàng bán lẻ. Tính đến ngày 15 tháng 06 năm 2012, đã có thêm 3 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam bao gồm ngân hàng Shinhan Vietnam, ANZ và ngân hàng Hong Leong. So với ngân hàng trong nước, dịch vụ của các tập đồn tài chính nước ngồi mang tiện ích và đa dạng hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, chính từ sức ép của những ngân hàng ngoại theo xu thế hội nhập WTO, các ngân hàng trong nước cũng gia tăng khả năng cạnh tranh của mình thơng qua việc mở rộng cơ chế, gia tăng dịch vụ, cung cấp thêm nhiều sản phẩm tiện ích, mở rộng mạng lưới để chiếm giữ thị phần. Các ngân hàng trong nước như ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam,… nổi lên như những tên tuổi trong thị trường tài chính với các sản phẩm dịch vụ đa dạng, mạng lưới rộng khắp và có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

Đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Đến tháng 6 năm 2011, hệ thống ngân hàng Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp cả nước. Các ngân hàng TMCP có sự góp vốn của nhà nước (Vietinbank, Vietcombank, Bidv,…) và các ngân hàng TMCP đã chiếm phần lớn thị phần trong nước, trong đó các ngân hàng TMCP có vốn nhà nước chiếm phần lớn thị phần về dịch vụ, tín dụng và huy động vốn.

Các ngân hàng TMCP có vốn nhà nước với ưu thế về vốn ln giữ vai trị chi phối trên thị trường dịch vụ ngân hàng trong thời gian qua và trong những giai đoạn tới. Với những thế mạnh về vốn và lợi thế cạnh tranh được ưu đãi, thực tế hiện nay cho thấy các ngân hàng TMCP có vốn nhà nước là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các ngân hàng TMCP trong đó có Techcombank.

Ngồi ra, các ngân hàng TMCP trong nước như ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank,… và các ngân hàng nước ngoài như ngân hàng HSBC, ngân hàng ANZ, ngân hàng Hong Leong là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Techcombank trong việc gia tăng thị phần trên thị trường ngân hàng.

Techcombank với định hướng quyết tâm xây dựng ngân hàng bán lẻ đang dần dần chiếm giữ thị phần, lọt vào top các ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và đang dẫn đầu thị trường ở một số sản phẩm như cho vay bất động sản, huy động,… Bên cạnh đó, Techcombank ln chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để bức phá tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 45)