Định hướng nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của ngân hàng á châu (Trang 72 - 74)

Ngân hàng TMCP Á Châu

Cho đến hết năm 2013, kinh tế thế giới chưa ra khỏi khủng hoảng tài chính từ năm 2008 và những dư chấn nặng nề của khủng hoảng nợ công Châu Âu từ năm 2011, tạo nên nguy cơ suy thoái kéo dài, với những dự đoán bi quan về triển vọng phục hồi mờ mịt. Nhiều tổ chức và chuyên gia có uy tín phải liên tục điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như các nước và các khu vực theo hướng thấp dần. Do đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục chịu sự tác động của những yếu tố bên ngoài và cũng được dự đốn là khơng mấy khả quan.

Năm 2013, Chính phủ Việt Nam đưa ra những biện pháp điều hành linh hoạt, quyết liệt theo hướng “ưu tiên ổn định vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội” đã đem lại những kết quả tích cực bước đầu: tăng trưởng cao hơn, lạm phát thấp hơn. Nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi tuy cịn chậm và chưa đúng với tiềm năng, song khả năng bứt phá để phát triển nhanh hơn và bền vững hơn là có thể nếu thi hành quyết liệt hơn những chủ trương đúng đã xác định, mà trước mắt là nợ xấu ngân hàng và cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước

Trên cơ sở phân tích mơi trường hoạt động kinh doanh, bám sát định hướng điều hành của Chính phủ và NHNN, ACB đã đưa ra định hướng phát triển chung như: ACB tập trung nguồn lực trong các lĩnh vực: (i) định hướng khách hàng, (ii) quản lý rủi ro, (iii) kết quả tài chính bền vững, (iv) năng suất và hiệu quả, và (v) đạo đức kinh doanh. Các giá trị cốt lõi của ACB đã được xác định là Chính trực, Cẩn trọng, Cách tân, Hài hịa và Hiệu quả , là nền tảng cho các nguyên tắc hành động cũng như chính sách đối với các đối tượng liên quan bao gồm cổ đông, nhân viên, khách hàng, cơ quan quản lý và cộng đồng. Định hướng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2014 – 2018 bao gồm:

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, ACB tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao và trung bình. Các tiểu dự án chiến lược sẽ chú trọng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, ACB hướng đến khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với các doanh nghiệp lớn. Các tiểu dự án chiến lược liên quan đến thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chú trọng thu hút và gắn kết khách hàng với ACB.

Trong lĩnh vực thị trường tài chính, ACB trước đây tập trung vào kinh doanh vàng và cho vay liên ngân hàng nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản lý tài sản nợ và tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng; và thúc đẩy hoạt động tự doanh.

Sau những biến cố xảy ra trong quá khứ, tổng nguồn vốn huy động của ACB cũng như thị phần huy động vốn của ngân hàng đã có sự giảm sút đáng kể. Do đó, riêng đối với hoạt động này, ACB cũng có những định hướng phát triển cụ thể với những mục tiêu như sau:

- Tập trung vào huy động vốn VND từ dân cư, duy trì nguồn vốn ngoại tệ, tiếp tục phát huy thế mạnh để thu hút lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về.

- Triển khai các chương trình huy động vốn cá nhân, các sản phẩm đặc trưng trên nền tảng công nghệ cao. Nghiên cứu và đưa vào áp dụng các sản phẩm liên kết, tiếp tục triển khai các sản phẩm huy động vốn trung dài hạn để tranh thủ huy động nguồn vốn dài hạn

- Tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng, theo dõi và duy trì hiệu quả các khách hàng tổ chức có số dư tiền gửi lớn. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng, chú trọng khai thác nguồn tiền gửi từ doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm sự phụ thuộc vào khách hàng lớn.

- Tuân thủ các quy định về lãi suất của NHNN. Nghiên cứu áp dụng chính sách lãi suất nội bộ phù hợp để khuyến khích các chi nhánh tăng cường huy động vốn

Bên cạnh những mục tiêu cụ thể được đặt ra, trong định hướng phát triển ACB cũng đưa ra những biện pháp để thúc đẩy kinh doanh, giữ chân khách hàng, gia tăng nguồn vốn huy động cũng như tăng trưởng dư nợ như:

- Hồn thiện chính sách chăm sóc khách hàng và hệ thống quản lý khách hàng - Nâng cấp các bó sản phẩm; phát triển và định giá sản phẩm phù hợp nhu cầu đặc thù của từng phân đoạn khách hàng, ngành và tập quán địa phương;

- Tiếp tục cải tiến các quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian xử lý hồ sơ khách hàng;

- Tái bố trí và nâng cấp chi nhánh và phịng giao dịch theo kế hoạch kiện toàn tổ chức và hoạt động của kênh phân phối;

- Áp dụng mơ hình quản lý kênh phân phối mới, nâng cao vai trị của giám đốc vùng, Phó Tổng giám đốc phụ trách vùng; củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị trong cụm trong vùng.

- Chú trọng quản lý rủi ro tín dụng, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh, đây mạnh việc xử lý nợ xấu, đảm bảo kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 3% tổng dư nợ tín dụng;

- Tăng cường quản lý rủi ro vận hành, theo dõi đánh giá hiệu quả của mơ hình Phó giám đốc vận hành và cơ chế quản lý tập trung kiểm soát viên;

- Triển khai hệ thống quản trị nguồn nhân lực (HRIS) nhằm tăng cường hiệu quả quản trị nhân lực, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định quản lý;

- Tập trung nhân vật lực để triển khai đúng tiến độ Dự án TCBS-DNA để nâng cao hiệu suất giao dịch vận hành;

- ACB sẽ tham gia tích cực trong việc áp dụng các chuẩn mực và hướng dẫn về vốn ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Thỏa ước vốn Basel II, có hiệu lực từ năm 2007), vì ACB là một trong 10 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chọn. Ý nghĩa của việc áp dụng các chuẩn mực này là ngân hàng hoạt động minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do đó kỳ vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của ngân hàng á châu (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)