Lãi suất huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của ngân hàng á châu (Trang 25 - 26)

1.2. Khái quát chung về khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gử

1.2.3.10. Lãi suất huy động vốn

Hầu hết các nhà quản trị ngân hàng đều gặp khó khăn trong việc định giá nguồn vốn huy động tiền gửi, nếu ngân hàng trả một mức lãi suất cao để duy trì sự ổn định của nguồn vốn này thì có thể làm gia tăng chi phí và giảm thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên một áp lực thực tế buộc các ngân hàng luôn phải đưa ra mức lãi suất cạnh tranh để thu hút nguồn vốn tiền gửi vì lãi suất là yếu tố khách hàng quan tâm hàng đầu khi họ muốn gửi tiền vào một ngân hàng, và là cơng cụ chính để ngân hàng điều chỉnh lượng tiền huy động được. Với lãi suất tiền gửi hấp dẫn sẽ thu hút đông đảo khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng góp phần gia tăng nguồn vốn huy động tiền gửi.

Vào những thập niên 90 của thế kỷ 20, Chính phủ của hầu hết các nước đều có xu hướng áp đặt lãi suất trần cho tiền gửi ở các ngân hàng nhằm bảo vệ ngân hàng tránh khỏi một mức lãi suất huy động quá cao có thể làm ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, các ngân hàng cho rằng chiến lược này khơng đem lại hiệu quả do đó Ngân hàng nhà nước đã bỏ trần lãi suất huy động. Chính việc làm này đã làm các Ngân hàng thương mại cạnh tranh gay gắt đẩy lãi suất huy động lên rất cao khiến cho

lãi suất cho vay cũng luôn ở mức cao, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy vào ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ra thông tư 02/2011/TT-NHNN qui định lại mức lãi suất tối đa bằng đồng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của ngân hàng á châu (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)