Liên kết những thước đo trong BSC với chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty tín nghĩa (Trang 29 - 31)

1.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH THEO PHƯƠNG PHÁP

1.2.3. Liên kết những thước đo trong BSC với chiến lược

Tổ chức nào cũng xây dựng tầm nhìn và chiến lược phát triển công ty trong hiện tại và tương lai, đều mong muốn thực hiện thành công chiến lược của mình

nhưng điều này khơng phải dễ dàng thực hiện được. Bảng điểm cân bằng đã đưa ra

một phương pháp hay đó là chuyển tầm nhìn và chiến lược có tính khái qt rất cao thành những mục tiêu và thước đo cụ thể, từ đó cho phép các thành viên trong tổ chức có thể hiểu được chiến lược và thực hiện các hành động để đạt được mục tiêu đề ra.

Bảng điểm cân bằng xây dựng nên một hệ thống các mục tiêu thông qua các thước đo trên bốn khía cạnh có quan hệ mật thiết với nhau. Các khía cạnh và thước đo liên kết với nhau theo quy luật nhân quả và quan hệ “nếu – thì”

Nếu muốn đạt được các mục tiêu đề ra trong khía cạnh tài chính thì cần làm tốt các mục tiêu đề ra trong khía cạnh khách hàng như thỏa mãn nhu cầu khách hàng, gia

tăng thị phần tiềm năng, giữ chân khách hàng cũ,… Nếu muốn đạt được mục tiêu đề

ra trong khía cạnh khách hàng thì cần phải có một đội ngũ nhân lực có năng lực phục vụ khách hàng và một quy trình hoạt động nội bộ hiệu quả nhằm rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm, sản xuất ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Đồng thời, nếu muốn thực thi được quy trình hoạt động nội bộ cũng đạt được các mục

tiêu trong khía cạnh tài chính và khách hàng thì cần phải có cơ sở hạ tầng tốt, một hệ thống nhân viên có năng lực và tiềm năng, luôn học hỏi, phát triển không ngừng cùng với hệ thống khen thưởng hợp lý, khuyến khích việc tạo ra động lực làm việc cho nhân viên tốt hơn trong hiện tại và tương lai.

Nếu tổ chức làm tốt các mục tiêu đề ra trong các khía cạnh khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ, đào tạo và phát triển thì sẽ đạt được mục tiêu tài chính.

Như vậy bảng điểm cân bằng là sự tổng hợp, cân đối các mối quan hệ nhân

quả, bộc lộ những chuyển biến lớn từ bên trong (nhân viên, hệ thống,…) các quy trình tới bên ngồi; Từ tài sản vơ hình các kỹ năng, kiến thức, mối quan hệ với khách hàng, … tới tài sản hữu hình (các mục tiêu tài chính, các kết quả về thị phần, khách hàng,…) trong quy trình dự báo thực hiện chiến lược kinh doanh. Việc xác lập điểm cân bằng thực chất là dự báo, đo lường mục tiêu cần đạt được trong các mối quan hệ, chuyển biến của các mối quan hệ trên bốn khía cạnh để từ đó nhận thức được sự cân bằng hay mất cân bằng của hoạt động doanh nghiệp trong ngắn hạn và trong dài hạn. Điểm cân bằng không phải là một tham số cố định mà nó được xây dựng linh hoạt theo tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó Hệ thống thước đo của BSC phải có sự kết hợp những thước đo kết quả và những thước đo định hướng hoạt động. Đo lường kết quả mà khơng có định

hướng hoạt động sẽ không đưa ra được thông tin bằng cách nào mà tổ chức đạt được

thành công hay không? Ngược lại, định hướng hoạt động mà khơng có những thước

đo kết quả có thể làm cho tổ chức đạt được những cải tiến hoạt động trong ngắn hạn nhưng lại không thể hiện được liệu những cải tiến này có giúp cải thiện hoạt động tài

chính hay gắn kết với những mục tiêu dài hạn của tổ chức hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty tín nghĩa (Trang 29 - 31)