Cố định các kháng thể lên màng Nitrocellulose

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng liên kết β HCG (β subunit of human chorionic gonadotropin) và một số kháng thể thương mại đặc hiệu (Trang 102 - 104)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.6 Cố định các kháng thể lên màng Nitrocellulose

Các thí nghiệm đã kiểm tra, xác định được độ hiệu quả của cặp kháng thể trong điều kiện phịng thí nghiệm (sử dụng chất hiện màu là Alkaline Phosphatase). Tuy nhiên, việc sử dụng ALP thì có những hạn chế nhất định như thao tác phức tạp và phải sử dụng nhiều hóa chất độc hại. Điều này khơng thích hợp khi đối tượng người dùng hướng đến là các hộ gia đình. Vì vậy, khi tiến hành thử nghiệm trong điều kiện thực tế, thí nghiệm này sẽ sử dụng hạt nano vàng làm chất hiện màu vì tính an tồn và dễ sử dụng.

Các que thử được đánh số từ 1 đến 5 tương ứng với nồng độ hCG 1.000, 2.000, 3.000, 4.000, 5.000 mIU/ml. Kháng thể mAb-β1 nồng độ 250.000 ng/ml sẽ được cố định ở vùng kiểm tra (test line), kháng thể mAb-β4-ALP (có gắn các hạt nano vàng) với nồng độ 10.000 ng/ml sẽ được cố định vào phần đệm liên hợp (conjugate pad), tỷ lệ thể tích sẽ tương ứng với nồng độ kháng thể, để lượng kháng thể ở vùng đạt giá trị 1:1. Vùng kiểm tra (control line) sẽ được gắn kháng thể IgG.

Từ kết quả hình 3.16, mỗi que thử đều có thể hiển thị 2 vạch ngang được tạo thành từ các giọt đã cố định lên màng từ lúc đầu. Que thử số 1 nồng độ hCG thấp nhất nên tín hiệu ở vạch kiểm tra (test line) sẽ cho màu sắc nhạt nhất trong các que thử.

Có thể thấy các hạt nano vàng vẫn có khả năng giữ lại những đặc tính vốn có của protein[12]. Như vậy, khi thay đổi chất hiện màu từ Alkaline Phosphatase thành các hạt nano vàng thì cặp kháng thể vẫn hoạt động bình thường.

Kết quả thí nghiệm cố định kháng thể lên màng được thể hiện trong hình 3.16.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng liên kết β HCG (β subunit of human chorionic gonadotropin) và một số kháng thể thương mại đặc hiệu (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)