Cơ cấu nguồn vốn huy động ACB theo sản phẩm huy động 2008 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của ngân hàng á châu (Trang 39)

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tiền gửi của khách hàng 64.217 86.919 106.937 142.218 125.234 138.111 Tiền gửi/tiền vay khác 10.201 20.978 37.961 41.577 14.065 9.377 Phát hành giấy tờ có giá 16.756 26.582 38.234 50.708 20.201 3.500 Tổng cộng 91.174 134.479 183.132 234.503 159.500 150.988 Nguồn : Báo cáo thường niên của ACB năm 2008-2013

Bảng 2.7. Tỷ trọng các nguồn vốn huy động của ACB trong tổng vốn huy động qua các năm 2008 – 2013 (Đơn vị: %)

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tiền gửi của khách hàng 70,43 64,63 58,39 60,65 78,52 91,47 Tiền gửi/tiền vay khác 11,19 15,60 20,73 17,73 8,82 6,21 Phát hành giấy tờ có giá 18,38 19,77 20,88 21,62 12,67 2,32

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

Nguồn : Báo cáo thường niên của ACB năm 2008-2013

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể tỷ trọng của nguồn vốn này luôn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn, tiếp sau đó là nguồn vốn huy động được từ việc phát hành giấy tờ có giá, riêng năm 2013 nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá nhỏ hơn nguồn vốn từ tiền gửi/tiền vay khác. Năm 2012, là một năm khó khăn của ACB, với sự cố xảy ra tưởng như tỷ trọng nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng sẽ giảm do uy tín của ACB bị ảnh hưởng ít nhiều, nhưng nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ trọng rất cao 78,52% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng và sang năm 2013 tỷ trọng nguồn vốn này lại tiếp tục tăng cao chiếm đến 91,47 % tổng nguồn vốn huy động. Điều này chứng tỏ ACB đã có một chỗ đứng vững vàng trong lịng người dân, và ln nhận được sự tin tưởng của người dân, và niềm tin đó càng lớn mạnh hơn sau những biến cố xảy ra.

2.3. Thực trạng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Á Châu trong hoạt động huy động vốn tiền gửi động huy động vốn tiền gửi

Do mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ khả năng cạnh tranh của NHTM trong hoạt động huy động vốn tiền gửi dựa trên việc hệ thống hóa lý luận về khả năng cạnh tranh của một NHTM, nên tác giả chỉ chú trọng đến các yếu tố có ảnh hưởng đáng kể từ trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động huy động vốn tiền gửi, cụ thể thực trạng khả năng cạnh tranh của ACB trong hoạt động huy động vốn tiền gửi được thể hiện qua các chỉ tiêu sau

2.3.1. Năng lực tài chính

Đây là thước đo sức mạnh của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thể hiện qua các chỉ tiêu

2.3.1.1. Vốn chủ sở hữu

Có thể nói, qui mơ vốn chủ sở hữu như là tấm đệm để đảm bảo cho mỗi ngân hàng có khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng như trước những rủi ro của môi trường kinh doanh. Vốn chủ sở hữu càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng cao hơn để vượt qua các “cú sốc” của nền kinh tế. Do đó, vốn chủ sở hữu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM .

Bảng 2.8. Vốn chủ sở hữu của ACB qua các năm 2008 – 2013 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Vốn điều lệ 6.356 7.814 9.376 9.376 9.376 9.376 Các quỹ dự trữ 714 954 1.209 1.754 2.583 2.035 Lợi nhuận chưa phân phối 696 1.339 791 829 665 1.352

Cổ phiếu quỹ 259

Tổng cộng 7.766 10.107 11.376 11.959 12.624 12.504

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2008 - 2013

So với các ngân hàng khác vốn chủ sở hữu của ACB còn rất thấp, chỉ bằng 1/3 vốn chủ sở hữu của NHTM nhà nước, thấp hơn vốn chủ sở hữu của Sacombank, Eximbank, Techcombank…Cụ thể vốn chủ sở hữu của Vietinbank năm 2013 là 45.000 tỷ đồng, VCB là 42.336 tỷ đồng, Agribank là 42.000 tỷ đồng, Eximbank là 15.832 tỷ đồng, Techcombank là 13.290 tỷ đồng…

Trong vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ là thành phần chiếm cao nhất. Năm 2012 vốn điều lệ chiếm 74%, còn lại các quỹ dự trữ và lợi nhuận chưa phân phối chiếm 36%. Sang năm 2013, vốn điều lệ vẫn gần 75%, còn lại là quỹ dự trữ và lợi nhuận phân phối, nhưng trong năm này ACB mua lại cổ phiếu quỹ do đó đã làm giảm tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng một khoản đúng bằng giá trị lượng cổ phiếu quỹ đó. Vốn điều lệ là tiềm lực tài chính, là điều kiện đảm bảo an tồn trong hoạt động của các NHTM, là uy tín để tạo lịng tin đối với cơng chúng. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, ACB liên tục tăng vốn điều lệ từ năm 2002 – 2010.

Như vậy, từ những ngày đầu thành lập, vốn điều lệ của ACB chỉ vỏn vẹn có 20 tỷ đồng của 34 cổ đông, và đến nay vốn điều lệ của ACB đã tăng lên đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, phát triển của ngân hàng và đảm bảo các chuẩn mực và an toàn vốn của nhà nước. Tuy nhiên khi so sánh với các ngân hàng thương mại nhà nước thì vốn điều lệ của ACB vẫn là con số khá khiêm tốn, nhưng nếu đem so sánh với các NHTMCP hiện nay tại thời điểm 31/12/2013 thì ACB đang đứng thứ 7 về qui mô vốn điều lệ, thấp hơn nhiều so với các ngân hàng như Agribank (29.154 tỷ đồng), Vietinbank (32.661 tỷ đồng), VCB (23.174 tỷ đồng), gần bằng vốn điều lệ của Eximbank (12.355 tỷ đồng), Sacombank (10.739 tỷ đồng), và chỉ cao hơn hơn vốn điều lệ của Techcombbank (8.878 tỷ đồng), HSBC (3.000 tỷ đồng).

2.3.1.2. Qui mơ và chất lƣợng tài sản có

Quy mơ, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một NHTM. Chất lượng tài sản của NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một tổ chức tín dụng, hầu hết rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản có. Chất lượng tài sản được thể hiện qua các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, tính đa dạng hoá trong tài sản, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng của dư nợ, tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản có, tỷ lệ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tình hình đảm bảo tiền vay…

Bảng 2.9. Tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản của ACB giai đoạn 2008 – 2013 (Đơn vị: %)

Năm

Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012

Tốc độ tăng trưởng

tổng tài sản 59,27 22,29 37,01 -37,26 -5,51%

Nguồn : Báo cáo thường niên của ACB các năm 2008-2013

Qua bảng trên cho thấy, tổng tài sản của ACB có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ 2008 – 2012, một phần do ảnh hưởng từ sự khó khăn chung của nền kinh tế, một phần là do những sự cố đã xảy ra đối với ACB trong quá khứ. Tuy nhiên, sang năm 2013, chỉ tiêu này đã có sự cải thiện mặc dù khơng như mong đợi nhưng cũng đã cho thấy sự ACB đang nỗ lực vượt qua khó khăn và giải quyết các vấn đề các tồn đọng của mình. Mặc dù vậy, so với một số ngân hàng thương mại khác như Agribank, VCB,

BIDV, Vietinbank … thì tổng tài sản của ACB cịn là một con số khá khiêm tốn, chỉ bằng 1/3 của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Do đó, để có thể tăng trưởng bền vững, ACB cần phải gia tăng chỉ tiêu tổng tài sản của mình.

Bảng 2.10. Bảng tổng hợp tỉ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn 2008 – 2013 (Đơn vị: tỷ đồng) (Đơn vị: tỷ đồng)

Năm Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nợ xấu (Nhóm 3-5) 310 256 296 905 2.529 3.216 Dư nợ cho vay 34.833 62.358 87.195 102.809 102.815 107.190 Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ cho vay 0,89 % 0,41% 0,34% 0,88% 2,46% 3%

Nguồn : Báo cáo thường niên của ACB năm 2008 - 2013

Tỷ lệ nợ xấu trong nhiều năm liền từ 2008 - 2011 của ACB chưa bao giờ vượt quá 1% . Năm 2008 vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện cam kết trả nợ cho ngân hàng cho nên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ACB cũng như của các ngân hàng khác tăng cao. Sang năm 2009 - 2010, chất lượng tín dụng của ACB đã đươc cải thiện đáng kể , đến cuối năm 2010 tỷ lệ nợ xấu chỉ vào khoảng 0.34% tổng dư nợ. Các chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về tín dụng được ACB triển khai nghiêm túc, giảm dần lãi suất cho vay, tăng trưởng tín dụng thận trọng và tăng cường kiểm sốt chất lượng tín dụng.

Năm 2011 – 2012, dư nợ ACB hầu như khơng có thay đổi nhiều trong 2 năm này nhưng tỷ lệ nợ xấu năm 2012 tăng đến 2,46% cao hơn rất nhiều so với năm 2011 (chỉ có 0,88% ) do ACB đã xếp những khoản nợ liên quan đến sự cố tháng 08/2012 và Vinalines vào nhóm nợ cần chú ý, nợ xấu có khả năng mất vốn. Sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tăng 3% so với năm 2012.

Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ chú ý, nợ xấu trong tổng dƣ nợ của ACB qua các năm 2008 – 2013 (Đơn vị: %) Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nợ đủ tiêu chuẩn 97,97% 99,01% 99,42% 98,80% 92,35% 93,30% Nợ cần chú ý (Nhóm 2) 1,15% 0,58% 0,24% 0,31% 5,19% 3,70% Nợ xấu (Nhóm 3 - 5) 0,89% 0,41% 0,34% 0,88% 2,46% 3% Tổng 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2008-2013

Về mức độ đa dạng danh mục cho vay, hiện nay ACB đang hướng đến thị phần là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Và so với các ngân hàng khác tại Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của ACB cũng khá cao, chỉ hơn Agribank (5.8%) là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong hệ thống ngân hàng những năm gần đây, và gần ngang với Techcombank (3.6%).

2.3.1.3. Khả năng sinh lời

Bảng 2.12. Khả năng sinh lời của ACB qua các năm 2008 – 2013 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Lợi nhuận sau thuế 2.211 2.201 2.335 3.208 784 826

ROE 36,52% 31,76% 28,91% 36,02% 8,50% 8,2%

ROA 2,68% 2,08% 1,66% 1,73% 0,50% 0,6%

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2008-2013 Dựa vào bảng trên ta thấy, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng đều qua các năm từ năm 2008 đến năm 2011 nhưng giảm mạnh năm 2012, từ 3.208 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 784 tỷ đồng năm 2012. Năm 2013, mức lợi nhuận này chỉ tăng nhẹ lên 826 tỷ đồng. Các chỉ số khả năng sinh lời đều có xu hướng giảm do ảnh hưởng từ tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Sang năm 2011, hai chỉ số khả năng sinh lời đều tăng cho thấy một tín hiệu khả quan của ngân hàng trong giai đoạn này. Tuy nhiên sang năm 2012 các chỉ số này giảm xuống thấp nhất so với các năm trước ROE chỉ ở

khoảng 8,5% và ROA chỉ có 0,5% do sự cố xảy ra vào tháng 8/2012. Mặc dù vậy nhưng ACB vẫn có mức sinh lời hấp dẫn. Sang năm 2013, ROE & ROA lần lượt là 8,2% và 0,6% tương đương mức cùng kỳ năm 2012.

Thu nhập từ lãi thuần của ACB tăng đều qua các năm, năm 2010 đạt 4.174 tỷ đồng, năm 2011 mức thu nhập này đạt 6.608 tỷ đồng tăng 58,31% so với năm 2010, năm 2012 thu nhập từ lãi thuần của ACB vẫn tăng nhưng chỉ tăng hơn so với năm 2011 là 3,98% và đạt 6.871 tỷ đồng. Nhưng sang năm 2013, chỉ tiêu này lại giảm xuống còn 4.368 tỷ đồng chiếm 77,64% tổng thu nhập.

Nhìn chung, mức độ sinh lời của ACB so với các ngân hàng khác có hơi thấp nhưng vẫn có kết quả tích cực trong những năm qua, cho thấy dấu hiệu tốt về khả năng cạnh của ACB trong hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và hệ thống NHTMCP nói chung.Từ đó cho thấy, sau những biến cố xảy ra trong quá khứ, ACB vẫn tạo được lịng tin, và có uy tín đối với khách hàng cũng như hoạch định chiến lược kinh doanh đúng đắn để vượt qua khó khăn trong quá trình phát triển của mình.

2.3.1.4. Khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Khả năng thanh khoản được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh tốn nhanh, đánh giá định tính về năng lực quản lý thanh khoản của các NHTM, đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Trong điều kiện bình thường, các ngân hàng khơng xây dựng được cho mình một chiến lược hiệu quả để duy trì thanh khoản đầy đủ thì tình hình khó khăn về nguồn vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn hay khi ngân hàng bị những tin đồn thất thiệt đe dọa đến uy tín thì ngân hàng có thể bị lâm vào tình trạng khủng hoảng về khả năng thanh tốn.

Nhận thức được tầm quan trọng của khả năng thanh toán, ACB đã xây dựng cho mình chiến lược thanh khoản hàng ngày dựa trên các hạn mức và giới hạn thanh khoản. ACB đã thực hiện chiến lược cho vay thận trọng, đồng thời cân đối giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Do đó, ACB ln đảm bảo khả năng thanh tốn cao trong q trình hoạt động của mình.

Chính vì vậy mà trong những năm qua, rủi ro thanh khoản của ACB ln được quản lí rất tốt. Qua những khó khăn đã xảy ra, điển hình là sự cố do tin đồn thất thiệt

năm 2003 và việc các vị lãnh đạo đứng đầu ACB lần lượt bị bắt để điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế vào tháng 8/2012, ACB đã bị chao đảo mạnh, tài sản sụt giảm hàng trăm nghìn tỷ, lợi nhuận cũng bị giảm sút, hàng nghìn tỷ đồng đã bị rút ra khỏi ACB trong vài ngày. Thế nhưng nhờ việc tuân thủ đúng qui tắc quản trị rủi ro thanh khoản nên ACB đã đảm bảo chi trả tốt cho tồn bộ khách hàng và vượt qua được khó khăn, tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng gửi tiền.

2.3.2. Năng lực nhân sự

Để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra cũng như vì sự phát triển bền vững của ngân hàng thì chất lượng và số lượng nguồn nhân lực đóng vai trị quyết định. Nguồn nhân lực ảnh hưởng không những đến chất lượng dịch vụ mang đến cho khách hàng mà cịn ảnh hưởng đến hình ảnh của Ngân hàng trong suy nghĩ của khách hàng và toàn xã hội.

Bảng 2.13. Bảng tổng hợp số lao động và thu nhập bình quân của ACB (2008 – 2013) (2008 – 2013)

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số lượng lao động (Đơn vị: Người) 6.598 6.669 7.324 8.613 9.906 8.791 Thu nhập bình quân (triệu đồng/ người/năm) 104 119 123 182 182 169

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2008-2013

Những ngày đầu thành lập, Ngân hàng ACB chỉ có 27 nhân viên, tính đến ngày 31/12/2012 tổng số nhân viên của Ngân hàng là 9.906 người gấp gần 367 lần. Sang năm 2013, đội ngũ nhân viên của ACB đã được tinh giản, nên số lượng giảm xuống cịn 8.791 nân viên. Trong đó, cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm hơn 90%. Đội ngũ nhân sự của ACB được đào tạo căn bản, có tính chun nghiệp cao và nhiều kinh nghiệm. Đồng thời hàng năm được bổ sung chủ yếu từ các trường đại học kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh ngân hàng trong và ngồi nước.

Đối với ACB, yếu tố con người rất quan trọng, là yếu tố sống còn cho sự phát triển và thành cơng của ngân hàng, do đó, cơng tác đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ cho nhân viên được ACB thực hiện một cách liên tục và có hệ thống. Ngân hàng đã thành lập một trung tâm đào tạo cho riêng mình bao gồm tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức pháp luật, tổ chức quản lý và hoạt động theo chuẩn ISO 9001:2000 với

chức năng là thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn cho nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của ngân hàng á châu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)