Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của ngân hàng á châu (Trang 86 - 88)

3.3. Một số kiến nghị với các Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong cơng tác hỗ trợ

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Để giúp các ngân hàng thương mại trong việc nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ liên quan cần phải :

- Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của nền kinh tế nói chung và của các NHTM nói riêng. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững, Chính phủ cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mơ bằng cách :

+ Kiểm soát lạm phát: Sự biến động mạnh trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất theo kịp tỷ lệ lạm phát. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát cao cũng sẽ làm cho những nỗ lực cải cách tài chính nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng cách nâng cao lãi suất tiền gửi sao cho lãi suất thực dương có thể khơng thực hiện được. Do vậy việc kiểm sốt lạm phát có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội.

+ Duy trì sự tăng trưởng kinh tế : Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, vai trị của Chính Phủ trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng, coa ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống các NHTM. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì thu nhập của người dân sẽ dần được cải thiện và nâng cao, từ đó họ sẽ có điều kiện tích lũy thu nhập qua hệ thống NHTM.

- Hồn thiện mơi trường pháp lý

Trong xu thế hội nhâp kinh tế, vấn đề môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế có vai trị rất quan trọng, tác động mạnh tới sự phát triển và sự tự chủ kinh tế của đất nước. Để giảm thiểu những bất lợi cũng như tận dụng những thời cơ của quá trình hội nhập vào phát triển kinh tế của đất nước, có nhiều vấn đề đặt ra, trong đó việc hồn thiện môi trường pháp lý được coi là yếu ttoos quan trọng khơng thể trì hỗn.

Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng ở Việt nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. Trong thời gian tới, để tạo điều kiện cho hệ thống các NHTM phát triển đúng

định hướng, có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Chính phủ cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Tiếp tục rà sốt, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và các cam kết của nước ta đã ký khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc sửa đổi và sớm đưa vào thực hiện luật NHNN và luật các TCTD là một bước đi quan trọng. Đây là hai bộ luật có tính nhạy cảm và phức tạp, cần được xem xét kỹ lưỡng để sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp với điều kiện và đặc điểm của nước ta cũng như các yêu cầu nước ta đã ký kết về lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng khi gia nhập WTO. Năm 2010 là năm có điểm mốc pháp lý quan trọng đối với ngành ngân hàng. Ngày 16/06/2010, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 7 thông qua Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 và luật các TCTD số 47/2010/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010. Cũng như thông tư 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trước khi đưa vào thực tiễn cần có những thảo luận, kiến nghị và kết quả là sự ra đời của thông tư 19/2010/TT-NHNN, việc nghiên cứu, quán triệt các diểm mới của luật các TCTD, luật NHNN, những tác động của các luật này đối với hoạt động ngân hàng, đề xuất, kiến nghị các nội dung cần quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành để đảm bảo tính khả thi của luật là rất cần thiết.

Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn nhất quán với các bộ luật có liên quan để tạo ra tính đồng bộ và hồn chỉnh của hệ thống pháp luật vveef tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát từ Trung ương đến địa phương, các Bộ ngành có liên quan nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, rong đó các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút vốn vào ngân hàng.

- Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt thơng qua các biện pháp:

Hồn thiện khn khổ pháp lý, bao gồm các luật và các quy định liên quan đến các chủ thể tham gia thanh tốn khơng dùng tiền mặt thơng qua hệ thống thanh tốn

của các ngân hàng theo hướng phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, trên cơ sở đó có biện pháp kiểm sốt rủi ro pháp lý thích hợp hơn.

Tích cực chỉ đạo triển khai các đề án thành phần của Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.

Thông tin, quảng bá, phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các tổ chức, cá nhân về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Khuyến khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong dịch vụ thanh toán. Huy động nguồn lực để đầu tư, nâng cấp, pháp triển hệ thống thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi của ngân hàng á châu (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)