Những tồn tại của hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 60 - 64)

2.4 Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Agribank

2.4.2 Những tồn tại của hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank

Qua so sánh hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank với ngân hàng BIDV và VCB ở phần 2.3 đã cho thấy hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank còn nhiều hạn chế.

Để đánh giá một cách khách quan về hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank, tác giả đã thực hiện khảo sát, lấy ý kiến từ 150 cán bộ đang công tác tại các chi nhánh Agribank khu vực TP. Hồ Chí Minh bao gồm các cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ phụ trách kinh doanh tín dụng, cán bộ tín dụng theo bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn. Bảng câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ (1- Rất đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Không ý kiến; 4-Đồng ý; 5-Rất đồng ý). Bảng câu hỏi xem tại phụ lục 08 (đính kèm đề tài). Sau khi thiết kế bảng câu hỏi, tác giả phát phiếu câu hỏi trực tiếp cho các cán bộ đang công tác tại phịng tín dụng của các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Thu nhận phản hồi: Tổng số phiếu phát ra là 150, số phiếu thu về là 120, số phiếu bất hợp lệ là 20 phiếu. Như vậy số lượng mẫu còn lại là 100. Kết quả khảo sát ý kiến được thống kê tại Phục lục 09 (đính kèm đề tài).

Qua khảo sát trên cho thấy hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank đang bộc lộ nhiều hạn chế ở đối tượng xếp hạng, các chỉ tiêu đánh giá, chương trình XHTD và mơ hình tổ chức XHTD doanh nghiệp như sau:

Đối tượng xếp hạng

Đối tượng xếp hạng trong hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank bao gồm các doanh nghiệp có báo cáo tài chính từ 2 năm trở lên cịn các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có báo cáo tài chính được xếp vào nhóm khơng xếp hạng. Do vậy, hệ thống XHTD của Agribank không thể thực hiện mục tiêu dự báo rủi ro. Và điều này cũng không phù hợp bởi theo Điều 7 của Quyết định 493 thì việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro phải căn cứ vào kết quả XHTD, nên dù là doanh nghiệp có báo cáo tài chính hay doanh nghiệp chưa có báo cáo tài chính đều phải được xếp hạng tín dụng.

50

Căn cứ xếp hạng

Agribank hiện chưa quy định rõ các nội dung thông tin xếp hạng bằng văn bản cụ thể. Do đó việc thu thập thơng tin để làm căn cứ xếp hạng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của từng cán bộ xếp hạng. Đặc biệt với những chỉ tiêu phi tài chính, việc thu thập, đánh giá thơng tin hồn tồn dựa vào nhận định chủ quan của CBTD.

Mặc dù hệ thống XHTD của Agribank dựa trên thông tin định tính và định lượng để đánh giá toàn diện khách hàng, nhưng chất lượng thông tin không tốt và việc thu thập thơng tin cịn nhiều hạn chế dẫn đến căn cứ xếp hạng là thông tin khơng đảm bảo. Cụ thể, khi XHTD doanh nghiệp thì nguồn thơng tin duy nhất mà ngân hàng có được là dựa trên các báo cáo tài chính và biểu thu thập thơng tin của doanh nghiệp gửi đến ngân hàng. Nhưng để XHTD doanh nghiệp được đầy đủ và chính xác thì nguồn thơng tin từ báo cáo tài chính và biểu thu thập thơng tin chưa đủ, địi hỏi phải có nhiều nguồn thơng tin khác như từ các cơ quan thuế, hải quan, thông tin quan hệ với các tổ chức tín dụng, các thơng tin về tranh chấp kinh tế, nhà cung cấp nguyên vật liệu, khách hàng của doanh nghiệp... nhưng những thơng tin này rất khó thu thập, có liên hệ với các cơ quan quản lý nguồn thơng tin này cũng rất khó lấy do khơng được cung cấp.

Đối với số liệu báo cáo tài chính: Thơng tin trên các BCTC của doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự đáng tin cậy: báo cáo tài chính khơng được kiểm tốn, các doanh nghiệp không cung cấp số liệu kinh doanh thực tế cho ngân hàng. Thực tế cho thấy hiện tượng báo cáo tài chính phản ánh khơng trung thực, thực hiện chế độ hạch tốn khơng đúng quy định, doanh nghiệp có nhiều báo cáo khác nhau cho các bên liên quan sử dụng thông tin (như cơ quan thuế, ngân hàng...) là hiện tượng không hiếm của doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.

Đối với thơng tin phi tài chính: Thơng tin phi tài chính rất cần thiết cho việc xếp hạng doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thu thập các thơng tin phi tài chính cịn gặp nhiều khó khăn vì khơng phải lúc nào cũng tiếp xúc trực tiếp được lãnh đạo của doanh nghiệp và nếu gặp được thì cũng khó kiểm chứng được các thơng tin đó.

51

Chương trình XHTD doanh nghiệp

Thứ nhất, chương trình XHTD doanh nghiệp của Agribank chưa cập nhật bảng cân đối kế toán đúng chuẩn mực.

Căn cứ Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ tài chính v/v hướng dẫn, sửa đổi bổ sung chế độ kế tốn doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, tại Điều 18 có nội dung đổi số hiệu tài khoản 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi thuộc Vốn chủ sở hữu chuyển lên thuộc Khoản nợ phải trả nhưng Bảng cân đối kế toán của phần mềm XHTD của Agribank chưa cập nhật nội dung này.

Thứ hai, mơ hình XHTD doanh nghiệp chưa tính tới yếu tố định lượng về nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp

Mơ hình xếp hạng tín dụng có thể tính tới yếu tố định lượng về nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp là mơ hình chỉ số Z của Altman và mơ hình ước lượng tổn thất tín dụng theo Basel II. Tuy nhiên, ở Việt Nam để tín tốn được tổn thất tín dụng theo Basel II cần phải có rất nhiều thời gian nghiên cứu thử nghiệm. Vì vậy, theo đề tài nghiên cứu nên bổ sung mơ hình chỉ số Z của Altman để lượng hóa nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp trong quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Agribank.

Thứ ba, bộ chỉ tiêu XHTD doanh nghiệp có một số chỉ tiêu trùng lắp và thiếu các chỉ tiêu cần thiết

Hệ thống XHTD khách hàng doanh nghiệp khá chi tiết và có tương đối đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá. Nhưng trong q trình tính điểm xếp hạng tín dụng thực tế nhận thấy có một số chỉ tiêu bị trùng lắp như: lịch sử trả nợ (bao gồm cả gốc và lãi) của khách hàng trong 12 tháng qua, số lần cơ cấu lại nợ (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng qua, lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng,… và các thông tin của doanh nghiệp ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng nhưng chưa có trong bộ chỉ tiêu tài chính tính điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp như:

- Thiện chí trả nợ của khách hàng: đánh giá mức độ hợp tác, tính chủ động và khả năng trả nợ của khách hàng trong việc thực hiện các cam kết trả nợ. Việc đánh giá chủ yếu dựa trên lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, thời gian và thái độ

52

trong việc thực hiện các cam kết trả nợ.

- Số ngân hàng khác mà khách hàng đang quan hệ tín dụng: đánh giá mức độ rủi ro của Agribank nếu như khách hàng vay vượt khả năng cho phép nhưng các ngân hàng khơng kiểm sốt được.

- Số thành viên trong Hội đồng thành viên và doanh nghiệp có liên quan đến khách hàng vay vốn tại Agribank và các TCTD khác: đánh giá mức độ rủi ro do tác động dây chuyền giữa các thành phần trên đến khách hàng.

- Lịch sử quan hệ tín dụng của các thành viên trong Hội đồng thành viên và doanh nghiệp có liên quan đến khách hàng vay vốn tại Agribank và các TCTD khác trong 12 tháng qua.

Thứ tư, tiêu chuẩn, chuẩn mực so sánh của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cịn những hạn chế nhất định

Trong phương pháp đánh giá rủi ro tài chính doanh nghiệp của Agribank, các chỉ tiêu tài chính sau khi được tính tốn lại được so sánh trực tiếp với chỉ tiêu trung bình ngành hoặc với kỳ trước mà thiếu quá trình điều chỉnh dữ liệu để giá trị của các chỉ tiêu này phản ánh sát nhất đến xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp. Các tổ chức xếp hạng như Moody’s và S&P thường sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để điều chỉnh giá trị của các tỷ số này phản ánh tương đối chính xác đến xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp. Mặt khác, do báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu trung thực nên các tỷ số tài chính sau khi tính ra cũng phản ánh khơng chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà các chỉ tiêu phi tài chính chiếm đến 60-70% trong thang điểm xếp hạng. Mà các chỉ tiêu phi tài chính thì vẫn cịn bị ảnh hưởng nhiều vào đánh giá chủ quan của người chấm điểm.

Thứ năm, chương trình XHTD khơng cho phép khai thác thơng tin xếp hạng doanh nghiệp khác chi nhánh trong cùng hệ thống Agribank.

Khi cần tham khảo kết quả XHTD của khách hàng doanh nghiệp đã được chi nhánh khác tính điểm thì CBTD phải gửi cơng văn liên hệ và chờ chi nhánh chấm điểm gửi thông tin kết quả XHTD. Điều này rất bất tiện, mất khá nhiều thời gian ảnh hưởng đến việc phục vụ khách hàng.

53

Mơ hình tổ chức xếp hạng

Hiện nay cơng tác xếp hạng tín dụng tại Agribank vẫn chưa được tách bạch rõ ràng giữa cán bộ XHTD và cán bộ cho vay . Bên cạnh đó, do tình hình cạnh tranh gay gắt, tập trung tăng trưởng tín dụng hoặc muốn che đậy tình hình thực tế của khách hàng vay vốn nên các điều kiện XHTD cũng được CBTD nới lỏng hay điều chỉnh khi thực hiện XHTD nhằm nâng điểm khách hàng cho đạt yêu cầu XHTD ở một mức nào đó. Điều này xảy ra là do trọng số tính điểm của một số chỉ tiêu vẫn chưa hợp lý. Thông thường để tăng điểm XHTD, CBTD sẽ tập trung vào các chỉ tiêu phi tài chính vì đây là các chỉ tiêu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan, nhận định của người đánh giá.

Việc giám sát và kiểm định lại kết quả XHTD cũng như việc cải tiến và hoàn thiện hệ thống XHTD là việc cần thiết. Tuy nhiên, mơ hình tổ chức thực hiện XHTD của Agribank chưa có bộ phận rà sốt và kiểm định lại kết quả chấm điểm cũng như chất lượng của hệ thống XHTD. Bên cạnh đó, mơ hình tổ chức xếp hạng cịn mang tính hình thức, chưa thực sự có tác dụng. Kết quả đánh giá xếp hạng tín dụng phần nhiều vẫn phụ thuộc vào việc đánh giá của CBTD trực tiếp thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)