Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 80 - 82)

3.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA ĐỂ THỰC THI CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠ

3.3.1 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Với phương châm con người là nhân tố quan trọng mang tính quyết định trong các hoạt động của một ngân hàng. Muốn tồn tại và phát triển cần phải phát huy được nội lực của từng người để có thể phát huy sức mạnh to lớn của tập thể.

Nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về phát triển kinh doanh theo định hướng mới, Techcombank đã tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức để có thể chun mơn hóa các phịng, ban, đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển kinh doanh và phát triển mạng lưới của Ngân hàng.

Techcombank cần đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp trong cả kỹ năng phục vụ khách hàng và kỹ năng bán hàng. Mỗi nhân viên Techcombank là một chuyên viên bán hàng vì hiện nay tình hình cạnh tranh trên thị trường đang ngày càng căng thẳng và quyết liệt. Để đạt mục tiêu kinh doanh đề ra, mỗi nhân viên đều phải nâng cao ý thức bán hàng mọi lúc, mọi nơi, nhằm tận dụng tối đa cơ hội để phát triển khách hàng.

Phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với việc tiếp tục kiện toàn và củng cố

cơ cấu tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó xây dựng kế hoạch quy hoạch cán bộ từng thời kỳ, đề ra kế hoạch đào tạo cụ thể. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhất là trong các khâu giám định, bồi thường để tránh thiệt hại cho chính ngân hàng. Việc đào tạo đội ngũ nhân viên có khả năng khai thác tốt và có thể khai thác được số lượng lớn khách hàng, hiệu quả là một điều kiện tiên quyết không thể thiếu. Do áp lực về chỉ tiêu, dẫn đến tâm lý nhân viên kinh doanh khơng ổn định. Ban lãnh đạo ngân hàng cần có những giải pháp cụ thể để ổn định tâm lý và khuyến khích nhân viên làm việc.

Nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ ban lãnh đạo thông qua việc tuyển chọn các cán bộ có năng lực quản lý, thực hiện đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng về mặt đạo đức, nghiệp vụ để có được những nhà quản lý có trình độ, có khả năng phán đoán và giải quyết các vấn đề một cách độc lập. Song song đó, tiếp tục nâng cao chất lượng đối với các cán bộ quản lý hiện có. Đẩy mạnh việc sử dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý nhằm tiết kiệm thời gian và nhân lực.

Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ bán hàng là điều cần thiết. Không chỉ mở rộng

về số lượng, Techcombank còn phải tăng cường đào tạo cho đội ngũ nhân lực mới và thường xuyên đào tạo lại. Bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, sản phẩm ngân hàng, Techcombank còn nên thuê các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp, có uy tín trong và ngồi nước để đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp như giao dịch, bán hàng, quản lý bán hàng, quan hệ khách hàng, đàm phán,… Những khóa

đào tạo ngắn này nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giỏi về chuyên mơn, nhiệt tình với cơng việc và thái độ phục vụ tốt.

Ngồi ra, các cơng tác khác như lên kế hoạch đào tạo lại cho các nhân viên có trình độ dưới đại học để nâng cao kiến thức chung và kiến thức chun mơn để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó cần phải xây dựng chế độ đãi ngộ thích hợp dành cho các nhân viên giỏi, thu hút nhân tài để tăng dần số lượng cán bộ nhân viên có thâm niên trong lĩnh vực ngân hàng. Công tác qui hoạch đội ngũ quản lý cấp trung, cao cấp cần được đổi mới thông qua việc đưa đi đào tạo ở các nước phát triển hoặc tham gia tiếp cận kinh nghiệm quản trị từ các đối tác chiến lược mà cụ thể là ngân hàng HSBC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)