Hiệu quả kiểm sốt chi phí của ACB giai đoạn 2008 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của ngân hàng á châu (Trang 36 - 37)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Thu nhập lãi thuần 2.728 2.801 4.174 6.608 6.871 4.386 Thu nhập ngoài lãi 1.511 2.135 1.319 1.039 -1.036 1.263 Tổng thu nhập 4.239 4.936 5.493 7.647 5.835 5.650

Nguồn : Báo cáo thường niên của ACB năm 2008 - 2013

ACB đã có tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần mạnh mẽ trong suốt giai đoạn 2008-2011. Tuy nhiên bước sang năm 2012, với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và do thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN đã khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng, kéo theo tổng thu nhập của Ngân hàng sụt giảm 23.69 % so với năm 2011 nhưng so với năm 2010 vẫn cao hơn 6.23 %. Sang năm 2013, tổng thu nhập của ACB giảm 3,17% so với năm 2012, nhưng mức giảm này có thể xem như khơng đáng kể trong điều kiện dư nợ tín dụng của ACB khơng tăng trưởng mạnh. Theo kế hoạch hoạt động năm 2014, thu nhập của ACB dự kiến tăng hơn 20% so với năm 2013.

Bảng 2.4. Hiệu quả kiểm sốt chi phí của ACB giai đoạn 2008 – 2013 Năm Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Chi phí/Thu nhâp (%) 33,1 36,6 39,3 41,2 73,2 66,5 Chi phí (tỷ đồng) 1,497 1.809 2.161 3.147 4.271 3.759

Nguồn : Báo cáo thường niên của ACB năm 2008-2013

Bên cạnh đó, trong năm 2013, việc kiểm sốt chi phí chặt chẽ và nâng cao năng suất đã giúp chi phí hoạt động của ngân hàng giảm xuống còn 3.759 tỷ đồng, tương đương giảm 12% so với năm 2012. Do đó, tỷ lệ chi phí/thu nhập giảm xuống cịn 66,5%.

2.2. Tình hình huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Hơn 20 năm thành lập và hoạt động, ACB đã có những bước tiến vững chắc trên con đường phát triển thành “ngân hàng của mọi nhà”. Mặc dù đã có nhiều biến cố xảy ra, ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín ngân hàng, nhưng ACB đã khắc phục rất tốt

và tiếp tục phát triển theo đúng định hướng đã đặt ra. Nhằm đảo bảo sự tăng trưởng ổn định và bền vững của nguồn vốn huy động sau biến cố, ACB đã khơng ngừng đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn từ các cá nhân, doanh nghiệp có nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, ln kiên trì theo định hướng ngân hàng bán lẻ hướng đến khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Song song với việc đưa ra các sản phẩm huy động đa dạng, phong phú phù hợp với các đối tượng khách hàng, ACB còn chú trọng đến các kênh hỗ trợ để tăng trưởng huy động vốn như phát triển hệ thống kinh phân phối phi truyền thống bao gồm : ngân hàng điện tử hay bán hàng qua điện thoại. Nhờ đó, khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ của ngân hàng mọi lúc, mọi nơi không tốn quá nhiều thời gian cũng như chi phí.

Trong giai đoạn hiện nay, khi lãi suất tiền gửi thấp không thu hút được nguồn vốn từ khách hàng, ACB đã đưa ra rất nhiều sản phẩm tiết kiệm linh hoạt về kỳ hạn để khách hàng có thể lựa chọn, và phù hợp với nhu cầu da dạng của các loại đối tượng khách hàng như tiết kiệm 20 tháng, tiết kiệm đại lộc dành cho khách hàng gửi kỳ hạn dài, tiết kiệm lộc bảo tồn có kèm gói bảo hiểm nhân thọ liên kết với cơng ty bảo hiểm Prevoir. Bên cạnh đó, với thế mạnh sử dụng cơng nghệ hiện đại và luôn là ngân hàng đầu tiên đưa vào sử dụng các ứng dụng mới cải tiến trên nền tảng web đã giúp cho dịch vụ ngân hàng điện tử của ACB ngày càng phát triển, đem đến cho khách hàng những sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tự động, thu hút nhiều khách hàng mở tài khoản tài gửi thanh toán hơn để giao dịch.

Tình hình huy động vốn của ACB giai đoạn 2008 – 2013 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của ngân hàng á châu (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)