Tình hình huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của ngân hàng á châu (Trang 36 - 40)

Hơn 20 năm thành lập và hoạt động, ACB đã có những bước tiến vững chắc trên con đường phát triển thành “ngân hàng của mọi nhà”. Mặc dù đã có nhiều biến cố xảy ra, ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín ngân hàng, nhưng ACB đã khắc phục rất tốt

và tiếp tục phát triển theo đúng định hướng đã đặt ra. Nhằm đảo bảo sự tăng trưởng ổn định và bền vững của nguồn vốn huy động sau biến cố, ACB đã khơng ngừng đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn từ các cá nhân, doanh nghiệp có nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, ln kiên trì theo định hướng ngân hàng bán lẻ hướng đến khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Song song với việc đưa ra các sản phẩm huy động đa dạng, phong phú phù hợp với các đối tượng khách hàng, ACB còn chú trọng đến các kênh hỗ trợ để tăng trưởng huy động vốn như phát triển hệ thống kinh phân phối phi truyền thống bao gồm : ngân hàng điện tử hay bán hàng qua điện thoại. Nhờ đó, khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ của ngân hàng mọi lúc, mọi nơi không tốn quá nhiều thời gian cũng như chi phí.

Trong giai đoạn hiện nay, khi lãi suất tiền gửi thấp không thu hút được nguồn vốn từ khách hàng, ACB đã đưa ra rất nhiều sản phẩm tiết kiệm linh hoạt về kỳ hạn để khách hàng có thể lựa chọn, và phù hợp với nhu cầu da dạng của các loại đối tượng khách hàng như tiết kiệm 20 tháng, tiết kiệm đại lộc dành cho khách hàng gửi kỳ hạn dài, tiết kiệm lộc bảo tồn có kèm gói bảo hiểm nhân thọ liên kết với cơng ty bảo hiểm Prevoir. Bên cạnh đó, với thế mạnh sử dụng cơng nghệ hiện đại và luôn là ngân hàng đầu tiên đưa vào sử dụng các ứng dụng mới cải tiến trên nền tảng web đã giúp cho dịch vụ ngân hàng điện tử của ACB ngày càng phát triển, đem đến cho khách hàng những sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tự động, thu hút nhiều khách hàng mở tài khoản tài gửi thanh tốn hơn để giao dịch.

Tình hình huy động vốn của ACB giai đoạn 2008 – 2013 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây :

Bảng 2.5. Tổng nguồn vốn huy động của ACB giai đoạn 2008 – 2013

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng nguồn vốn huy

động (ĐVT : tỷ đồng) 91.174 134.479 183.132 234.503 159.500 150.988

2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012

Tỷ lệ tăng trưởng so với

năm trước (ĐVT : %) 20,7 47,50 36,18 28,05 -31,98 -5,34%

Năm 2008 là năm nhiều biến động của kinh tế thế giới. Khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thối kinh tế xảy ra ở Mỹ có nhiều diễn biến phức tạp , khó lường và lây lan rất nhanh ra tất cả các khu vực khác của thế giới, kéo theo suy thối thậm chí là đại suy thối tồn cầu. Việt Nam bên cạnh những vấn đề nội tại, kinh tế cũng chịu nhiều tác động xấu từ những diễn biến phức tạp trên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và đạt mức thấp nhất kể từ năm 2000. Do đó, năm 2008 là năm hoạt động đáng nhớ của ngành ngân hàng Việt Nam với việc nhiều biến số kinh tế có những thay đỏi trái chiều trong cùng một năm. Lạm phát 2008 tăng cao gần 20%, chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt linh hoạt nửa đầu năm 2008 rồi lại chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Những biến động khó lường nêu trên của môi trường kinh doanh làm cho việc cân bằng cả ba mục tiêu lợi nhuận, an toàn và tăng trường của các ngân hàng thương mại trong đó có ACB rất khó khăn. Lãi suất cơ bản thay đổi liên tục đã làm cho lãi suất huy động tăng đến 18%/năm rồi giảm xuống còn 7,5-8%/năm trong vòng 4-5 tháng từ đó ảnh hưởng mạnh đến giá vốn huy động của các ngân hàng. Trước tình hình khó khăn chung như vậy, tổng vốn huy động của ACB chỉ đạt được 79,5% so với kế hoạch nhưng so với năm 2007 vẫn tăng 20,7%. Trong đó tiền gửi của khách hàng vẫn chiếm khoảng 82% tổng vốn huy động của tập đoàn, số lượng khách hàng giao dịch tiền gửi và số lượng tài khoản tiền gửi đều tăng, cụ thể ngân hàng đã thu hút được thêm 111.005 khách hàng (+27,4%) và 151.232 tài khoản (+23,6%).

Sang năm 2009, kinh tế thế giới đã dần hồi phục sau khủng hoảng, kinh tế Việt Nam cũng được cải thiện hơn. So với năm 2008 diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009 cũng có phần ổn định hơn với chỉ 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản. Với định hướng hoạt động là “quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững”, tổng huy động vốn của ngân hàng 2009 là 134.479 tỷ đồng tăng đến 47,5%, thị phần huy động vốn của ngân hàng đã tăng thêm 2,49 % so với cuối năm 2008. Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, những biểu hiện bất ổn liên quan đến lạm phát, tỷ giá như hệ quả của những yếu điểm trong cấu trúc nền kinh tế đất nước có phần trở nên gay gắt hơn. Trong bối cảnh ấy, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải điều chỉnh sang chính sách thắt chặt để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô cuối năm 2010. ACB cũng không nằm

ngồi xu hướng đó nên đã cố gắng điều chỉnh hoạt động một cách linh hoạt để đảm bảo an toàn và duy trì hiệu quả kinh doanh. Tổng huy động vốn 2010 của ACB tăng 36,18% so với năm 2009, trong đó tổng huy động từ dân cư tăng 27.000 tỷ đồng chiếm khoảng 6,35% thị phần huy động cả nước và hơn 10% thị phần huy động tiết kiệm.

Năm 2011, một năm cũng khơng ít khó khăn biến động, nhưng ACB một lần nữa tiếp tục khẳng định vị thế một ngân hàng hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam. Các chỉ tiêu về qui mô của ACB có bước tiến nhanh và bền vững trong năm 2011. Trong đó, tổng số dư huy động của ngân hàng đạt 234.503 tỷ đồng, tăng 28,05% so với năm 2010 trong khi bình quân ngành tăng trưởng 14,4%. Thị phần huy động của ACB ước tính ở mức 6,5% tăng gần 1% so với đầu năm.

Sang năm 2012, ACB gặp sự cố ngoài ý muốn vào tuần cuối cùng của tháng 8, đã khiến cho khách hàng rút tiền hàng loạt ra khỏi ngân hàng, nhưng ACB đã ứng phó tốt và khắc phục nhanh sự cố. Thanh khoản được đảm bảo, tài sản khơng thất thốt nhiều, số dư huy động vào ngày 31/12/2013 giảm 31,98 % so với năm 2011.

Năm 2013, ACB tiếp tục củng cố hoạt động của mình và giải quyết các tồn đọng của năm trước như triệt để tất toán trạng thái vàng, chấm dứt huy động vàng, kiên trì giải quyết nợ xấu.. Do đó, tổng nguồn vốn huy động cuối năm 2013 của ACB giảm 5,34% so với năm 2012, con số này được xem như không đáng kể. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với ACB trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và nỗ lực xây dựng lại hình ảnh của ngân hàng sau biến cố của ACB.

Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động ACB theo sản phẩm huy động 2008 - 2013 (Đơn vị: tỷ đồng) (Đơn vị: tỷ đồng)

Năm Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tiền gửi của khách hàng 64.217 86.919 106.937 142.218 125.234 138.111 Tiền gửi/tiền vay khác 10.201 20.978 37.961 41.577 14.065 9.377 Phát hành giấy tờ có giá 16.756 26.582 38.234 50.708 20.201 3.500 Tổng cộng 91.174 134.479 183.132 234.503 159.500 150.988 Nguồn : Báo cáo thường niên của ACB năm 2008-2013

Bảng 2.7. Tỷ trọng các nguồn vốn huy động của ACB trong tổng vốn huy động qua các năm 2008 – 2013 (Đơn vị: %)

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tiền gửi của khách hàng 70,43 64,63 58,39 60,65 78,52 91,47 Tiền gửi/tiền vay khác 11,19 15,60 20,73 17,73 8,82 6,21 Phát hành giấy tờ có giá 18,38 19,77 20,88 21,62 12,67 2,32

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

Nguồn : Báo cáo thường niên của ACB năm 2008-2013

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể tỷ trọng của nguồn vốn này ln chiếm trên 50% tổng nguồn vốn, tiếp sau đó là nguồn vốn huy động được từ việc phát hành giấy tờ có giá, riêng năm 2013 nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá nhỏ hơn nguồn vốn từ tiền gửi/tiền vay khác. Năm 2012, là một năm khó khăn của ACB, với sự cố xảy ra tưởng như tỷ trọng nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng sẽ giảm do uy tín của ACB bị ảnh hưởng ít nhiều, nhưng nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ trọng rất cao 78,52% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng và sang năm 2013 tỷ trọng nguồn vốn này lại tiếp tục tăng cao chiếm đến 91,47 % tổng nguồn vốn huy động. Điều này chứng tỏ ACB đã có một chỗ đứng vững vàng trong lịng người dân, và ln nhận được sự tin tưởng của người dân, và niềm tin đó càng lớn mạnh hơn sau những biến cố xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của ngân hàng á châu (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)