Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 83)

3.4.1 Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xếp hạng tín dụng phát triển

Ngày nay vấn đề tìm hiểu và thẩm định khách hàng đã trở thành một nhu cầu không thế thiếu trong nền kinh tế thị trường, khi mà ngày càng có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh được mở ra và đi liền đó là nhu cầu cần phải thẩm định các cơ hội làm ăn. Mặt khác hội nhập kinh tế địi hỏi phải có sự minh bạch hố cao về thơng tin doanh nghiệp chẳng hạn như về tài chính, năng lực điều hành, công nghệ áp dụng ...

Mặc dù hiện nay trên thị trường Việt Nam có 3 tổ chức được cho là cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nhưng chỉ có Trung tâm thơng tin tín dụng CIC được các tổ chức tín dụng biết đến nhiều và có quan hệ nhiều, cịn các tổ chức khác chưa phát huy được điểm mạnh của mình.

Hiện nay, cơng ty xếp hạng tín nhiệm đang hoạt động theo luật doanh nghiệp nhưng chưa có những quy định, những quy chế hay luật riêng nào hướng dẫn hoạt động của các tổ chức hay công ty xếp hạng tín dụng này. Xét trên phạm vi ứng dụng thì những báo cáo xếp hạng tín dụng doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng rất lớn tới chính doanh nghiệp đó, quyết định của nhà đầu tư và ảnh hưởng tới cả nền kinh tế. Do đó, để các kết quả XHTD của các công ty xếp hạng được ứng dụng trong thực tiễn thì cần thiết phải có những quy định mang tính chất bắt buộc và có thể trở thành những luật hoạt động để hướng dẫn các công ty, tổ chức xếp hạng trong việc thực hiện xếp hạng và đưa ra các báo cáo đánh giá xếp hạng, tiến tới thành lập luật xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Việt Nam căn cứ theo những nguyên tắc Basel II.

Một giải pháp không kém phần quan trọng là Chính Phủ cần sớm thiết lập một cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ quan chủ chốt: NHNN, Bộ tài chính, Bảo hiểm tiền gửi cũng như ủy ban giám sát tài chính quốc gia; NHNN, tổ chức XHTD, TCTD và doanh nghiệp. Thông tin sẽ đầy đủ nhưng

73

khơng bị chồng chéo và từ đó hỗ trợ rất nhiều cho các TCTD và doanh nghiệp.

3.4.2 Xây dựng tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập

Từ kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường cho thấy các quốc gia thường xây dựng một tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập, không do nhà nước quản lý, thuộc sở hữu của các cổ đơng để XHTD các tổ chức. Việc hình thành một tổ chức như thế này có vai trị rất lớn trong việc minh bạch hố thơng tin nền kinh tế.

Khu vực Đông Nam Á cũng được biết đến như khu vực tham gia khá sớm vào lĩnh vực này. Từ năm 1982, Philippines đã thành lập trung tâm đánh giá tín nhiệm của mình. Tiếp đó là năm 1991 là Malaysia, 1993 là Thái Lan và năm 1995 là Indonesia.

Học tập kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường, Việt Nam cũng cần phải xây dựng tổ chức XHTD độc lập, có uy tín để thực hiện đánh giá tín dụng các doanh nghiệp. Tổ chức XHTD độc lập này hoạt động theo mơ hình là một doanh nghiệp cổ phần, khơng một tổ chức hay cá nhân nào có thể chi phối, điều này sẽ làm cho kết quả XHTD trở lên khách quan hơn, từ đó sẽ tạo được niềm tin với người sử dụng.

3.4.3 Nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng của CIC

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có lợi thế là được các ngân hàng thương mại cung cấp các tài liệu, hồ sơ tài chính, pháp lý khách hàng vay vốn, tình hình dư nợ và mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng cho nên có điều kiện để đánh giá tín nhiệm khách hàng chính xác hơn.

Hiện nay trung tâm CIC của Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng cung cấp thơng tin tín dụng cho các TCTD, doanh nghiệp và có thu phí, tuy nhiên nguồn thông tin mà CIC cung cấp chưa đầy đủ và mức độ chính xác chưa cao. Để nâng cao chất lượng thông tin mà CIC cung cấp cho các tổ chức, đòi hỏi CIC trong thời gian tới phải được cải tiến cơ chế làm việc hơn nữa, từng bước hoàn thiện mơi trường làm việc. Ngồi những thông tin do NHTM cung cấp, CIC cần phối hợp với cơ quan, bộ ngành của chính phủ để thu thập đa dạng, phong phú hơn các thông tin về các ngành, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Sớm đưa hoạt động XHTD và

74

hoạt động thơng tin tín dụng tiếp cận hội nhập với môi trường quốc tế nhằm tiếp thu được nhiều hơn tri thức, kinh nghiệm và công nghệ các nước phát triển phục vụ tốt hơn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam.

Ban hành quy chế bắt buộc các TCTD phải tham gia vào trung tâm, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mình, NHNN phải có hướng dẫn cụ thể yêu cầu các NHTM chấp hành đúng các quy định cung cấp thông tin cho CIC thường xuyên và đầy đủ.

Thực hiện tuyển dụng và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho CIC, cải tiến công nghệ trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại được mở rộng và nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin.

3.4.4 Xây dựng các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành

Các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành là tiêu chuẩn rất quan trọng trong đánh giá XHTD doanh nghiệp của các NHTM. Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay yếu kém. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhưng nghiên cứu thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chính trung bình ngành chính thức của cơ quan có thẩm quyền để có thể làm tiêu chuẩn trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mà các ngân hàng chủ yếu tự tính tốn chỉ tiêu trung bình ngành đối với các nhóm khách hàng của riêng ngân hàng mình để tự đánh giá và so sánh. Do đó, trong thời gian tới Tổng cục thống kê cần thực hiện các nghiên cứu và đưa ra hệ thống chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao, đồng thời phải liên tục cập nhật các chỉ tiêu theo tình hình kinh tế chung. Điều này không những tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc XHTD mà còn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong phân tích tài chính để cải thiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp mình.

3.4.5 Hồn thiện chuẩn mực kế tốn Việt Nam

Do hệ thống tiêu chuẩn kế tốn Việt Nam (VAS) vẫn cịn những khác biệt so với hệ thống tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) trong khi các hệ thống xếp hạng tín dụng hiện đại đều được thiết kế trên cơ sở Basel II và chuẩn IAS nên kết quả

75

XHTD có sự thiếu chính xác nhất định. Ví dụ như theo IAS 27, các báo cáo tài chính hợp nhất phải được lập cho các báo cáo tài chính năm và các báo cáo tài chính tạm thời giữa niên độ. Tuy nhiên, theo VAS, việc lập báo cáo tài chính hợp nhất chỉ bắt buộc đối với báo cáo năm, các báo cáo giữa niên độ chỉ mang tính khuyến khích. Điều này có nghĩa là báo cáo tài chính giữa niên độ có thể khơng đầy đủ và thiếu chính xác. Hoặc báo cáo hợp nhất với các công ty liên doanh, theo IAS, các doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp hợp nhất tương ứng tuy nhiên có thể sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu. VAS chỉ quy định phương pháp vốn chủ sở hữu. Đây là một trong những lỗ hổng lớn mà các nhà tạo lập chế độ kế toán phải nhanh chóng chỉnh sửa, tránh những hậu quả lớn cho các nhà đầu tư, các TCTD xét duyệt cho vay.

Vì vậy, cần phải hồn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam theo các tiêu chuẩn kế toán và yêu cầu của Basel II.

3.4.6 Quy định về chế độ kiểm toán đối với doanh nghiệp

Theo Nghị định về kiểm toán độc lập, trừ một số loại hình doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán như bảo hiểm, ngân hàng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp nhà nước, số cịn lại (chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp), nhà nước chỉ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện kiểm tốn các báo cáo tài chính. Mặt khác, tại hầu hết các tổ chức tín dụng chưa yêu cầu khách hàng đến xin cấp tín dụng phải có báo cáo tài chính được kiểm tốn.

Kiểm tốn báo cáo tài chính là việc cần thiết để kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế tốn và báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phục vụ các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị. Vì vậy, Bộ tài chính cần ban hành quy định để mọi doanh nghiệp phải áp dụng một các thống nhất, đồng bộ chế độ kế tốn thống kê và thơng tin báo cáo, chế độ kế tốn phải trung thực đầy đủ. Bên cạnh đó, Bộ tài chính cần phải ban hàng quy chế bắt buộc kiểm tốn và cơng khai quyết tốn của doanh nghiệp. Trong BCTC, các doanh nghiệp phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bộ tài chính cũng

76

phải thực hiện chuẩn hóa các chỉ tiêu phân tích trong tài chính doanh nghiệp về số lượng và cách tính từng chỉ tiêu phải phù hợp với chế độ hạch toán – kế toán theo quy định.

Việc kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên trên cả báo cáo tài chính quý và năm. Đồng thời Bộ tài chính cũng cần có những quy định, chế tài, biện pháp xử phạt đối với những doanh nghiệp cung cấp sai số liệu, thông tin không trung thực.

3.4.7 Xây dựng hệ thống dữ liệu để cung cấp thông tin doanh nghiệp nhanh chóng, đầy đủ, chính xác chóng, đầy đủ, chính xác

Để đánh giá được tín dụng khách hàng địi hỏi phải có thơng tin, thơng tin càng tin cậy thì mức độ đánh giá càng chính xác. Chính vì vậy để đánh giá tín dụng địi hỏi các doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những tài liệu, thơng tin về tình hình tài chính và phi tài chính trong phạm vi của mình theo yêu cầu của tổ chức đánh giá. Ngoài ra phải tạo điều kiện cho cán bộ đánh giá trong quá trình kiểm tra, thẩm định lại thông tin một cách chính xác. Song các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều có xu hướng che giấu sự thật về bản thân mình, khuyếch trương những điểm tốt, mặt mạnh, che giấu những thơng tin tài chính thực và những hạn chế của mình. Đây cũng là một khó khăn lớn trong việc đánh giá tín dụng ở Việt Nam của các cơng ty định mức tín dụng.

Trong nền kinh tế thị trường, thơng tin đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Thơng tin nhanh chóng, chính xác cung cấp cơ sở cho nhà quản trị đưa ra quyết định kịp thời, hiệu quả, đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu được nhiều kết quả.

Ở Việt Nam hệ thống cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp còn rất yếu và hạn chế. Rất khó có thể thu thập được thơng tin về một doanh nghiệp nào đó về các khía cạnh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, mức độ tín nhiệm với các tổ chức tín dụng... Ngoại trừ những doanh nghiệp đã được niêm yết tại Trung Tâm Giao dịch Chứng khốn thì hồ sơ tài chính của những đơn vị này được cơng bố một cách cơng khai cho bên ngồi.

77

Để minh bạch hố thơng tin kinh tế, tạo nguồn thơng tin cung cấp cơng khai cho các đối tượng có nhu cầu, địi hỏi Nhà nước phải xây dựng một hệ thống cung cấp thơng tin nhanh chóng, đầy đủ chính xác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Rủi ro tín dụng có thể được hạn chế bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng một trong những phương pháp có thể được xem là nhận diện được rủi ro tiềm ẩn một cách tồn diện nhất đó là phân tích, chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Thực tế, ngành đánh giá XHTD ở Việt Nam cũng đang ở giai đoạn sơ khai và các NHTM Việt Nam cũng đã từng bước đưa hệ thống xếp hạng này vào quy trình tín dụng của mình nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng, trong chương ba, luận văn đã đề xuất những giải pháp sửa đổi mơ hình chấm điểm XHTD doanh nghiệp dựa trên những phân tích mơ hình đang áp dụng tại Agribank và đưa ra các kiến nghị đối với các đơn vị hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả trong ứng dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng để hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank. Những giải pháp này đưa ra hy vọng rằng sẽ góp phần khắc phục được những hạn chế còn tồn tại trong việc ứng dụng hệ thống xếp hạng, mang lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng tại Agribank.

78

KẾT LUẬN

Trong điều kiện ngành ngân hàng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng ln là đòi hỏi cấp thiết và là mối quan tâm hàng đầu của NHNN và các ngân hàng thương mại để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng thương mại. Việc xây dựng và hồn thiện cơng tác xếp hạng tín dụng là một xu thế tất yếu giúp ngân hàng có thể nâng cao hoạt động tín dụng cũng như yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng. Nhận thức rõ điều này, Agribank đã đi trước các ngân hàng khác trong việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và đã đạt được những thành công bước đầu. Tuy nhiên, cơng tác xếp hạng tín dụng ở Agribank vẫn cịn nhiều tồn tại địi hỏi cần có những giải pháp thích hợp để hồn thiện trong thời gian tới.

Trên cơ sở vận dụng tổng họp các phương pháp nghiên cứu lý luận, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu chuyên đề đã có những đóng góp chủ yếu sau:

Thứ nhất, chuyên đề đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về cơng tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại.

Thứ hai, chuyên đề đã phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đồng thời chỉ ra những thành tựu đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn cơng tác xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng như các quan điểm và định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới, chuyên đề đã đưa ra các giải pháp chủ yếu trong ngân hàng và những kiến nghị với nhà nước và ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành liên quan nhằm hồn thiện cơng tác xếp hạng tín dụng trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Agribank, 2011, 2012, 2013, 9 tháng đầu năm 2014. Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh.

2. Agribank, 2011. Quyết định 1680/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 12/10/2011 của Hội đồng

Thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam. Hà Nội, tháng 10 năm 2011.

3. Agribank, 2011. Quyết định 5811/NHNN-TTGSNH ngày 27/07/2011 của NHNN Việt Nam về việc chấp thuận việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam được thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng theo Điều 7- Quyết định 493 đối với khách hàng. Hà Nội, tháng 07 năm 2011.

4. Agribank, 2011. Tài liệu hướng dẫn xếp hạng tín dụng. 5. BIDV, 2008. Tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng.

6. Đào Minh Phúc, 2012. Giới thiệu một số mơ hình xếp hạng tín dụng khách hàng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)