KẾT NỐI CÁC THƯỚC ĐO TRONG BSC VỚI CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty tín nghĩa (Trang 56 - 61)

Tầm nhìn: xây dựng và phát triển Tổng Cơng ty theo chiều sâu các ngành, lĩnh

vực chính đang thực hiện trong giai đoạn 2012-2015. Phấn đấu đến năm 2020, Tổng Cơng ty Tín Nghĩa là doanh nghiệp của Tỉnh phát triển vững mạnh trong lĩnh vực đầu

tư quản lý KCN, khu dân cư đô thị phục vụ cho KCN, kinh doanh xuất khẩu chế biến

cà phê, nhập khẩu, kinh doanh phân phối xăng dầu, dịch vụ logistics. Xuất khẩu cà phê và kinh doanh một số nông sản khác vẫn là một trong các nhóm ngành hàng chính của Tổng Cơng ty. Trong giai đoạn tới, giữ vững vị trí top 5 doanh nghiệp xuất khẩu

cà phê hàng đầu của Việt Nam

Chiến lược kinh doanh:

Tập trung nguồn lực để phát triển kinh doanh mặt hàng chủ lực là nông sản, với trọng tâm là kinh doanh, xuất khầu cà phê, nông sản, thức ăn gia súc để gia tăng doanh thu. Đồng thời giảm chi phí để tối đa hóa lới nhuận, cải thiện các chỉ số tỷ suất sinh lời ROA, ROE trong tương lai.

Đối với mặt hàng nông sản, nguyên liệu thức ăn gia súc: Tập trung và tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cà phê hạt, bao gồm cà phê Robusta và cà phê Arabica. Quan tâm tăng trưởng cơ cấu cà phê chất lượng cao - cà phê 4C trong xuất khẩu, làm tăng giá trị

cho xuất khẩu, bán cà phê được với mức giá cao hơn. Bên cạnh thị trường truyển thống như: Hoa Kỳ, Châu Âu, mở thêm thị trường mới có yêu cầu chất lượng cao như Nhật Bản. Cùng với việc thu mua cà phê Việt Nam, phát triển thu mua cà phê hạt chất

lượng tốt từ Lào (tập trung tại vùng cao nguyên Boloven và các vùng phụ cận), thực hiện tạm nhập tái xuất.

Trong giai đoạn hiện nay, ngành chăn nuôi trong nước tiếp tục phát triển. Do

vậy, với nhiệm vụ tăng trưởng xuất khẩu với nguồn thu ngoại tệ đồi dào Tổng Công ty tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu nguyên phụ liệu như bã dầu đậu nành, kinh doanh thu

mua, sơ chế các mặt hàng bắp hạt, mì lát, đậu nành...cung cấp cho các nhà máy, cơ sở

chế biến thức ăn chăn ni. Ngồi ra nhập khẩu ngun phụ liệu cho ngành sản xuất

khác như giấy cho sản xuất bao bì, hạt nhựa cho sản xuất sản phẩm nhựa…

2.3.2. Kết nối các phương diện

Sau khi phân tích các phương diện của bảng điểm cân bằng. Ta có thể kết hợp

các khía cạnh của Balance Scorecard với chiến lược công ty, thể hiện bằng biểu đồ mối quan hệ nhân - quả dưới đây:

Bộ giả thiết mối quan hệ nhân quả của Balance Scorecard có thể phát biểu dưới dạng nếu - thì như sau: Mục tiêu cuối cùng của Tổng công ty là gia tăng doanh thu lợi nhuận, đứng trong top những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. Với mục tiêu nay thì về tài chính là mục tiêu đạt được ROA, ROE cao. Muốn đạt được ROA, ROE thì phải đạt được 3 mục tiêu trong khía cạnh khách hàng: Sự hài lịng của khách hàng, giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng mới. Để đạt được mục tiêu khách hàng thì cơng ty phải cung cấp được giá trị cho khách hàng, đó là: sản phẩm mới, quy trình cung cấp sản phẩm tốt và chi phí. Đó là 3 mục tiêu trong khía cạnh hoạt động kinh doanh nội bộ phải thực hiện được. Và muốn thực hiện các mục tiêu trong khía cạnh tài chính, khách hàng, hoạt động kinh doanh nội bộ thì địi hỏi đầu tiên là phải đạt mục tiêu về năng lực nhân viên trong khía cạnh học hỏi phát triển.

KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH

KHÍA CẠNH KHÁCH HÀNG

KHÍA CẠNH KINH DOANH NỘI BỘ

KHÍA CẠNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

Biểu đồ 2.1. Mối liên hệ giữa các yếu tố của bảng điểm cân bằng

(Nguồn: Robert S. Kaplan, David P. Norton (1996),p.31)

Dựa vào biểu đồ 2.1. Ta có thể tổng hợp những mục tiêu, kết quả mà Tín Nghĩa

đã đạt được trong năm 2013 thông qua bảng 2.6 như sau: ROA, ROE Thu hút khách hàng Sự hài lòng của khách hàng Giữ chân khách hàng Phát triển sản phẩm mới

Chi phí Quy trình sau bán hàng

Năng lực

Bảng 2.6. Tổng hợp các mục tiêu của bảng điểm cân bằng tại Tổng cơng ty Tín Nghĩa trong năm 2013

Chỉ tiêu (2013) Mục tiêu Thước đo

Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch

Kết quả đánh giá Tài chính Tăng doanh thu Doanh thu 5.000 tỷ 5.594 tỷ 594 tỷ Đạt ROA 0,2 % 0,20% 0 Đạt

Tăng lợi nhuận

hoạt động ROE 2 % 1,62% - 0,38 & Chưa đạt

Khách hàng Thu hút khách hàng Số lượng khách hàng mới 10 % 16,6 % 6,6 % Đạt Sự hài lòng của khách hàng Sự hài lòng của khách hàng Từ 3- 4 đ Từ 4 đ Đạt Giữ chân khách hàng Số lượng khách hàng rời bỏ 10 % 7,1 % - 2,9 % Đạt

Quy trình kinh doanh nội bộ

Phát triển sản phẩm mới

Doanh thu cà phê 4C

500 triệu 618,7 triệu 118,7 triệu Đạt

Chi phí giảm Chi phí bán hàng 35 tỷ 32,3 tỷ - 2,7 tỷ Đạt Quy trình sau bán hàng Khiếu nại của khách hàng < 10 % < 10 % 0 Đạt Học hỏi và phát triển

Nâng cao năng

lực nhân viên Mức độ hài lòng của nhân viên Từ 3- 4 đ Từ 2,5 đến 3,5 đ Chưa đạt Hệ thống cơng nghệ thơng tin Hiện chưa có thước đo

(Nguồn: Tổng hợp từ các dữ liệu và kết quả hoạt động của Tổng công ty năm 2013)

Căn cứ vào kết quả đạt được trong bảng 2.6, có thể đánh giá sơ bộ hiệu quả

kinh doanh của Tổng cơng ty Tín Nghĩa như sau:

Phương diện tài chính: Chỉ tiêu doanh thu đạt, chứng tỏ công ty đã hoàn thành

được mục tiêu trong chiến lược đề ra, tuy nhiên, chỉ tiêu về lợi nhuận hoạt động tuy

khiêm tốn, cơng ty vẫn cịn gặp khó khăn trong cân đối nguồn tiền và tỷ lệ nợ còn cao. Cần có những biện pháp cải thiện tình hình tài chính hữu hiệu hơn trong tương lai.

Phương diện khách hàng: Tất cả các mục tiêu đều đạt được chỉ tiêu đề ra trong

chiến lược, Tín Nghĩa vẫn đứng trong top những doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất Việt Nam như trong chiến lược đề ra. Ngồi ra, phương diện khách hàng đã có sự hỗ trợ tốt cho mục tiêu tài chính, giúp tìm kiếm doanh thu và cân đối nguồn tiền lưu

động.

Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ: Các chỉ tiêu đều đạt, đây là một tín

hiệu mừng cho Tổng cơng ty vì chứng tỏ chuỗi cung ứng hoạt động có hiệu quả, giúp cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi hơn, hỗ trợ cho các phương diện khác hoàn

thành được mục tiêu trong chiến lược. Tổng công ty cần duy trì và cải tiến quy trình

theo chiều hướng tích cực hơn.

Phương diện đào tạo và phát triển: Chỉ tiêu nâng cao năng lực của nhân viên

chỉ ở mức tạm chấp nhận được, còn mục tiêu nâng cấp hệ thống thơng tin chưa có chỉ

tiêu đánh giá cụ thể, do tổng công ty chưa thật sự quan tâm và đầu tư vào hoạt động

này. Tử thực trạng nguồn nhân lực hiện nay của Tổng công ty tuy có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại, nhưng thực tế Tổng công ty chưa thật sự khai thác hết được tiềm

năng nhân lực vốn có của mình và chưa thật sự đầu tư phát triển nguôn nhân lực đúng hướng so với chiến lược. Điều này cần được cải thiện nhanh chóng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng làm việc của nguồn nhân lực hiện nay nhằm hoàn thành được

các mục tiêu, chiến lược cơng ty đã đề ra.

Ngồi bốn phương diện của bảng điểm cân bằng có ảnh hưởng đến hiệu quả

hoạt động của Tổng cơng ty, cịn có những yếu tố khác cũng có tác động đến Tín Nghĩa như: Các chính sách pháp luật trong những năm qua cũng có những chính sách nhằm khuyến khích các hoạt động xuất khẩu nông sản, tuy nhiên các chính sách về thuế cón nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc kê khai và hoàn thành các nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; Thị trường và giá cả mặt hàng nông sản, đặc biệt là cà phê đã có nhiều biến động trong năm qua, thời thiết thất thường đã làm ảnh

hưởng đến sản lượng cũng như chất lượng của cà phê, giá cả tăng giảm liên tục gây ra

nói riêng. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng không ngừng của các đối thủ cạnh tranh cũng gây ra khơng ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của tổng công ty trong thời gian gần đây cũng như trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty tín nghĩa (Trang 56 - 61)