Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 64 - 70)

2.4 Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Agribank

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại

2.4.3.1 Về phía Ngân hàng

Yếu tố công nghệ

Agribank chưa sử dụng triệt để công nghệ ngân hàng hiện đại trong việc cho phép khai thác thông tin khách hàng khác chi nhánh; cập nhật bảng cân đối kế toán đúng chuẩn mực theo quy định hiện hành của Bộ tài chính và tích hợp sổ tay hướng dẫn chấm điểm khách hàng trong xếp hạng tín dụng. Ngồi ra, Agribank có mạng lưới hoạt động rộng lớn, gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, nên số lượng giao dịch rất nhiều do đó cần phải có một hệ thống thơng tin đủ mạnh để có thể chịu được số lượng giao dịch khổng lồ, giúp việc thực hiện XHTD diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Xếp hạng khách hàng đòi hỏi phải sử dụng thông tin nhiều thời điểm, nếu khơng có cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin khách hàng thì khi đánh giá sẽ gặp

54

nhiều khó khăn. Hiện nay Agribank chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng, đáng tin cậy và đầy đủ phục vụ cho việc đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Chính vì vậy, nguồn thơng tin tại Agribank rất thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc đánh giá XHTD doanh nghiệp.

Yếu tố nhân sự

Việc XHTD doanh nghiệp do CBTD thực hiện, ngoài các chỉ tiêu tài chính cịn có các chỉ tiêu phi tài chính. Hầu hết các chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá chủ yếu dựa vào nhận định chủ quan và kinh nghiệm của CBTD như: nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD, năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD, tính năng động và nhạy bén của ban lãnh đạo với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD,... CBTD đánh giá, chấm điểm một số chỉ tiêu phi tài chính khơng phù hợp với chỉ tiêu tài chính làm ảnh hưởng đến kết quả của việc phân loại nợ như: chỉ số tài chính của khách hàng xấu, đã có nợ xấu, nợ cơ cấu lại nhưng vẫn tính điểm chỉ tiêu phi tài chính ở mức cao, khách hàng có chỉ số ROE, ROA thấp, chỉ tiêu triển vọng ngành có dấu hiệu suy thối nhưng lại tính điểm chỉ tiêu triển vọng doanh nghiệp là phát triển vững chắc thuộc điểm ở mức cao nhất,... Chính vì vậy, một số trường hợp khi khách hàng có kết quả tính điểm bị giảm và phân loại nợ vào nhóm nợ cao hơn, CBTD đã thực hiện tính điểm lại các chỉ tiêu phi tài chính ở mức độ điểm cao hơn khơng phù hợp với thực trạng khách hàng đã có nợ quá hạn hoặc tính điểm tất cả các chỉ tiêu phi tài chính ở mức độ cao nhất nhằm đưa khách hàng về nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn. Trong khi các chỉ tiêu phi tài chính chiếm đến 65% trong thang điểm XHTD của Agribank, điều này dễ dẫn đến kết quả đánh giá không được trung thực và chính xác do ảnh hưởng của yếu tố chủ quan, cảm tính trong phân tích, đánh giá. Vì vậy năng lực, trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức tốt của CBTD sẽ góp phần quyết định chất lượng xếp hạng.

2.4.3.2 Về phía khách hàng

Hiện nay, chưa có u cầu, quy chế nào bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm tốn khi đi vay tại các tổ chức tín dụng mà chỉ

55

khuyến khích thực hiện. Mặt khác do chi phí kiểm tốn và sự cẩn trọng khi công bố thông tin ra bên ngoài nên các doanh nghiệp chưa ý thức hết tầm quan trọng của việc thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do đó hiện nay vẫn cịn nhiều báo cáo tài chính chưa được kiểm tốn hay kiểm tốn khơng đúng với sự thật hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp làm cho thơng tin để phân tích đánh giá khơng đầy đủ, kịp thời và thiếu chính xác.

Mặt khác, đa số các doanh nghiệp nhỏ đều lập hai báo cáo tài chính: báo cáo nội bộ và báo cáo thuế. Với mục đích che đậy thơng tin để tránh thuế nên báo cáo thường không phản ánh chính xác kết quả kinh doanh thực sự của những doanh nghiệp này.

Tuy báo cáo tài chính của khách hàng được kiểm tốn được tính trọng số 35% và khơng được kiểm tốn thì trọng số là 30% nhưng đối với nhóm khách hàng có báo cáo tài chính khơng qua kiểm tốn thì việc kiểm tra tính trung thực, minh bạch của các số liệu này là tương đối khó khăn vì hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào số liệu và thông tin do khách hàng cung cấp, từ đó ảnh hưởng lớn đến kết quả XTHD; cịn đối với nhóm khách hàng có báo cáo tài chính đã được kiểm tốn những kết luận của kiểm tốn viên có q nhiều khoản loại trừ, ví dụ như: hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả,... thì số liệu về các khoản loại trừ trên không được kiểm tra, khơng thể hiện được tính chuẩn xác, minh bạch và cũng ảnh hưởng đến kết quả đánh giá xếp hạng khách hàng.

2.4.3.3 Về phía các cơ quan ban ngành

Thứ nhất, khung pháp lý liên quan đến xếp hạng tín dụng chưa hồn thiện

Khung pháp lý liên quan đến xếp hạng tín dụng nội bộ đầu tiên là Quyết định số 57/2001/QĐ-NHNN. Dựa trên quyết định 57 mà các TCTD bắt đầu tiến hành xây dựng sổ tay tín dụng và đặt biệt là hướng dẫn cụ thể về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay các chỉ tiêu đánh giá theo quyết định 57 không phản ánh hết những đánh giá về mức độ rủi ro của doanh nghiệp trước những biến động thị trường.

56

NHNN về việc “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN sửa đổi, bổ sung cho Quyết định 493.

Tuy nhiên, theo Điều 7 của Quyết định 493 thì NHNN chỉ định hướng khuyến khích NHTM chủ động nghiên cứu triển khai hệ thống XHTD làm cơ sở phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro chứ chưa đưa ra một hệ thống quy định chuẩn hướng dẫn NHTM về việc xây dựng hệ thống XHTD. Vì vậy, mỗi NHTM đều xây dựng một hệ thống XHTD riêng. Điều này dẫn tới việc khi một khách hàng quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng nhưng kết quả XHTD ở mỗi ngân hàng lại khác nhau, do đó được phân loại nợ khác nhau. Qua đó gây xung đột giữa các ngân hàng khi tiến hành phân loại nợ theo định tính (cùng một khách hàng, ngân hàng này phân loại nợ nhóm nợ tốt nhưng ngân hàng kia phân loại nhóm nợ xấu).

Thứ hai, trên thị trường chưa có nhiều tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín để Agribank đối chiếu kết quả xếp hạng

Thị trường tài chính Việt Nam cịn thiếu các cơng ty xếp hạng chuyên nghiệp để đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả xếp hạng của các cơng ty này mang tính khách quan hơn do đó sẽ là cơ sở tốt để Agribank đối chiếu, so sánh và điều chỉnh để đưa ra kết quả xếp hạng chính xác nhất nhằm đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp. Hiện tại trên thị trường Việt Nam có 3 tổ chức được cho là cung cấp dịch vụ xếp hạng tín dụng, đó là Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (CIC), Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV) và công ty TNHH thông tin và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (C&R). Tuy nhiên, hiện nay chưa có một tổ chức xếp hạng tín dụng nào có đủ năng lực, uy tín và danh tiếng thuyết phục các thành phần tham gia thị trường rằng phân loại của họ độc lập, khách quan và phản ánh tương đối chính xác chất lượng tín dụng của đối tượng xếp hạng.

Theo như những báo cáo của CIC và CRV thì dịch vụ mà họ cung cấp giống như là của cơ quan thơng tin tín dụng hơn là công ty xếp hạng tín dụng. Hai cơ quan này cung cấp thông tin về hồ sơ công ty (tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh,

57

lịch sử hoạt động, v.v... và xếp hạng của riêng họ mà họ lại không đưa ra các tiêu chuẩn để xếp hạng). C&R có dịch vụ xếp hạng tín dụng nhưng vẫn chưa chính thức đưa vào hoạt động do vậy cũng chưa tìm thấy bản báo cáo xếp hạng nào. Mặt khác, trên thị trường XHTD Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý nào hướng dẫn, làm cơ sở để các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hoạt động.

Thứ ba, chế độ kế tốn thống kê cịn nhiều bất cập

Trong thời gian qua mặc dù chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành như: Quyết định số 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính; Thơng tư 20/2005 ngày 20/03/2006 về 6 chuẩn mực kế toán; Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/06/2006 về các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính;… Tuy nhiên thực tế việc tuân thủ các chế độ kế toán theo quy định pháp luật của các doanh nghiệp vẫn chưa cao, doanh nghiệp vẫn chưa tuân thủ theo đúng các chuẩn mực kế toán nên độ tin cậy của các báo cáo tài chính là chưa cao. Điều này tạo khơng ít khó khăn cho Agribank trong việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

Thứ tư, Tổng cục thống kê không cập nhật kịp thời các số liệu ngành

Tổng cục thống kê thường tổng hợp và công bố những chỉ số tài chính trung bình ngành khơng kịp thời, do đó, ngân hàng khơng có cơ sở cho việc so sánh và đánh giá những chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.

Thứ năm, nguồn cung cấp thơng tin cịn nhiều hạn chế

Thơng tin cịn mang tính sơ cấp, nguồn thơng tin hỗ trợ cho công tác xếp hạng chủ yếu vẫn dựa vào nguồn tài liệu khách hàng cung cấp cũng như phỏng vấn trực tiếp, trong khi việc thu thập dữ liệu tin cậy khác cịn mang tính thụ động, một số thông tin về khách hàng không được cập nhật kịp thời (biến động nhân sự, tình hình hoạt động SXKD, cơng nợ...) chưa tham khảo nhiều các nguồn dữ liệu có độ tin cậy cao hơn như phương tiện thơng tin đại chúng, các cơ quan chức năng, tình hình thị trường hay tổ chức tín dụng khác...

Ngồi Trung tâm thơng tin tín dụng, thực tế cũng chưa có một kênh chính thức nào, chưa có cơ sở pháp lý chặt chẽ nào cho cơ chế trao đổi thông tin giữa các TCTD với nhau, giữa các TCTD với các cơ quan quản lý doanh nghiệp. Điều này

58

sẽ dẫn đến thông tin bất cân xứng, đặc biệt khi nguồn thông tin duy nhất mà ngân hàng có được là dựa trên báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp.

Việc sử dụng các báo cáo tài chính để làm căn cứ thẩm định dự án của các tổ chức tín dụng chưa có đủ độ tin cậy. Phần lớn các báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng được kiểm sốt. Ngay cả đối với các doanh nghiệp lớn phải kiểm toán thì việc chậm trễ cơng bố báo cáo tài chính cũng như chất lượng kiểm tốn,.. cịn bất cập, có sự sai lệch giữa số liệu kiểm toán với thực tế. Các doanh nghiệp thường xây dựng 3 hệ thống sổ sách báo cáo tài chính: một dùng để báo cáo thuế (kết quả kinh doanh thấp hơn thực tế), một dùng để vay vốn ngân hàng (kết quả báo cáo thường hơn thực tế), một dùng cho nội bộ (số liệu thực). Với tình trạng như vậy, khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì ngân hàng khó nhận biết tình trạng thực của doanh nghiệp như thế nào.

Hơn nữa, ở Việt Nam hệ thống tiêu chuẩn kế tốn Việt Nam (VAS) vẫn cịn những khác biệt so với hệ thống tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) trong khi các hệ thống xếp hạng tín dụng hiện đại đều được thiết kế trên cơ sở Basel II và chuẩn IAS nên kết quả XHTD có sự thiếu chính xác nhất định.

Chính nguồn thơng tin để XHTD khách hàng cịn hạn chế cả về số lượng và chất lượng đã ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng, kết quả xếp hạng sẽ khơng phản ánh chính xác mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng đã đi sâu vào trình bày, giới thiệu và phân tích về hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank để thấy những mặt tích cực cũng như những tồn tại của hệ thống làm ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng cũng như ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Từ đó luận văn sẽ đưa ra những nhóm giải pháp và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Agribank ở Chương 3.

59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI

NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)