2.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank
2.2.6 Thực trạng hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Agribank
Hệ thống XHTD đã được triển khai thực hiện trên toàn hệ thống Agribank theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước từ quý I/2012 theo đúng lộ trình đã được phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước tại văn bản số 5811/NHNN-TTGSNTngày 27/07/2011 và văn bản 9886/NHNN- TTGSNH ngày 28/12/2011. Đến nay, việc triển khai hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank nhìn chung đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau:
Xét về tính khả thi
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Agribank được thực hiện hoàn toàn bằng phần mềm tự động. CBTD chỉ cần thực hiện đăng ký thông tin khách hàng và nhập các số liệu cần thiết (thơng tin tài chính và phi tài chính) vào chương trình thì chương trình sẽ cho ra kết quả điểm, hạng của khách hàng. Do đó quy trình XHTD doanh nghiệp tại Agribank được thực hiện vơ cùng đơn giản và nhanh chóng.
Nếu cuối năm 2012 tổng dư nợ được chấm điểm và xếp hạng trên toàn hệ thống là 220.074 tỷ đồng thì đến 9 tháng đầu năm 2014 tổng dư nợ được xếp hạng là 371.163 tỷ đồng.
Bảng 2.8: Kết quả XHTD của Agribank giai đoạn 2012 đến tháng 9/2014
(ĐVT: Tỷ đồng) Dư nợ/Thứ hạng 2012 Tỷ lệ (%) 2013 Tỷ lệ (%) 9 tháng 2014 Tỷ lệ (%) Nhóm 1 (AAA, AA, A) 111.254 23,16 132,157 24,91 213.458 39,00 Nhóm 2 (BBB, BB) 80.954 16,85 110,790 20,88 109.546 20,02 Nhóm 3 (B, CCC, CC) 4.975 1,04 1.171 0,81 7.660 1,40 Nhóm 4 (C) 6.977 1,45 7.004 1,32 19.155 3,50 Nhóm 5 (D) 15.914 3,31 17.404 2,70 21.344 3,90 Tổng cộng 220.074 45,81 268.527 50,61 371.163 67,82
Nguồn: Báo cáo tình hình xếp hạng tín dụng nội bộ (2012), (2013), (9 tháng 2014)
36
67,82% danh mục tín dụng tồn hệ thống. Kết quả xếp hạng có sự chênh lệch so với dư nợ vì hệ thống XHTD đã loại trừ một số trường hợp không phải đánh giá chấm điểm khách hàng. Đây cũng là một hạn chế của hệ thống XHTD.
Tính ứng dụng
Kết quả của hệ thống XHTD đã góp phần hỗ trợ cho việc xét duyệt tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng và là cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phịng.
Thứ nhất, về chính sách tín dụng
Từ khi hệ thống XHTD ra đời các quyết định cấp tín dụng được đưa ra khách quan và nhanh chóng hơn. Căn cứ vào kết quả xếp hạng chính ngân hàng có thể từ chối ngay những khách hàng có mức điểm thấp, dành nhiều thời gian, nhân lực để tiếp tục thẩm định những khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu. Vì thế, sử dụng XHTD sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, giảm bớt sự can thiệp từ con người và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Mặt khác, kết quả XHTD còn là căn cứ để ngân hàng đưa ra các quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung cho các khách hàng tốt hay cảnh báo sớm để có biện pháp kịp thời đối với các khách hàng có hạng tín nhiệm thấp. Cụ thể như sau:
Bảng 2.9: Chính sách tín dụng dựa trên kết quả XHTD nội bộ của Agribank
Khách hàng xếp loại AAA, AA, A
Agribank quyết định cấp tín dụng, trường hợp khách hàng đang có quan hệ tín dụng thì được mở rộng cấp tín dụng. Khách hàng xếp loại
BBB, BB
Agribank quyết định cấp tín dụng, trường hợp khách hàng đang có quan hệ tín dụng thì được duy trì mức cấp tín dụng. Khách hàng xếp loại
B, CCC, CC , C, D
Agribank quyết định khơng cấp tín dụng, trường hợp khách hàng đang có quan hệ tín dụng thì phải giảm dần dư nợ.
Nguồn: QĐ số1688/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 29/08/2012 của Hội đồng thành viên
Kết quả xếp hạng khách hàng doanh nghiệp thời điểm 30/09/2014:
- Dư nợ tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng xếp loại AAA, AA, A chiếm 39% tổng dư nợ (213.458 tỷ đồng). Agribank cần tăng dư nợ đối với những đối tượng khách hàng này.
37
đồng). Đối với những đối tượng khách hàng ở nhóm này Agribank cần thực hiện cần duy trì mức cấp tín dụng.
- Phần dư nợ tập trung vào đối tượng từ B, CCC,CC chiếm 1,4% (7.660 tỷ đồng). Agribank cần thực hiện các biện pháp giảm dư nợ đối với những doanh nghiệp này.
- Dư nợ khách hàng xếp loại C, D khá cao, chiếm 7,4% tổng dư nợ. Những khách hàng thuộc nhóm này Agribank quyết định khơng cấp tín dụng và cần đặc biệt có kế hoạch xử lý thu hồi nợ.
Thứ hai, về chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Hiện nay, các khách hàng là doanh nghiệp tại Agribank được phân loại và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng dựa vào hệ thống XHTD nội bộ theo đúng như điều 7- Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà Nước, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng cao yêu cầu về quản trị rủi ro ngày càng cao đối với NHTM. Dựa vào kết quả xếp hạng, Agribank phân loại nợ và trích lập dự phịng như sau:
Bảng 2.10: Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phịng dựa trên kết quả XHTD
của Agribank
Xếp loại khách hàng Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ
Tỷ lệ trích lập dự phịng
AAA, AA, AA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 0%
BBB, BB Nợ cần chú ý Nhóm 2 5%
B, CCC, CC Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3 20%
C Nợ nghi ngờ Nhóm 4 50%
D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5 100%
Nguồn: QĐ 1593/HĐTV-XLRR ngày 26/09/2011 của Hội đồng thành viên
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ được Agribank nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Khách hàng có thu nhập ổn định trong quá khứ hoặc hiện tại và có thể dự đốn trong tương lai, sẵn có nguồn vốn thay thế. Có khả năng cạnh tranh trong ngành, ngành nghề kinh
38
doanh ổn định và phát triển, gồm các khách hàng được xếp loại AAA, AA, A. - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được Agribank nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi trong tương lai nhưng hiện tại có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, gồm các khoản nợ của khách hàng xếp loại BBB, BB.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được Agribank nơi cho vay đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi, gồm các khoản nợ của khách hàng được xếp loại B, CCC, CC.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được Agribank nơi cho vay đánh giá là khách hàng thường xuyên không trả được nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất cao, gồm các khoản nợ của khách hàng được xếp hạng C.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được Agribank nơi cho vay đánh giá là khơng có khả năng thu hồi, mất vốn, gồm các khoản nợ của khách hàng xếp loại D.
Dựa vào kết quả phân loại nợ, Agribank xác định chính xác tỷ lệ nợ xấu tại mỗi thời điểm, trợ giúp cho Agribank trong việc kiểm sốt tồn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách thống nhất.
Thứ ba, về chính sách tài sản đảm bảo
Agribank đã áp dụng các chính sách tín dụng như vốn tự có tối thiểu tham gia vào phương án vay vốn ngắn hạn, tài sản đảm bảo theo quyết định số 1688/QĐ- HĐTV-TDDN ngày 29/08/2012 về một số giải pháp tín dụng:
Khách hàng vay vốn có dư nợ lớn, có uy tín, được xếp loại AAA, AA, A, sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Agribank, mức vốn tự có tham gia dưới 10% trong tổng nhu cầu vốn phương án sản xuất kinh doanh được Tổng giám đốc Agribank xem xét chấp thuận đối với từng khách hàng cụ thể.
Khách hàng được xếp loại AAA, AA, A, khơng có nợ xấu tại Agribank và các tổ chức tín dụng khác trong 3 năm liên tục liền kề với thời điểm quyết định cho vay và có kiểm tốn báo cáo tài chính hằng năm thì khách hàng được vay vốn ngắn
39
hạn khơng có đảm bảo bằng tài sản.
Khách hàng xếp loại AAA, AA, A khơng có nợ xấu tại Agribank và các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm quyết định cho vay thì được vay vốn ngắn hạn khơng có đảm bảo bằng tài sản với mức tối đa là 50% tính trên tổng dư nợ.
Kết quả XHTD doanh nghiệp không những được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để quy định về vốn tự có tối thiểu tham gia vào phương án kinh doanh, tài sản đảm bảo mà cịn sử dụng để xác định mức giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hàng xếp loại AAA, AA, A, BBB, BB theo quyết định số 1850/QĐ/HĐTV- TDDN ngày 14/09/2012, còn các khách hàng xếp hạng từ loại B trở xuống khơng cấp tín dụng, trường hợp đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng thì phải giảm dần dư nợ hoặc áp dụng biện pháp tăng tài sản đảm bảo.