Hệ thống xếp hạng tín dụng trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 29 - 33)

1.2 Mơ hình nghiên cứu và các hệ thống xếp hạng tín dụng trên thế giới

1.2.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng trên thế giới

Khi đề cập đến vấn đề xếp hạng tín dụng, chúng ta không thể không nhắc đến các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới hiện nay như Fitch, Standard & Poor’s, Moody’s,… Vậy phương pháp khoa học cũng như cách thức xếp hạng để các tổ chức này đạt được uy tín và thế giới cơng nhận là gì? Với các thơng tin đã được công bố, luận văn nghiên cứu sẽ cố gắng trình bày những tham khảo về các phương pháp xếp hạng hàng đầu trên thế giới.

Moody’s và Standard & Poor’s là hai công ty lâu đời nhất cũng như uy tín nhất trong lĩnh vực xếp hạng tín dụng của Mỹ hiện nay. Các cơng ty này trong q trình xếp hạng tín dụng của mình, khơng chỉ dựa vào các mơ hình thống kê để tính tốn các khả năng vỡ nợ, mà cịn có một hệ thống chấm điểm người đi vay. Trong đó, họ sử dụng những thơng tin về những lần vi phạm tín dụng trong quá khứ của người vay vào trong q trình tính tốn xác suất vỡ nợ.

Quy trình xếp hạng tín dụng của Moody’s và Standard & Poor’s thường được tiến hành theo 3 giai đoạn như sau:

19

tin công khai, thông tin doanh nghiệp cung cấp và các nguồn thông tin liên quan khác. Các thông tin được sắp xếp theo hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.

Giai đoạn 2: Phân tích, đánh giá, ấn định xếp hạng tín dụng. Kết quả xếp hạng tín dụng này được Hội đồng xếp hạng tín dụng xem xét và phê chuẩn thơng qua lần cuối. Bằng phương pháp so sánh các chỉ tiêu đối tượng vừa được xếp hạng với nhóm các đối tượng tương tự khác đã được xếp hạng.

Giai đoạn 3: Công bố ra công chúng. Sau khi được Hội đồng xếp hạng tín dụng thơng qua, kết quả xếp hạng tín dụng được cơng bố cơng khai ra cơng chúng. Trong trường hợp kết quả xếp hạng còn kiến nghị của doanh nghiệp được đánh giá thì phải cung cấp thêm thơng tin để cơng ty xếp hạng tín dụng phân tích, đánh giá và có thể đưa ra ý kiến xếp hạng mới, khi kết quả xếp hạng tín dụng này được cả hai bên chấp thuận thì nó sẽ được cơng bố ra công chúng; nếu công ty không đồng ý và không muốn có xếp hạng tín dụng đó thì kết quả sẽ bị hủy bỏ.

1.2.2.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng của Standard & Poor’s

Standard & Poor’s được biết đến với tư cách là một cơ quan đánh giá tín dụng, chuyên cung cấp các xếp hạng tín dụng về các món nợ của các tập đồn Nhà nước và tư nhân. Standard & Poor’s đã được uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) chứng nhận là một trong những tập đồn đánh giá xếp hạng tín nhiệm được thừa nhận ở bậc quốc gia.

Cũng như Fitch, phương pháp xếp hạng của Standard & Poor’s (2011) bao gồm cả phân tích tài chính và phi tài chính. Standard & Poor’s cũng tập trung nhiều vào phân tích dịng tiền và khả năng thanh tốn trong q khứ. Trong quy trình xếp hạng, Standard & Poor’s khơng phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

Rủi ro kinh doanh bao gồm rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh, vị thế doanh nghiệp trong ngành, lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác trong nhóm tương đồng. Standard & Poor’s nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh doanh là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các vấn đề

20

phân tích trong rủi ro kinh doanh hay trong phân tích định tính của Fitch, Standard & Poor’s và Moody’s hầu hết là giống nhau.

Rủi ro tài chính gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thơng tin kế tốn, khả năng đáp ứng của dịng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn.

1.2.2.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng của Moody’s

Moody’s Investor Services (Moody’s) là công ty đánh giá thuộc tập đoàn Moody’s Corporation, được thành lập năm 1909 bởi John Moody. Moody’s thiết lập 11 tỷ số chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh, các tỷ số này được Moody’s ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia khác nhau, những ngành khác nhau và các báo cáo xếp hạng DN. Tuy nhiên, trong quy trình cụ thể, Moody’s có thể xem xét bớt hoặc thêm vào các chỉ tiêu cho phù hợp với từng ngành riêng biệt.

Mười một chỉ số theo Moody’s (2011) bao gồm: EBITDA/Tổng tài sản trung bình, EBITA/ Lãi vay, EBITA biên tế = EBITA/ Doanh thu thuần, (FFO + Lãi vay)/ Lãi vay, FFO/ (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn), (FFO – cổ tức thường, ưu đãi, lợi tức cổ đông thiểu số)/ Tổng nợ, (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn) / EBITDA, (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/ (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Thuế hoãn lại + Lợi ích cổ đơng thiểu số + Vốn cổ phần thường), lợi nhuận hoạt động biên = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần, CAPEX/khấu hao, tỷ số biến động doanh thu.

Dựa trên số liệu thống kê của Moody’s về tỷ số của các doanh nghiệp phi tài chính năm 2011 thì 6 tỷ số có mối quan hệ mạnh mẽ với các hạng mức tín dụng ngành từ Aaa đến C: (FFO + Lãi vay)/ Lãi vay, FFO/ (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn), EBITA/ Lãi vay, EBITA biên tế, Tổng nợ/ EBITDA, Tổng nợ/ Giá trị sổ sách của vốn. Trong đó:

- (FFO + Lãi vay)/ Lãi vay, FFO/ (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn), EBITA biên tế, EBITA/ Lãi vay tăng một cách đều đặn với hạng mức tín nhiêm như mong đợi. - Tổng nợ/ EBITDA, Tổng nợ/ Giá trị sổ sách của vốn thì giảm một các đều đặn. Và 3 tỷ số khác có mối quan hệ gần như đồng đều với hạng mức tín dụng: Lợi nhuận hoạt động biên, EBITDA/ Tổng tài sản trung bình, (FFO – cổ tức thường, ưu đãi, lợi tức cổ đơng thiểu số)/ Tổng nợ. Chỉ có 2 tỷ số có mối quan hệ yếu với

21

các hạng mức tín dụng là tỷ số biến động doanh thu và chi phí vốn/khấu hao.

1.2.2.3 Hệ thống xếp hạng tín dụng của Fitch

Fitch được đánh giá là một trong những tổ chức XHTD hàng đầu trên thế giới, có trụ sở đặt tại New York và Ln Đơn với hệ thống văn phịng và cơng ty liên doanh ở trên 49 khu vực và lãnh thổ của hơn 90 quốc gia, cùng với khoảng hơn 2.000 cơng ty bảo hiểm.

Theo Fitch (2011) thì xếp hạng doanh nghiệp dựa trên phân tích định tính và phân tích định lượng. Phương pháp phân tích của Fitch bao gồm phân tích dữ liệu tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Fitch dựa trên phương pháp phân tích so sánh để đánh giá sức mạnh của mỗi doanh nghiệp và rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ với các doanh nghiệp tương đồng. Mặt khác, phân tích độ nhạy cũng được thực hiện để đánh giá khả năng của doanh nghiệp khi đương đầu với những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Một nhân tố xếp hạng then chốt theo Fitch là tính linh hoạt tài chính mà phần lớn dựa vào khả năng tạo ra dòng tiền tự do từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích phi tài chính

Mơi trường kinh doanh: những rủi ro và cơ hội trong môi trường kinh doanh được Fitch khảo sát có thể tác động đến ngành từ sự thay đổi tập quán tiêu dùng, dân số, khoa học kỹ thuật...

Rủi ro ngành: Fitch xếp hạng các doanh nghiệp trong bối cảnh chung của ngành mà nó hoạt động.

Vị thế của doanh nghiệp: vị thế của doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc và sự đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, người cung ứng, quản lý tốt các chi phí sản xuất và một vài nhân tố khác tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Về năng lực của ban quản trị: Fitch đánh giá ban quản trị thông qua khả năng tạo ra sự hài hòa về mọi mặt trong doanh nghiệp, duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh và củng cố vị thế công ty trên thị trường. Mặt khác, để giảm yếu tố chủ quan

22

trong cách đánh giá, các chỉ tiêu tài chính cũng được sử dụng làm thước đo năng lực ban quản trị.

Về chính sách kế tốn: sử dụng những phân tích, nghiên cứu để điều chỉnh và trình bày lại báo cáo tài chính của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở để so sánh với các công ty khác (gồm có ngun lý kế tốn, phương pháp định giá hàng tồn kho, phương pháp khấu hao, cách xử lý tài sản vơ hình, kế tốn ngoại bảng,…)

Phân tích tài chính

Trong phân tích định lượng, Fitch quan tâm tới phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ số hơn là việc phân tích bất kỳ một tỷ số riêng lẻ nào. Fitch sử dụng một cách đa dạng các thước đo định lượng về dòng tiền, thu nhập, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng. Dịng tiền từ hoạt động kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp sự đảm bảo rủi ro tín dụng nhiều hơn là từ nguồn tài trợ bên ngoài. Fitch cũng nhấn mạnh vai trò của EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) – một thước đo quan trọng về khả năng tạo ra thu nhập chưa tính đến địn bẩy tài chính và được sử dụng phổ biến trong quá trình định giá.

Các mức xếp hạng tín dụng của Fitch cũng tương tự như S&P sắp xếp từ AAA đến D. Mỗi mức xếp hạng sẽ có ý nghĩa khác nhau trong việc đánh giá chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)