Hạng trung bình của các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của ngân hàng á châu (Trang 62 - 64)

TT Các yếu tố đánh giá Hạng trung bình

ACB Agribank VCB Techcombank HSBC

1 Uy tín thương hiệu của ngân hàng 3,88 3,54 4,59 3,81 3,53 2 Nguồn nhân lực 4,10 2,00 3,97 3,95 3,85 3 Chất lượng sản phẩm & dịch vụ huy động vốn 3,85 3,00 4,00 3,78 3,95 4 Khả năng ứng dụng công nghệ 3,95 2,00 4,23 3,95 4,54 5 Quản lý quan hệ khách hàng 4,00 3,00 3,97 3,95 3,81 6 Hoạt động marketing 3,84 3,00 3,95 3,88 3,54 7 Sự hài lòng của khách hàng 4,00 2,00 4,53 3,98 3,95 8 Thị phần huy động vốn 3,00 4,53 4,00 3,15 2,00 9 Sự đa dạng sản phẩm dịch vụ 4,32 3,54 4,00 3,95 3,54

10 Biểu phí, lãi suất

huy động 4,00 3,54 3,78 4,00 3,85

11 Mạng lưới kênh

phân phối 3,00 4,58 3,85 3,00 2,15

12 Năng lực tài chính

của ngân hàng 3,53 3,81 3,85 3,78 2,15

Nguồn : Kết quả khảo sát của tác giả Dựa trên kết quả khảo sát, tác giả đưa ra một số nhận xét như sau:

Về uy tín thương hiệu, các chuyên gia ngân hàng đánh giá ACB đứng sau VCB với số điểm 3,88 điểm (thang điểm 5), một số điểm tương đối cao. Yếu tố này có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động huy

động vốn vì khách hàng đã đánh giá yếu tố này có mức quan trọng 8,97% (902/920 điểm)

Về nguồn nhân lực, ACB được đánh giá cao nhất với số điểm được đánh giá 4,10 điểm. Từ khi thành lập đến nay, ACB luôn chú trọng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, do đó nguồn nhân lực của ACB được các chuyên gia đánh giá cao.

Đối với tiêu chí chất lượng sản phẩm & dịch vụ huy động vốn và khả năng ứng dụng công nghệ ACB đứng thứ 3 trong các đối tượng được đánh giá sau VCB và HSBC, điểm số của ACB đạt được lần lượt là 3,85 và 3,95 điểm cũng phải là điểm số thấp.

Mục tiêu của các nhà lãnh đạo ACB là xây dựng ngân hàng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, đối tượng khách hàng của ACB là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó việc chăm sóc khách hàng và giữ vững mối quan hệ bền lâu, gắn bó với khách hàng đã được ACB rất quan tâm. Chính vì vậy mà đối với yếu tố quản lý quan hệ khách hàng ACB được các chuyên gia ngân hàng đánh giá rất cao (4,00 điểm) và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của ACB cũng được đánh giá cao. Đây là yếu tố có mức độ quan trọng nhất trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng dưới sự đánh giá của khách hàng (912/920 điểm).

Đối với hai tiêu chí sự đa dạng sản phẩm dịch vụ và biểu phí/lãi suất hoạt động, ACB cũng được các chuyên gia ngân hàng nhận xét là rất tốt, khơng thua kém gì các ngân hàng đối thủ, điểm số dẫn đầu trong các ngân hàng được lựa chọn đánh giá.

Thị phần huy động, mạng lưới kênh phân phối và năng lực tài chính của ACB được đánh giá thấp hơn so với Agribank, VCB và Techcombank nhưng điểm số đánh giá không hề thấp. ACB là ngân hàng TMCP ra đời sau Argribank, VCB trước Techcombank chưa được 3 tháng, điều nay có thể hiểu là mạng lưới hoạt động của ACB sẽ ít hơn các ngân hàng đối thủ. Thị phần huy động và năng lực tài chính của ACB có phần bị ảnh hưởng bởi sự cố 8/2012, do đó hai tiêu chí này được các chuyên gia ngân hàng nhận xét khơng cao.

2.4.5. Lập ma trận hình ảnh cạnh tranh

Để lập ma trận hình ảnh cạnh tranh, tác giả đã tiến hành như sau :

- Đầu tiên, tác giả tính điểm có trọng số cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.

- Tiếp theo sẽ tinh điểm tổng cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi ngân hàng. Tổng điểm số này sẽ cho thấy khả năng cạnh tranh của các ngân hàng khảo sát.

Sau khi thưc hiện hai bước như trên, tác giả thu được kết quả như bảng 2.17.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của ngân hàng á châu (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)