Chấm điểm chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 72)

Điểm ban đầu

Doanh nghiệp 20 60 80 Vùng nguy hiểm Vùng cảnh báo Vùng an toàn Cổ phần thuộc ngành sản xuất Z <1.8 1.8≤Z ≤2.99 Z >2.99 Không cổ phần thuộc ngành sản xuất Z’ <1.23 1.23≤ Z’ ≤2.9 Z’ >2.9 Không thuộc ngành sản xuất Z’’ <1.2 1.2≤ Z’’ ≤2.6 Z’’>2.6

(Nguồn: Đề xuất của tác giả đề tài nghiên cứu)

Bước 7: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Thực hiện như quy trình XHTD doanh nghiệp của Agribank.

Bước 8: Tổng hợp điểm và xếp hạng

Như đã trình bày tại phần những tồn tại trong hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank, q trình chấm điểm phi tài chính phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ

62

quan của người chấm điểm mà tỷ trọng của chỉ tiêu phi tài chính lại q cao (đối với báo cáo có kiểm toán là 65% và 70% đối với báo cáo khơng kiểm tốn) nên kết quả xếp hạng có thể bị sai lệch khi người chấm điểm tác động nhằm nâng điểm phi tài chính cho doanh nghiệp. Để hạn chế sự sai lệch đó, đề tài đề xuất giảm tỷ trọng của chỉ tiêu phi tài chính và thay vào đó là tỷ trọng của chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản.

Đề tài cũng đề suất trọng số của chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản cũng phụ thuộc vào báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp có được kiểm tốn hay khơng được kiểm toán như các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo trình bày tại Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Trọng số các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính và chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản của doanh nghiệp theo báo cáo tài chính

Chỉ tiêu

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Quý I Quý II Quý III Quý IV

Có kiểm tốn Khơng kiểm tốn Có kiểm tốn Khơng kiểm tốn Có kiểm tốn Khơng kiểm tốn Có kiểm tốn Khơng kiểm tốn Các chỉ tiêu tài chính năm 35% 30% 28% 23% 23% 18% 35% 30% Các chỉ tiêu tài chính quý 0% 0% 10% 10% 15% 15% 0% 0% Chỉ tiêu dự báo nguy cơ

phá sản

15% 14% 14% 13% 14% 13% 15% 14%

Các chỉ tiêu

phi tài chính 50% 50% 48% 48% 48% 48% 50% 50%

(Nguồn: Đề xuất của tác giả đề tài nghiên cứu)

Như vậy, điểm tín dụng của khách hàng được xác định theo công thức sau:

Điểm của khách hàng = (Điểm các chỉ tiêu tài chính năm x trọng số phần tài chính năm) + (điểm các chỉ tiêu tài chính quý x trọng số phần tài chính quý) + (điểm chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản x trọng số phần dự báo nguy cơ phá sản) + (điểm các chỉ tiêu phi tài chính x trọng số phần phi tài chính)

63

doanh nghiệp tại Agribank đang áp dụng.

Như vậy sau khi sửa đổi, bổ sung thì quy trình mới trong XHTD doanh nghiệp có BCTC từ 2 năm trở lên gồm 9 bước như sau:

Bước 1:Thu thập thông tin

Bước 2: Xác định loại hình sở hữu của khách hàng

Bước 3: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh Bước 4: Xác định quy mô của doanh nghiệp

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Bước 6: Chấm điểm chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản Bước 7: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Bước 8: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp Bước 9: Trình phê duyệt kết quả XHTD doanh nghiệp

3.2.1.2 Đối với doanh nghiệp có báo cáo tài chính chưa đủ 2 năm

Đối tượng áp dụng ở đây là những doanh nghiệp mới thành lập hoặc đã hoạt động nhưng chưa có báo cáo tài chính đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh; hoặc các đơn vị hành chính sự nhiệp có thu, khơng có báo cáo tài chính.

Việc xếp hạng cũng theo trình tự các bước 1, 2, 3, 4 như trên. Bước tiếp theo, bước 5 sẽ đánh giá các thông tin phi tài chính có tính tới hệ số rủi ro.

Điểm khách hàng = Tổng điểm phi tài chính x Hệ số rủi ro 1 x Hệ số rủi ro 2 Bảng 3.3: Hệ số rủi ro XHTD doanh nghiệp mới thành lập

Chỉ tiêu Tỷ

trọng

Căn cứ đánh giá Hệ số rủi ro 1: Lý lịch tư pháp của

các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp (Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên, Trưởng ban Kiểm soát, Tổng giám đốc/ Giám đốc)

100% Lý lịch tư pháp tốt, chưa từng có tiền án, tiền sự.

60% Đã từng có tiền án, tiền sự.

40% Đang là đối tượng nghi vấn pháp luật.

20% Đang bị pháp luật truy tố.

Hệ số rủi ro 2: Các sự kiện bất

thường có ảnh hưởng đến tính khả thi của phương án (Tai nạn lao động, tai nạn cơng trình, cháy nổ,

100% Tính khả thi của phương án chưa bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất thường nào.

64

lũ lụt…) ảnh hưởng bởi sự kiện bất thường.

20% Phương án kinh doanh hồn tồn khơng còn khả thi do ảnh hưởng bởi sự kiện bất thường.

(Nguồn: Đề xuất của tác giả đề tài nghiên cứu)

Căn cứ vào điểm số tính được thì doanh nghiệp sẽ được xếp hạng theo bảng 2.8, mục 2.2.5, chương 2 của đề tài này.

3.2.2 Kiểm chứng mơ hình XHTD doanh nghiệp tại Agribank sau điều chỉnh

Sử dụng các số liệu cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp đã trình bày tại chương 2 mục 2.2.7 của đề tài nghiên cứu và mơ hình đề xuất sửa đổi được trình bày tại mục 3.2.1 của chương này, tác giả sẽ tiến hành kiểm chứng điểm và mức xếp hạng so với tình hình thực tế đã diễn ra tại doanh nghiệp.

3.2.2.1 Kiểm chứng mơ hình chấm điểm XHTD doanh nghiệp của Agribank sau điều chỉnh theo tình huống nghiên cứu cơng ty TNHH A

Sử dụng mơ hình chấm điểm theo đề xuất tại mục 3.2.1.1 chương 3 của đề tài để XHTD cho công ty TNHH A (thuộc ngành sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy) đã được xem xét tại mục 2.2.7.1, chương 2 của đề tài nghiên cứu này. Theo mơ hình XHTD doanh nghiệp hiện tại của Agribank, công ty TNHH A đạt điểm tài chính là 68,2 (kết quả chấm điểm tài chính được trình bày tại bảng 2.13); điểm phi tài chính là 78,72 (kết quả chấm điểm phi tài chính được trình bày tại phụ lục 05), tổng điểm là 71,63 được xếp loại BBB. Trên cơ sở các thơng tin tài chính của cơng ty TNHH A, mơ hình đề suất sửa đổi thực hiện chấm điểm chỉ báo nguy cơ phá sản như trình bày tại Bảng 3.3.

Bảng 3.4: Chi tiết chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản của cơng ty TNHH A trong mơ

hình đề xuất sửa đổi

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2012

Tổng tài sản (TA) Triệu đồng 67.168

Tài sản ngắn hạn (CA) Triệu đồng 31.244

65

Vốn lưu động ( CA- CL) Triệu đồng 371

Doanh thu thuần (SL) Triệu đồng 41.030

Lợi nhuận giữ lại (RE) Triệu đồng 5.275

Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) Triệu đồng 11.893

Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (BV) Triệu đồng 22.546

Tổng nợ (TL) Triệu đồng 44.623

X1= (CA - CL)/TA Đơn vị tính 0,006

X2= RE/TA Đơn vị tính 0,079

X3= EBIT/TA Đơn vị tính 0,105

X4= BV/TL Đơn vị tính 0,505

X5= SL/TA Đơn vị tính 0,611

Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4+ 0,998X5 Đơn vị tính 1,218

(Nguồn: Đề xuất của tác giả đề tài nghiên cứu)

Công ty TNHH A là doanh nghiệp TNHH thuộc ngành sản xuất nên sử dụng chỉ số Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4+ 0,998X5 để chấm điểm chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản, chỉ số Z’ của công ty là 1,218 nên theo bảng 3.1, mục 3.2.1.1, công ty nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao; tương ứng với điểm chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản đạt 20 điểm.

Như vậy, tổng điểm xếp hạng của công ty TNHH A sẽ là:

Tổng điểm = Điểm tài chính x 30% + Điểm dự báo nguy cơ khó khăn tài chính x 14% + Điểm phi tài chính x 50% = 68,2 x 30%+ 20 x 14%+78,72 x 50% = 62,62

Theo mơ hình XHTD doanh nghiệp của Agribank đang sử dụng thì cơng ty TNHH A được xếp loại BBB. Đây là doanh nghiệp mà Agribank xác định là khách hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính tương đối tốt, có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi trong tương lai, nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Tổng hợp điểm xếp hạng công ty TNHH A sau khi áp dụng mơ hình đề xuất sửa đổi là 62,62; tương đương mới mức xếp hạng B theo hệ thống XHTD của Agribank được trình bày tại bảng 2.7 , mục 2.2.5, chương 2 của đề tài này. Kết quả này cũng

66

hồn tồn phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, phản ánh được những dấu hiệu khó khăn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013. Thời điểm 31/12/2012, nếu Agribank xác định doanh nghiệp tiềm ẩn xu hướng phát sinh nợ xấu thì chính sách tín dụng sẽ thắt chặt hơn: khơng gia tăng hạn mức tín dụng, kiểm sốt chặt chẽ hơn dịng tiền của cơng ty, giảm dần dư nợ để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp... Khi đó, cơng ty sẽ thận trọng hơn trong việc sử dụng vốn vay để mở rộng sản xuất kinh doanh, tập trung vào hoạt động kinh doanh hiện tại. Từ đó hạn chế được rủi ro cho công ty, và như vậy, Agribank cũng hạn chế được nguy cơ phát sinh nợ xấu đối với công ty TNHH A.

3.2.2.2 Kiểm chứng mơ hình chấm điểm XHTD doanh nghiệp của Agribank sau điều chỉnh theo tình huống nghiên cứu cơng ty cổ phần B

Trong mơ hình đề xuất sửa đổi, cơng ty cổ phần B được xác định ngành kinh tế, quy mơ và hình thức sở hữu, cũng như chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tương tự như mục 2.2.7.2, chương 2. Trên cơ sở thơng tin tài chính của cơng ty cổ phần B, mơ hình đề xuất sửa đổi thực hiện chấm điểm chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản như trình bày tại Bảng 3.4

Bảng 3.5: Chi tiết chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản của công ty cổ phần B trong mơ

hình đề xuất sửa đổi

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013

Tổng tài sản (TA) Triệu đồng 53.240

Tài sản ngắn hạn (CA) Triệu đồng 51.396

Nợ ngắn hạn (CL) Triệu đồng 40.841

Vốn lưu động ( CA- CL) Triệu đồng 10.555

Doanh thu thuần (SL) Triệu đồng 81.158

Lợi nhuận giữ lại (RE) Triệu đồng 1.451

Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) Triệu đồng 5.080

Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (BV) Triệu đồng 11.566

Tổng nợ (TL) Triệu đồng 41.674

67 X2= RE/TA Đơn vị tính 0,027 X3= EBIT/TA Đơn vị tính 0,095 X4= BV/TL Đơn vị tính 0,278 X5= SL/TA Đơn vị tính 1,524 Z= 1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 + 0,6X4+ 0,999X5 Đơn vị tính 2,28

(Nguồn: Đề suất của tác giả đề tài nghiên cứu)

Công ty cổ phần B là doanh nghiệp cổ phần thuộc ngành sản xuất nên sử dụng chỉ số Z = 1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 + 0,6X4+ 0,999X5 để chấm điểm chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản, chỉ số Z của công ty là 2,28 nên theo bảng 3.1, mục 3.2.1.1, cơng ty nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ vỡ nợ dẫn đến mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng; tương ứng với điểm chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản đạt 60 điểm.

Như vậy, tổng điểm xếp hạng của công ty cổ phần B sẽ là:

Tổng điểm = Điểm tài chính x 30% + Điểm dự báo nguy cơ khó khăn tài chính x 14% + Điểm phi tài chính x 50% = 48.80 x 30%+ 60 x 14%+90,34 x 50% = 68,21

Theo mơ hình XHTD doanh nghiệp của Agribank đang sử dụng thì cơng ty cổ phần B được xếp loại A. Đây là doanh nghiệp mà Agribank xác định là khách hàng tốt, hoạt động kinh doanh tăng trưởng, tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo, có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

So sánh kết quả xếp hạng của công ty B sau khi áp dụng mơ hình đề xuất sửa đổi, tổng điểm xếp hạng công ty B đạt được là 68,21; tương đương mới mức xếp hạng BB theo hệ thống XHTD của Agribank được trình bày tại bảng 2.7, mục 2.2.5, chương 2 của đề tài này. Kết quả này cũng khá phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, phản ánh được những dấu hiệu khó khăn trong tình hình tài chính của doanh nghiệp khi năm 2014 doanh nghiệp phát sinh nợ quá hạn dưới 90 ngày tại Agribank. Với mức xếp hạng này thì các khoản vay của cơng ty cổ phần B là nợ nhóm 2 thuộc phân loại nhóm nợ cần chú ý. Đánh giá theo tình hình thực tế, nếu ngân hàng mạnh tay thu hồi nợ và khơng cơ cấu hoặc chuyển nợ thì cơng ty cổ phần B sẽ rơi vào tình thế vỡ nợ, mất khả năng thanh tốn các khoản nợ gốc cho ngân hàng. Dưới tình hình khó khăn của nền

68

kinh tế cịn kéo dài thì có nguy cơ xảy ra nợ khó địi đối với các khoản vay của cơng ty cổ phần B.

Như vậy, so với mơ hình cũ thì mơ hình đề xuất đã đánh giá khách hàng tốt hơn vì theo kết quả đánh giá của mơ hình đề xuất thì doanh nghiệp xếp vào nợ nhóm 2- nợ cần chú ý, cảnh báo được nguy cơ vỡ nợ dẫn đến mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với ngân hàng, phù hợp với thực tế năm 2014 công ty cổ phần B phát sinh nợ quá hạn dưới 90 ngày tại Agribank.

3.3 Nhóm giải pháp về quản trị điều hành

3.3.1 Mở cửa hệ thống thông tin riêng của Agribank

Cũng giống như các tổ chức khác, Agribank cũng gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin để phục vụ cho việc xếp hạng khách hàng. Tuy nhiên Agribank có lợi thế là có một hệ thống các chi nhánh hoạt động khắp cả nước, phục vụ nhiều khách hàng điều này sẽ là một lợi thế cho Agribank thu thập thông tin và tạo nền tảng cơ sở dữ liệu của riêng Agribank.

Hiện nay Agribank đã xây dựng được hệ thống thông tin tập trung dưới sự quản lý của Trụ sở chính, lưu trữ những cơ sở dữ liệu về chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Theo định kỳ các chi nhánh phải có nghĩa vụ báo cáo thơng tin về các doanh nghiệp đang quan hệ tại chi nhánh về trung tâm lưu trữ. Nhưng khi cần khai thác thông tin xếp hạng của khách hàng khác chi nhánh trong trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh hoặc cho vay đồng tài trợ giữa các chi nhánh thì hệ thống khơng cho phép truy cập các số liệu của các chi nhánh khác. Vì vậy, để có thơng tin thì chi nhánh phải làm công văn đề nghị trung tâm cung cấp thông tin. Việc này gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho việc xếp hạng tín dụng. Do đó, tác giả đề xuất hệ thống XHTD của Agribank cần cho phép các giám đốc chi nhánh hay phòng giao dịch quyền được truy cập vào hệ thống thông tin trung tâm để chủ động trong việc khai thác thông tin XHTD khách hàng khác chi nhánh mà không phải phụ thuộc vào trung tâm đầu mối, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật thơng tin khách hàng.

69

3.3.2 Tăng cường công tác đào tạo CBTD về XHTD

Kết quả của việc xếp hạng khách hàng phụ thuộc khá nhiều vào trình độ của CBTD vì ngồi các chỉ tiêu tài chính mang tính định lượng do hệ thống chấm điểm tự động thì việc đánh giá các các chỉ tiêu phi tài chính lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh giá, thu thập thông tin và phẩm chất đạo đức của người xếp hạng. Công nghệ hiện đại cũng khơng thể hồn tồn thay thế được kinh nghiệm, các đánh giá chuyên môn của CBTD cũng như những nhận định về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của khách hàng... Điều này đòi hỏi CBTD khơng những có kiến thức, kinh nghiệm tốt về lĩnh vực tài chính và tình hình hoạt động của khách hàng mà mình đang đánh giá mà cịn phải có phẩm chất đạo đức tốt để đảm bảo việc chấm điểm doanh nghiệp ln khách quan, trung thực. Chính vì vậy để cho kết quả xếp hạng phản ánh đúng thực chất tình hình doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)